Cuối năm 2004, tại Mỹ phát hành cuốn sách “Tonkin Gulf and the Escalation of the Vietnam War” (tạm dịch: Vịnh Bắc Bộ và sự leo thang chiến tranh ở Việt Nam) của tác giả Edwin E. Moïse mô tả chi tiết các sự kiện diễn ra từ đêm ngày 4/8/1964, khi tàu khu trục Maddox và Turner Joy của Mỹ loan tin bị ngư lôi của Bắc Việt Nam tấn công tại Vịnh Bắc Bộ.Khai thác thông tin từ các hồ sơ đã được Chính phủ Mỹ giải mật và dựa trên phỏng vấn với những người trong cuộc, tác giả Edwin E. Moïse đi đến kết luận không hề có có cuộc tấn công của bộ đội Việt Nam.Tất cả các báo cáo gửi về cho Nhà Trắng đều mang tính bịa đặt hay đó chỉ là "thuyết âm mưu" mà Chính phủ Mỹ cần, để lấy cớ tấn công miền Bắc Việt Nam và ủng hộ chính quyền bù nhìn miền Nam Việt Nam, đi ngược lại tôn chỉ mục đích của Hiệp định Geneva 1954.Năm 2014, tại Mỹ lại tiếp tục xuất bản cuốn “The Gulf of Tonkin Event/Fifty Years Later: A Footnote to the History of the Vietnam War” (tạm dịch: Sự kiện Vịnh Bắc Bộ 50 năm sau: Đính chính lịch sử Chiến tranh Việt Nam) của tác giả John White.Theo cuốn sách này, sự kiện Vịnh Bắc Bộ đã khiến Quốc hội Mỹ hiểu sai tình hình, tiếp tục cho phép Tổng thống Lyndon Johnson (và sau là Richard Nixon) tăng cường quân sự và phát động chiến tranh không chỉ ở Việt Nam mà còn lan rộng ra cả khu vực Đông Nam Á.Một hồ sơ quan trọng khác cũng đã được chính Chính phủ Mỹ cho giải mật có tên “Gulf of Tonkin Resolution” (Nghị quyết Vịnh Bắc Bộ) của tác giả John Galloway. Nội dung cuốn sách cho thấy đã có những báo cáo sai về các cuộc tấn công của hải quân Việt Nam đối với hai tàu khu trục của Mỹ tại Vịnh Bắc Bộ.Từ những thông tin sai lệch đó, Quốc hội Mỹ đã thông qua Nghị quyết Vịnh Bắc Bộ vào ngày 7/8/1964 cho phép tăng cường lính Mỹ tới miền Nam Việt Nam, đồng thời phát động cuộc chiến không quân và hải quân chống lại Nhà nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa.Sự kiện Vịnh Bắc Bộ là cái cớ để Mỹ can thiệp sâu hơn vào cuộc chiến tranh ở Việt Nam. Sự việc bắt đầu vào ngày 2/8/1964, tàu khu trục USS Maddox thực hiện tuần tra tình báo trong khuôn khổ chiến dịch Desoto đã đụng độ với ba tàu phóng ngư lôi của Hải quân nhân dân Việt Nam (gồm tàu 333, 336 và 339) thuộc Đoàn tàu phóng ngư lôi 135.Một trận hải chiến xảy ra khiến 1 máy bay Mỹ bị hư hỏng, tàu khu trục bị một vết đạn 14,5 mm; ba tàu ngư lôi của phía ta bị hư hỏng, phía Mỹ không có thương vong.Thực tế tàu khu trục USS Maddox đã xâm phạm lãnh hải của Việt Nam Dân chủ cộng hòa tại khu vực Hòn Mê và Lạch Trường vào lúc 14 giờ 52 ngày 2/8. Cụ thể hơn, ngày 2/8 tàu USS Maddox chỉ cách bờ biển Thanh Hóa 9 km nằm trong lãnh hải của Việt Nam.Phía Hải quân nhân dân Việt Nam thông báo hai tàu 333 và 336 bị hư hại một số thiết bị trên boong nhưng vẫn tiếp tục đánh trả máy bay của Mỹ, bắn rơi 1 chiếc, bắn hư hại 1 chiếc khác.Sự kiện Vịnh Bắc Bộ lần 2 được Cơ quan An ninh quốc gia Mỹ (NSA) công bố xảy ra vào ngày 4/8/1964 như là một trận hải chiến riêng biệt. Nhưng thực sự không có tàu ngư lôi nào của Việt Nam tấn công tàu chiến Mỹ trong ngày hôm đó.Trong một cuốn băng ghi âm được giải mật năm 2001, Tổng thống Lyndon B. Johnson thừa nhận rằng vụ thứ hai trong sự kiện Vịnh Bắc Bộ chưa hề xảy ra. Một báo cáo được tiết lộ năm 2005 của NSA cũng khẳng định cuộc tấn công thứ hai đã không xảy ra.NSA cho rằng đó là do "Bóng ma tại Vịnh Bắc Bộ", tức là các tín hiệu radar bị lỗi. Đầu tháng 1/ 2008, Hiệp hội các nhà khoa học Mỹ (FAS) cho biết NSA đã giải mật bản báo cáo “Spartans in Darkness” trong đó khẳng định Hải quân nhân dân Việt Nam không hề tấn công tàu chiến Mỹ trong đêm 4/8/1964.Trong tài liệu công bố năm 2003 mang tên “The Fog of War” (Màn sương mờ Chiến tranh), cựu Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Robert S. McNamara thú nhận, cuộc tấn công USS Maddox vào ngày 2/8 đã xảy ra mà không có phản ứng của Bộ Quốc phòng, nhưng vụ tấn công ngày 4/8 thì không bao giờ xảy ra.Năm 1995, cựu Bộ trưởng Quốc phòng McNamara đã gặp Đại tướng Võ Nguyên Giáp để hỏi điều gì đã xảy ra vào ngày 4/8/1964 tại Vịnh Bắc Bộ, Tướng Giáp cho biết phía Hải quân Việt Nam không làm bất cứ điều gì. "Hoàn toàn không có gì, cuộc tấn công này chỉ là tưởng tượng", Đại tướng Võ Nguyên Giáp trả lời người đồng cấp.Mặc dù chỉ là tưởng tượng nhưng Tổng thống Johnson đã lấy cái cớ nói trên để thực hiện Chiến dịch “Mũi tên xuyên”, ném bom một số cửa biển quan trọng ở miền Bắc Việt Nam, mở đầu cuộc chiến tranh tàn phá trong suốt 9 năm liền bằng không quân và hải quân quy mô lớn đối với toàn bộ miền Bắc Việt Nam.Cũng nhờ sự kiện trên, Johnson đã khiến Quốc hội Mỹ thông qua Nghị quyết Vịnh Bắc Bộ cho phép Mỹ có quyền hỗ trợ bất kỳ quốc gia nào trong khu vực, mà chính phủ nước đó được xem là bị đe dọa từ "sự hiếu chiến của cộng sản". Nghị quyết đã trở thành công cụ hợp pháp cho việc Mỹ leo thang chiến tranh tại miền Bắc và tiến hành chiến tranh hạn chế tại miền Nam Việt Nam. Lính Mỹ hoảng loạn gọi viện binh qua điện đàm radio khi bị rơi vào ổ phục kích của quân giải phóng. Nguồn: USAF.
Cuối năm 2004, tại Mỹ phát hành cuốn sách “Tonkin Gulf and the Escalation of the Vietnam War” (tạm dịch: Vịnh Bắc Bộ và sự leo thang chiến tranh ở Việt Nam) của tác giả Edwin E. Moïse mô tả chi tiết các sự kiện diễn ra từ đêm ngày 4/8/1964, khi tàu khu trục Maddox và Turner Joy của Mỹ loan tin bị ngư lôi của Bắc Việt Nam tấn công tại Vịnh Bắc Bộ.
Khai thác thông tin từ các hồ sơ đã được Chính phủ Mỹ giải mật và dựa trên phỏng vấn với những người trong cuộc, tác giả Edwin E. Moïse đi đến kết luận không hề có có cuộc tấn công của bộ đội Việt Nam.
Tất cả các báo cáo gửi về cho Nhà Trắng đều mang tính bịa đặt hay đó chỉ là "thuyết âm mưu" mà Chính phủ Mỹ cần, để lấy cớ tấn công miền Bắc Việt Nam và ủng hộ chính quyền bù nhìn miền Nam Việt Nam, đi ngược lại tôn chỉ mục đích của Hiệp định Geneva 1954.
Năm 2014, tại Mỹ lại tiếp tục xuất bản cuốn “The Gulf of Tonkin Event/Fifty Years Later: A Footnote to the History of the Vietnam War” (tạm dịch: Sự kiện Vịnh Bắc Bộ 50 năm sau: Đính chính lịch sử Chiến tranh Việt Nam) của tác giả John White.
Theo cuốn sách này, sự kiện Vịnh Bắc Bộ đã khiến Quốc hội Mỹ hiểu sai tình hình, tiếp tục cho phép Tổng thống Lyndon Johnson (và sau là Richard Nixon) tăng cường quân sự và phát động chiến tranh không chỉ ở Việt Nam mà còn lan rộng ra cả khu vực Đông Nam Á.
Một hồ sơ quan trọng khác cũng đã được chính Chính phủ Mỹ cho giải mật có tên “Gulf of Tonkin Resolution” (Nghị quyết Vịnh Bắc Bộ) của tác giả John Galloway. Nội dung cuốn sách cho thấy đã có những báo cáo sai về các cuộc tấn công của hải quân Việt Nam đối với hai tàu khu trục của Mỹ tại Vịnh Bắc Bộ.
Từ những thông tin sai lệch đó, Quốc hội Mỹ đã thông qua Nghị quyết Vịnh Bắc Bộ vào ngày 7/8/1964 cho phép tăng cường lính Mỹ tới miền Nam Việt Nam, đồng thời phát động cuộc chiến không quân và hải quân chống lại Nhà nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa.
Sự kiện Vịnh Bắc Bộ là cái cớ để Mỹ can thiệp sâu hơn vào cuộc chiến tranh ở Việt Nam. Sự việc bắt đầu vào ngày 2/8/1964, tàu khu trục USS Maddox thực hiện tuần tra tình báo trong khuôn khổ chiến dịch Desoto đã đụng độ với ba tàu phóng ngư lôi của Hải quân nhân dân Việt Nam (gồm tàu 333, 336 và 339) thuộc Đoàn tàu phóng ngư lôi 135.
Một trận hải chiến xảy ra khiến 1 máy bay Mỹ bị hư hỏng, tàu khu trục bị một vết đạn 14,5 mm; ba tàu ngư lôi của phía ta bị hư hỏng, phía Mỹ không có thương vong.
Thực tế tàu khu trục USS Maddox đã xâm phạm lãnh hải của Việt Nam Dân chủ cộng hòa tại khu vực Hòn Mê và Lạch Trường vào lúc 14 giờ 52 ngày 2/8. Cụ thể hơn, ngày 2/8 tàu USS Maddox chỉ cách bờ biển Thanh Hóa 9 km nằm trong lãnh hải của Việt Nam.
Phía Hải quân nhân dân Việt Nam thông báo hai tàu 333 và 336 bị hư hại một số thiết bị trên boong nhưng vẫn tiếp tục đánh trả máy bay của Mỹ, bắn rơi 1 chiếc, bắn hư hại 1 chiếc khác.
Sự kiện Vịnh Bắc Bộ lần 2 được Cơ quan An ninh quốc gia Mỹ (NSA) công bố xảy ra vào ngày 4/8/1964 như là một trận hải chiến riêng biệt. Nhưng thực sự không có tàu ngư lôi nào của Việt Nam tấn công tàu chiến Mỹ trong ngày hôm đó.
Trong một cuốn băng ghi âm được giải mật năm 2001, Tổng thống Lyndon B. Johnson thừa nhận rằng vụ thứ hai trong sự kiện Vịnh Bắc Bộ chưa hề xảy ra. Một báo cáo được tiết lộ năm 2005 của NSA cũng khẳng định cuộc tấn công thứ hai đã không xảy ra.
NSA cho rằng đó là do "Bóng ma tại Vịnh Bắc Bộ", tức là các tín hiệu radar bị lỗi. Đầu tháng 1/ 2008, Hiệp hội các nhà khoa học Mỹ (FAS) cho biết NSA đã giải mật bản báo cáo “Spartans in Darkness” trong đó khẳng định Hải quân nhân dân Việt Nam không hề tấn công tàu chiến Mỹ trong đêm 4/8/1964.
Trong tài liệu công bố năm 2003 mang tên “The Fog of War” (Màn sương mờ Chiến tranh), cựu Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Robert S. McNamara thú nhận, cuộc tấn công USS Maddox vào ngày 2/8 đã xảy ra mà không có phản ứng của Bộ Quốc phòng, nhưng vụ tấn công ngày 4/8 thì không bao giờ xảy ra.
Năm 1995, cựu Bộ trưởng Quốc phòng McNamara đã gặp Đại tướng Võ Nguyên Giáp để hỏi điều gì đã xảy ra vào ngày 4/8/1964 tại Vịnh Bắc Bộ, Tướng Giáp cho biết phía Hải quân Việt Nam không làm bất cứ điều gì. "Hoàn toàn không có gì, cuộc tấn công này chỉ là tưởng tượng", Đại tướng Võ Nguyên Giáp trả lời người đồng cấp.
Mặc dù chỉ là tưởng tượng nhưng Tổng thống Johnson đã lấy cái cớ nói trên để thực hiện Chiến dịch “Mũi tên xuyên”, ném bom một số cửa biển quan trọng ở miền Bắc Việt Nam, mở đầu cuộc chiến tranh tàn phá trong suốt 9 năm liền bằng không quân và hải quân quy mô lớn đối với toàn bộ miền Bắc Việt Nam.
Cũng nhờ sự kiện trên, Johnson đã khiến Quốc hội Mỹ thông qua Nghị quyết Vịnh Bắc Bộ cho phép Mỹ có quyền hỗ trợ bất kỳ quốc gia nào trong khu vực, mà chính phủ nước đó được xem là bị đe dọa từ "sự hiếu chiến của cộng sản". Nghị quyết đã trở thành công cụ hợp pháp cho việc Mỹ leo thang chiến tranh tại miền Bắc và tiến hành chiến tranh hạn chế tại miền Nam Việt Nam.
Lính Mỹ hoảng loạn gọi viện binh qua điện đàm radio khi bị rơi vào ổ phục kích của quân giải phóng. Nguồn: USAF.