Trang web Bulgarian Military của Bulgaria dẫn các nguồn tin Nga cho biết, các cuộc không kích xảy ra vào sáng sớm ngày 19/10 ở miền nam Ukraine. Một tài khoản Telegram của Nga là Fighterbomber, được biết là có quan hệ với Không quân Nga, đã xác nhận rằng các máy bay chiến đấu tàng hình Su-57, đã tham gia vào cuộc tấn công, nhưng không nêu rõ địa điểm chính xác.Trang web hàng không Avia.pro cho rằng, máy bay Su-57 đã nhắm vào các hệ thống phòng không MIM-23 Hawk gần hoặc xung quanh Odessa. Các thông tin sơ bộ chỉ ra rằng, Quân đội Ukraine đã triển khai các khẩu đội phòng không Hawk đã cũ do Mỹ sản xuất vào thập niên 1960, để bảo vệ các tàu chở hàng."Bất chấp những nỗ lực tăng cường phòng không của khu vực, các trận địa phòng không của Ukraine đã bị máy bay chiến đấu của Nga phát hiện và tấn công từ biển", Avia.pro đưa tin. Các cuộc tấn công được cho là đã phá hủy ít nhất hai bệ phóng tên lửa MIM-23 và một đài chỉ huy PCP AN/MSW-9, gây ra cháy nổ mà các nhân chứng đã ghi lại.MIM-23 Hawk (Homing All the Way Killer) là hệ thống tên lửa đất đối không của Mỹ, được đưa vào biên chế chiến đấu từ đầu thập niên 1960. Hệ thống được thiết kế để tiêu diệt các vật thể bay với vận tốc dưới 1 Mach và ở độ cao từ thấp đến trung bình.Hệ thống phòng không Hawk đã trải qua một số lần nâng cấp để duy trì hiệu quả trong bối cảnh phòng không luôn thay đổi. Các thành phần chính của nó bao gồm radar AN/MPQ-50 để cảnh báo sớm và thu thập thông tin mục tiêu và radar điều khiển hỏa lực AN/MPQ-46.MIM-23B, một biến thể cải tiến của MIM-23A ban đầu, có tầm bắn tối đa khoảng 40 km và có thể đạt độ cao lên tới 18 km. Tên lửa sử dụng hệ thống dẫn đường radar bán chủ động, yêu cầu mục tiêu phải được "chiếu xạ" liên tục bằng radar mặt đất trong suốt chuyến bay của tên lửa.Đạn tên lửa của MIM-23 nặng khoảng 590 kg, sử dụng nhiên liệu rắn, tên lửa mang đầu đạn nặng 75 kg, có khả năng tiêu diệt máy bay ném bom, máy bay chiến đấu và trực thăng. Tên lửa đạt tốc độ lên tới Mach 2,4 (khoảng 2.940 km một giờ).Hệ thống phòng không Hawk là hệ thống bán di động, cho phép triển khai và di dời nhanh chóng, nhưng chúng dựa vào một trung tâm điều khiển phức tạp, nơi tập trung của kíp trắc thủ, từ theo dõi mục tiêu và phóng tên lửa.Mặc dù đã được nhiều lần nâng cấp, nhưng MIM-23 Hawk ngày càng lạc hậu, đặc biệt là khi so sánh với các máy bay chiến đấu hiện đại như Su-57 của Nga. Su-57 là máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm, với khả năng tàng hình, khiến các hệ thống phòng không cũ hơn như Hawk khó có thể chống trả hiệu quả.Một trong những điểm mạnh chính của Su-57 là công nghệ tàng hình, giúp giảm đáng kể tín hiệu radar. Các radar của MIM-23 Hawk, được thiết kế cho các thế hệ máy bay cũ có tiết diện radar lớn hơn, nên gặp khó khăn trong việc phát hiện và theo dõi Su-57 ở khoảng cách xa. Hơn nữa, Su-57 được trang bị tên lửa không đối đất tiên tiến như Kh-59, có thể phóng từ khoảng cách xa hơn nhiều, so với tầm bắn của tên lửa Hawk. Tên lửa Kh-59 có tầm bắn lên tới 290 km và bay ở độ cao thấp với độ chính xác cao, khiến MIM-23 Hawk trở nên dễ bị tấn công, vì nó không được thiết kế để đánh chặn các tên lửa bay thấp, tốc độ cao như vậy. Ngoài ra, máy bay Su-57 còn được trang bị hệ thống tác chiến điện tử (EW) hiện đại, có khả năng gây nhiễu hoặc làm nhiễu radar của Hawk, làm giảm thêm khả năng phản ứng hiệu quả của hệ thống phòng không. Kể từ khi xung đột Nga-Ukraine bắt đầu vào tháng 2/2022 đến tháng 10/2024, Ukraine đã nhận được một số hệ thống phòng không MIM-23 Hawk, chủ yếu từ Tây Ban Nha và Mỹ. Tây Ban Nha là nhà tài trợ chính, chuyển giao tổng cộng 12 bệ phóng Hawk, đủ để trang bị cho hai tiểu đoàn tên lửa phòng không tầm trung.Ban đầu, Tây Ban Nha đã viện trợ 6 bệ phóng và sau đó bổ sung thêm 6 bệ phóng nữa vào năm 2023. Mỹ cũng đóng vai trò quan trọng khi mua và chuyển giao các hệ thống Hawk đã ngừng hoạt động, đặc biệt là từ vùng lãnh thổ Đài Loan. Các quốc gia khác đã đóng góp bằng cách cung cấp hỗ trợ kỹ thuật, hoặc tạo điều kiện cho việc tân trang và vận chuyển các hệ thống cũ này. Mặc dù số lượng chính xác các hệ thống MIM-23 Hawk được chuyển giao cho Ukraine có thể thay đổi đôi chút do giữ bí mật quân sự, nhưng Tây Ban Nha và Mỹ vẫn là những nhà tài trợ chính.Mặc dù bị các hệ thống phòng không hiện đại hơn vượt trội về mặt công nghệ, nhưng các hệ thống phòng không Hawk này vẫn tiếp tục cung cấp khả năng bảo vệ tầm trung có giá trị cho Ukraine, nhất là đối phó với UAV Geran-2 của Nga. (Nguồn ảnh: Bulgarian Military, Avia, Wikipedia).
Trang web Bulgarian Military của Bulgaria dẫn các nguồn tin Nga cho biết, các cuộc không kích xảy ra vào sáng sớm ngày 19/10 ở miền nam Ukraine. Một tài khoản Telegram của Nga là Fighterbomber, được biết là có quan hệ với Không quân Nga, đã xác nhận rằng các máy bay chiến đấu tàng hình Su-57, đã tham gia vào cuộc tấn công, nhưng không nêu rõ địa điểm chính xác.
Trang web hàng không Avia.pro cho rằng, máy bay Su-57 đã nhắm vào các hệ thống phòng không MIM-23 Hawk gần hoặc xung quanh Odessa. Các thông tin sơ bộ chỉ ra rằng, Quân đội Ukraine đã triển khai các khẩu đội phòng không Hawk đã cũ do Mỹ sản xuất vào thập niên 1960, để bảo vệ các tàu chở hàng.
"Bất chấp những nỗ lực tăng cường phòng không của khu vực, các trận địa phòng không của Ukraine đã bị máy bay chiến đấu của Nga phát hiện và tấn công từ biển", Avia.pro đưa tin. Các cuộc tấn công được cho là đã phá hủy ít nhất hai bệ phóng tên lửa MIM-23 và một đài chỉ huy PCP AN/MSW-9, gây ra cháy nổ mà các nhân chứng đã ghi lại.
MIM-23 Hawk (Homing All the Way Killer) là hệ thống tên lửa đất đối không của Mỹ, được đưa vào biên chế chiến đấu từ đầu thập niên 1960. Hệ thống được thiết kế để tiêu diệt các vật thể bay với vận tốc dưới 1 Mach và ở độ cao từ thấp đến trung bình.
Hệ thống phòng không Hawk đã trải qua một số lần nâng cấp để duy trì hiệu quả trong bối cảnh phòng không luôn thay đổi. Các thành phần chính của nó bao gồm radar AN/MPQ-50 để cảnh báo sớm và thu thập thông tin mục tiêu và radar điều khiển hỏa lực AN/MPQ-46.
MIM-23B, một biến thể cải tiến của MIM-23A ban đầu, có tầm bắn tối đa khoảng 40 km và có thể đạt độ cao lên tới 18 km. Tên lửa sử dụng hệ thống dẫn đường radar bán chủ động, yêu cầu mục tiêu phải được "chiếu xạ" liên tục bằng radar mặt đất trong suốt chuyến bay của tên lửa.
Đạn tên lửa của MIM-23 nặng khoảng 590 kg, sử dụng nhiên liệu rắn, tên lửa mang đầu đạn nặng 75 kg, có khả năng tiêu diệt máy bay ném bom, máy bay chiến đấu và trực thăng. Tên lửa đạt tốc độ lên tới Mach 2,4 (khoảng 2.940 km một giờ).
Hệ thống phòng không Hawk là hệ thống bán di động, cho phép triển khai và di dời nhanh chóng, nhưng chúng dựa vào một trung tâm điều khiển phức tạp, nơi tập trung của kíp trắc thủ, từ theo dõi mục tiêu và phóng tên lửa.
Mặc dù đã được nhiều lần nâng cấp, nhưng MIM-23 Hawk ngày càng lạc hậu, đặc biệt là khi so sánh với các máy bay chiến đấu hiện đại như Su-57 của Nga. Su-57 là máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm, với khả năng tàng hình, khiến các hệ thống phòng không cũ hơn như Hawk khó có thể chống trả hiệu quả.
Một trong những điểm mạnh chính của Su-57 là công nghệ tàng hình, giúp giảm đáng kể tín hiệu radar. Các radar của MIM-23 Hawk, được thiết kế cho các thế hệ máy bay cũ có tiết diện radar lớn hơn, nên gặp khó khăn trong việc phát hiện và theo dõi Su-57 ở khoảng cách xa.
Hơn nữa, Su-57 được trang bị tên lửa không đối đất tiên tiến như Kh-59, có thể phóng từ khoảng cách xa hơn nhiều, so với tầm bắn của tên lửa Hawk. Tên lửa Kh-59 có tầm bắn lên tới 290 km và bay ở độ cao thấp với độ chính xác cao, khiến MIM-23 Hawk trở nên dễ bị tấn công, vì nó không được thiết kế để đánh chặn các tên lửa bay thấp, tốc độ cao như vậy.
Ngoài ra, máy bay Su-57 còn được trang bị hệ thống tác chiến điện tử (EW) hiện đại, có khả năng gây nhiễu hoặc làm nhiễu radar của Hawk, làm giảm thêm khả năng phản ứng hiệu quả của hệ thống phòng không.
Kể từ khi xung đột Nga-Ukraine bắt đầu vào tháng 2/2022 đến tháng 10/2024, Ukraine đã nhận được một số hệ thống phòng không MIM-23 Hawk, chủ yếu từ Tây Ban Nha và Mỹ. Tây Ban Nha là nhà tài trợ chính, chuyển giao tổng cộng 12 bệ phóng Hawk, đủ để trang bị cho hai tiểu đoàn tên lửa phòng không tầm trung.
Ban đầu, Tây Ban Nha đã viện trợ 6 bệ phóng và sau đó bổ sung thêm 6 bệ phóng nữa vào năm 2023. Mỹ cũng đóng vai trò quan trọng khi mua và chuyển giao các hệ thống Hawk đã ngừng hoạt động, đặc biệt là từ vùng lãnh thổ Đài Loan.
Các quốc gia khác đã đóng góp bằng cách cung cấp hỗ trợ kỹ thuật, hoặc tạo điều kiện cho việc tân trang và vận chuyển các hệ thống cũ này. Mặc dù số lượng chính xác các hệ thống MIM-23 Hawk được chuyển giao cho Ukraine có thể thay đổi đôi chút do giữ bí mật quân sự, nhưng Tây Ban Nha và Mỹ vẫn là những nhà tài trợ chính.
Mặc dù bị các hệ thống phòng không hiện đại hơn vượt trội về mặt công nghệ, nhưng các hệ thống phòng không Hawk này vẫn tiếp tục cung cấp khả năng bảo vệ tầm trung có giá trị cho Ukraine, nhất là đối phó với UAV Geran-2 của Nga. (Nguồn ảnh: Bulgarian Military, Avia, Wikipedia).