Theo báo cáo thương vong chi tiết được Lầu Năm Góc công bố ngày 29/4/2008, Mỹ mất tổng cộng 58.220 lính trong toàn bộ thời gian diễn ra Chiến tranh Việt Nam.Trong đó, có tới 55.661 lính Mỹ thiệt mạng ở chiến trường miền Nam Việt Nam, và hơn 1120 lính Mỹ thiệt mạng ở miền Bắc.Ở Lào, Mỹ cũng mất tới 728 lính, Campuchia Mỹ mất 523 lính, Thái Lan mất 178 lính và thậm chí ở Trung Quốc, Mỹ cũng mất 10 lính.Trong toàn bộ thương vong của Mỹ ở Việt Nam, thiệt mạng khi giao tranh chiếm chủ yếu với 40.934 lính, xếp thứ hai là thiệt mạng do... tai nạn với 9107 lính.Ngoài ra còn có 91 trường hợp lính Mỹ được coi là thiệt mạng nhưng không thấy xác, hơn 230 trường hợp được xác định là tự tử.Mặc dù nổi tiếng với khả năng tải thương tốc độ cao và cấp cứu kịp thời nhưng cũng có tới 5299 lính Mỹ thiệt mạng do bị thương và không kịp cứu chữa hoặc qua đời sau khi nhập viện vài ngày do vết thương quá nặng.Nếu thống kê số lượng lính Mỹ tử trận theo từng bang, bang California là nơi có nhiều lính Mỹ thiệt mạng nhất khi có tới 5.575 - nghĩa là gần 1/10 số lĩnh Mỹ chết trận ở Việt Nam có quê ở California.Đứng ở vị trí tiếp theo là bang New York với 4.119 công dân thiệt mạng khi gia nhập quân đội và sang Việt Nam tham chiến, tiếp theo nữa là Pennsylvania và Ohio với mỗi bang có hơn 3000 lính thiệt mạng.Năm đẫm máu nhất với lính Mỹ ở Việt Nam chắc chắn là năm 1968 với gần 17.000 lính thiệt mạng chỉ trong một năm. Tuy nhiên điều khó hiểu là có một cái chết vào năm 1990 và năm cái chết trong khoảng từ năm 2000 tới năm 2006 cũng được Mỹ xếp vào danh sách tử vong do... Chiến tranh Việt Nam.Trong tổng số binh lính Mỹ thiệt mạng ở Việt Nam, có 8 nữ quân nhân còn lại đều là nam giới.Mỹ mất tổng cộng 6604 sĩ quan các cấp trên chiến trường Việt Nam. Ngoài ra còn có 1277 sĩ quan bán chuyên và hơn 1500 trường hợp không xác định hoặc thuộc tình báo, lực lượng đặc nhiệm nên cấp bậc không được công bố.Lực lượng đổ nhiều máu nhất của Mỹ là Lục quân với 38.224 lính thiệt mạng, tiếp theo đó là Thuỷ quân Lục chiến với 14.844 lính. Không quân và Hải quân Mỹ mỗi lực lượng thiệt hại khoảng hơn 2500 lính.Một binh lính thuộc Sư đoàn dù 101 đang cố hô hấp nhân tạo cho người đồng đội của mình.Thương binh Mỹ chờ được tải thương trong trận chiến ở Huế năm 1968.Phi công Mỹ được trả tự do sau năm 1973 được trở về nhà. Người Mỹ ngồi tù lâu nhất trong thời gian này thực tế lại mà một biệt kích chứ không phải phi công Mỹ. Viên biệt kích này đã bị bắt ở miền Nam Việt Nam và bị áp giải dọc đường Trường Sơn ra Bắc từ năm 1965. Mời độc giả xem Video: Lính Mỹ ở miền Nam Việt Nam hồi đầu thập niên 70. Nguồn: RTEone.
Theo báo cáo thương vong chi tiết được Lầu Năm Góc công bố ngày 29/4/2008, Mỹ mất tổng cộng 58.220 lính trong toàn bộ thời gian diễn ra Chiến tranh Việt Nam.
Trong đó, có tới 55.661 lính Mỹ thiệt mạng ở chiến trường miền Nam Việt Nam, và hơn 1120 lính Mỹ thiệt mạng ở miền Bắc.
Ở Lào, Mỹ cũng mất tới 728 lính, Campuchia Mỹ mất 523 lính, Thái Lan mất 178 lính và thậm chí ở Trung Quốc, Mỹ cũng mất 10 lính.
Trong toàn bộ thương vong của Mỹ ở Việt Nam, thiệt mạng khi giao tranh chiếm chủ yếu với 40.934 lính, xếp thứ hai là thiệt mạng do... tai nạn với 9107 lính.
Ngoài ra còn có 91 trường hợp lính Mỹ được coi là thiệt mạng nhưng không thấy xác, hơn 230 trường hợp được xác định là tự tử.
Mặc dù nổi tiếng với khả năng tải thương tốc độ cao và cấp cứu kịp thời nhưng cũng có tới 5299 lính Mỹ thiệt mạng do bị thương và không kịp cứu chữa hoặc qua đời sau khi nhập viện vài ngày do vết thương quá nặng.
Nếu thống kê số lượng lính Mỹ tử trận theo từng bang, bang California là nơi có nhiều lính Mỹ thiệt mạng nhất khi có tới 5.575 - nghĩa là gần 1/10 số lĩnh Mỹ chết trận ở Việt Nam có quê ở California.
Đứng ở vị trí tiếp theo là bang New York với 4.119 công dân thiệt mạng khi gia nhập quân đội và sang Việt Nam tham chiến, tiếp theo nữa là Pennsylvania và Ohio với mỗi bang có hơn 3000 lính thiệt mạng.
Năm đẫm máu nhất với lính Mỹ ở Việt Nam chắc chắn là năm 1968 với gần 17.000 lính thiệt mạng chỉ trong một năm. Tuy nhiên điều khó hiểu là có một cái chết vào năm 1990 và năm cái chết trong khoảng từ năm 2000 tới năm 2006 cũng được Mỹ xếp vào danh sách tử vong do... Chiến tranh Việt Nam.
Trong tổng số binh lính Mỹ thiệt mạng ở Việt Nam, có 8 nữ quân nhân còn lại đều là nam giới.
Mỹ mất tổng cộng 6604 sĩ quan các cấp trên chiến trường Việt Nam. Ngoài ra còn có 1277 sĩ quan bán chuyên và hơn 1500 trường hợp không xác định hoặc thuộc tình báo, lực lượng đặc nhiệm nên cấp bậc không được công bố.
Lực lượng đổ nhiều máu nhất của Mỹ là Lục quân với 38.224 lính thiệt mạng, tiếp theo đó là Thuỷ quân Lục chiến với 14.844 lính. Không quân và Hải quân Mỹ mỗi lực lượng thiệt hại khoảng hơn 2500 lính.
Một binh lính thuộc Sư đoàn dù 101 đang cố hô hấp nhân tạo cho người đồng đội của mình.
Thương binh Mỹ chờ được tải thương trong trận chiến ở Huế năm 1968.
Phi công Mỹ được trả tự do sau năm 1973 được trở về nhà. Người Mỹ ngồi tù lâu nhất trong thời gian này thực tế lại mà một biệt kích chứ không phải phi công Mỹ. Viên biệt kích này đã bị bắt ở miền Nam Việt Nam và bị áp giải dọc đường Trường Sơn ra Bắc từ năm 1965.
Mời độc giả xem Video: Lính Mỹ ở miền Nam Việt Nam hồi đầu thập niên 70. Nguồn: RTEone.