Kênh truyền hình 9tv của Israel dẫn ý kiến từ các nhà phân tích của nước này đã bất ngờ tuyên bố rằng tiêm kích thế hệ năm Su-57 của Nga hoàn toàn vô dụng đối với nhiệm vụ không chiến và chỉ tốt cho các cuộc duyệt binh.Nhận định trên được đưa ra sau khi không quân Israel so sánh giữa chiếc Su-57 do Nga chế tạo với những máy bay F-35I Adir mà quốc gia này nhập khẩu từ Mỹ.Truyền thông Israel lưu ý rằng máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm của Nga chưa thể hiện được khả năng tấn công mục tiêu mặt đất hoặc chiếm ưu thế trên không một cách rõ rệt.Rõ ràng lập luận trên của phía Israel là có lý, khi Su-57 tính đến thời điểm hiện tại vẫn chưa hoàn thiện và chưa tham gia bất cứ hoạt động tác chiến nào, bất chấp việc nó đã được đưa tới Syria để "thử lửa".Trong khi đó chiếc F-35I Adir của không quân Israel được báo cáo đã thực hiện vô số hoạt động chiến đấu, bao gồm cả oanh tạc mục tiêu trong đất Syria lẫn chiếm ưu thế trên không.Không chỉ nhận lời chỉ trích từ Israel, Su-57 còn bị Trung Quốc "dìm hàng" không thương tiếc, bất chấp gần đây xuất hiện thông tin cho rằng họ có thể sẽ đặt mua 12 chiến đấu cơ loại này.Vụ tai nạn xảy ra với chiếc máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm Su-57 của Nga, khi nó bị rơi vào cuối tháng 12-2019 đã trở thành một lý do khác cho sự chế giễu từ Trung Quốc.Theo như tài liệu từ trang Sohu, sự cố nghiêm trọng trên đã xóa bỏ hoàn toàn mối quan tâm của Bắc Kinh đối với dòng tiêm kích tàng hình do Nga chế tạo."Gần đây theo báo cáo từ các phương tiện truyền thông, Nga đang xem xét khả năng xuất khẩu Su-57 sang Trung Quốc. Lý do là bởi Moskva cần kinh phí để tiếp tục tiến hành dự án này"."Khả năng mua Su-57 cũng đã được Trung Quốc xem xét, cụ thể là chúng ta đang nói về một hợp đồng nhỏ với số lượng hạn chế chỉ bao gồm một vài chiếc"."Nhưng sau vụ tai nạn xảy ra với chiếc Su-57 sản xuất loạt đầu tiên ở vùng lãnh thổ Khabarovsk, triển vọng xuất khẩu dòng chiến đấu cơ này đã gần như bị loại bỏ", báo cáo của Sohu cho biết.Ngoài ra cần lưu ý rằng trước đây Trung Quốc luôn nhấn mạnh bản thân máy bay không phải mối quan tâm đặc biệt mà công nghệ của nó, đặc biệt là động cơ nhằm cung cấp cho chiếc tiêm kích khả năng cơ động tối đa mới thực sự là điều họ để ý.Tuy nhiên do thực tế là động cơ giai đoạn hai cho Su-57 mang tên Izdeliye 30 (sản phẩm 30) vẫn chưa sẵn sàng, cho nên còn quá sớm để nói về việc chuyển giao bất kỳ công nghệ nào cho Trung Quốc.Cuối cùng, triển vọng xuất khẩu tiêm kích tàng hình của Nga còn bị giáng thêm một đòn nặng nề nữa từ đối tác mà họ kỳ vọng nhất trong thời gian qua đó là Thổ Nhĩ Kỳ.Ankara đánh giá Su-57 không thể thay thế cho F-35 Lightning II, ưu tiên số một của họ vẫn là tìm cách nối lại thương vụ mua sắm chiếc chiến đấu cơ trên.
Kênh truyền hình 9tv của Israel dẫn ý kiến từ các nhà phân tích của nước này đã bất ngờ tuyên bố rằng tiêm kích thế hệ năm Su-57 của Nga hoàn toàn vô dụng đối với nhiệm vụ không chiến và chỉ tốt cho các cuộc duyệt binh.
Nhận định trên được đưa ra sau khi không quân Israel so sánh giữa chiếc Su-57 do Nga chế tạo với những máy bay F-35I Adir mà quốc gia này nhập khẩu từ Mỹ.
Truyền thông Israel lưu ý rằng máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm của Nga chưa thể hiện được khả năng tấn công mục tiêu mặt đất hoặc chiếm ưu thế trên không một cách rõ rệt.
Rõ ràng lập luận trên của phía Israel là có lý, khi Su-57 tính đến thời điểm hiện tại vẫn chưa hoàn thiện và chưa tham gia bất cứ hoạt động tác chiến nào, bất chấp việc nó đã được đưa tới Syria để "thử lửa".
Trong khi đó chiếc F-35I Adir của không quân Israel được báo cáo đã thực hiện vô số hoạt động chiến đấu, bao gồm cả oanh tạc mục tiêu trong đất Syria lẫn chiếm ưu thế trên không.
Không chỉ nhận lời chỉ trích từ Israel, Su-57 còn bị Trung Quốc "dìm hàng" không thương tiếc, bất chấp gần đây xuất hiện thông tin cho rằng họ có thể sẽ đặt mua 12 chiến đấu cơ loại này.
Vụ tai nạn xảy ra với chiếc máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm Su-57 của Nga, khi nó bị rơi vào cuối tháng 12-2019 đã trở thành một lý do khác cho sự chế giễu từ Trung Quốc.
Theo như tài liệu từ trang Sohu, sự cố nghiêm trọng trên đã xóa bỏ hoàn toàn mối quan tâm của Bắc Kinh đối với dòng tiêm kích tàng hình do Nga chế tạo.
"Gần đây theo báo cáo từ các phương tiện truyền thông, Nga đang xem xét khả năng xuất khẩu Su-57 sang Trung Quốc. Lý do là bởi Moskva cần kinh phí để tiếp tục tiến hành dự án này".
"Khả năng mua Su-57 cũng đã được Trung Quốc xem xét, cụ thể là chúng ta đang nói về một hợp đồng nhỏ với số lượng hạn chế chỉ bao gồm một vài chiếc".
"Nhưng sau vụ tai nạn xảy ra với chiếc Su-57 sản xuất loạt đầu tiên ở vùng lãnh thổ Khabarovsk, triển vọng xuất khẩu dòng chiến đấu cơ này đã gần như bị loại bỏ", báo cáo của Sohu cho biết.
Ngoài ra cần lưu ý rằng trước đây Trung Quốc luôn nhấn mạnh bản thân máy bay không phải mối quan tâm đặc biệt mà công nghệ của nó, đặc biệt là động cơ nhằm cung cấp cho chiếc tiêm kích khả năng cơ động tối đa mới thực sự là điều họ để ý.
Tuy nhiên do thực tế là động cơ giai đoạn hai cho Su-57 mang tên Izdeliye 30 (sản phẩm 30) vẫn chưa sẵn sàng, cho nên còn quá sớm để nói về việc chuyển giao bất kỳ công nghệ nào cho Trung Quốc.
Cuối cùng, triển vọng xuất khẩu tiêm kích tàng hình của Nga còn bị giáng thêm một đòn nặng nề nữa từ đối tác mà họ kỳ vọng nhất trong thời gian qua đó là Thổ Nhĩ Kỳ.
Ankara đánh giá Su-57 không thể thay thế cho F-35 Lightning II, ưu tiên số một của họ vẫn là tìm cách nối lại thương vụ mua sắm chiếc chiến đấu cơ trên.