Có tên đầy đủ là Sukhoi Su-47 Berkut, chiếc phản lực cánh ngược được Nga chế tạo trong những năm 90 của thế kỷ trước này đã bất ngờ xuất hiện tại triển lãm MAKS 2019 trước sự ngỡ ngàng của khách thăm quan. Nguồn ảnh: BI.Là nguyên mẫu duy nhất trong chương trình nghiên cứu máy bay thử nghiệm Su-47 cánh tiến, chiếc máy bay số hiệu 01 này đã xuất hiện lần cuối cùng từ triển lãm MAKS 2007 và sau 12 năm, nhiều người tưởng rằng Su-47 đã bị cho vào viện bảo tàng hoặc thảm hơn đó là bị... rã sắt vụn. Nguồn ảnh: BI.Sự xuất hiện của Su-47 trong MAKS 2019 vào hôm 26/8 vừa rồi khiến nhiều người tỏ ra sửng sốt và đã có không ít người tin rằng Nga đang tiến hành nghiên cứu và phát triển một chiếc máy bay tương tự như Su-47 trong tương lai. Nguồn ảnh: BI.Được thiết kế và chế tạo trong những năm 90 của thế kỷ trước, máy bay Su-47 ngay từ đầu chỉ được coi là một máy bay thử nghiệm - nghĩa là nó sẽ không được sản xuất hàng loạt, không có khả năng mang vũ khí hoặc thậm chí là sẽ không bay được một cách "bình thường" như trên lý thuyết. Nguồn ảnh: BI.Loại máy bay cánh ngược này được ra đời để chứng minh một giả thuyết xuất hiện từ thời Chiến tranh Thế giới thứ hai đó là việc sử dụng cánh ngược về phía trước thay vì cụp ra phía sau như thông thường sẽ giúp máy bay ổn định hơn khi bay nhanh. Nguồn ảnh: BI.Cụ thể, thay vì để không khí lướt dọc theo cánh và tạo áp lực cao về phía hai đầu cánh như kiểu thiết kế thông thường, thiết kế cánh đặc biệt của Su-47 Berkut lại làm ngược lại - hướng không khí lướt dọc cánh về phần đuôi động cơ của máy bay, khiến máy bay được cân bằng. Nguồn ảnh: BI.Kiểu thiết kế này cho phép giảm áp lực tác động lên cánh máy bay, đặc biệt là phần đầu cánh giúp phi cơ nhào lộn ở tốc độ cao tốt hơn. Tuy nhiên kiểu thiết kế này lại khiến phần nối giữa cánh và thân máy bay chịu áp lực khủng khiếp hơn nhiều so với cách thiết kế thông thường. Nguồn ảnh: BI.Để giải quyết vấn đề này, các kỹ sư của Nga đã sử dụng một loại vật liệu mới, có độ bền cao hơn thông thường nhưng có trọng lượng tương đương, cho phép chiếc Su-47 có thể bay được với tốc độ cực cao mà không bị... gẫy cánh. Nguồn ảnh: BI.Với việc hướng được không khí lướt dọc cánh máy bay về phần đuôi, thiết kế cánh tiến của Su-47 giúp nó có khả năng nhào lộn độc nhất vô nhị, thậm chí là nhào lộn thách thức cả các quy luật vật lý - một điều không phải bất cứ chiếc tiêm kích nào cũng có thể thực hiện được. Nguồn ảnh: BI.Việc Su-47 được xuất hiện lại ở MAKS 2019 khiến nhiều người tin rằng, trong tương lai không xa rất có thể Nga sẽ ứng dụng kiểu thiết kế cánh ngược này vào một loại máy bay nào đó và cho dù loại máy bay tương lai đó có là một máy bay không người lái điều khiển từ xa, đây cũng sẽ là bước tiến rất lớn của ngành hàng không quân sự thế giới. Nguồn ảnh: BI.Mời độc giả xem Video: Siêu chiến đấu cơ Su-47 chưa kịp nhấc càng lên khỏi mặt đất đã bắt đầu... lượn.
Có tên đầy đủ là Sukhoi Su-47 Berkut, chiếc phản lực cánh ngược được Nga chế tạo trong những năm 90 của thế kỷ trước này đã bất ngờ xuất hiện tại triển lãm MAKS 2019 trước sự ngỡ ngàng của khách thăm quan. Nguồn ảnh: BI.
Là nguyên mẫu duy nhất trong chương trình nghiên cứu máy bay thử nghiệm Su-47 cánh tiến, chiếc máy bay số hiệu 01 này đã xuất hiện lần cuối cùng từ triển lãm MAKS 2007 và sau 12 năm, nhiều người tưởng rằng Su-47 đã bị cho vào viện bảo tàng hoặc thảm hơn đó là bị... rã sắt vụn. Nguồn ảnh: BI.
Sự xuất hiện của Su-47 trong MAKS 2019 vào hôm 26/8 vừa rồi khiến nhiều người tỏ ra sửng sốt và đã có không ít người tin rằng Nga đang tiến hành nghiên cứu và phát triển một chiếc máy bay tương tự như Su-47 trong tương lai. Nguồn ảnh: BI.
Được thiết kế và chế tạo trong những năm 90 của thế kỷ trước, máy bay Su-47 ngay từ đầu chỉ được coi là một máy bay thử nghiệm - nghĩa là nó sẽ không được sản xuất hàng loạt, không có khả năng mang vũ khí hoặc thậm chí là sẽ không bay được một cách "bình thường" như trên lý thuyết. Nguồn ảnh: BI.
Loại máy bay cánh ngược này được ra đời để chứng minh một giả thuyết xuất hiện từ thời Chiến tranh Thế giới thứ hai đó là việc sử dụng cánh ngược về phía trước thay vì cụp ra phía sau như thông thường sẽ giúp máy bay ổn định hơn khi bay nhanh. Nguồn ảnh: BI.
Cụ thể, thay vì để không khí lướt dọc theo cánh và tạo áp lực cao về phía hai đầu cánh như kiểu thiết kế thông thường, thiết kế cánh đặc biệt của Su-47 Berkut lại làm ngược lại - hướng không khí lướt dọc cánh về phần đuôi động cơ của máy bay, khiến máy bay được cân bằng. Nguồn ảnh: BI.
Kiểu thiết kế này cho phép giảm áp lực tác động lên cánh máy bay, đặc biệt là phần đầu cánh giúp phi cơ nhào lộn ở tốc độ cao tốt hơn. Tuy nhiên kiểu thiết kế này lại khiến phần nối giữa cánh và thân máy bay chịu áp lực khủng khiếp hơn nhiều so với cách thiết kế thông thường. Nguồn ảnh: BI.
Để giải quyết vấn đề này, các kỹ sư của Nga đã sử dụng một loại vật liệu mới, có độ bền cao hơn thông thường nhưng có trọng lượng tương đương, cho phép chiếc Su-47 có thể bay được với tốc độ cực cao mà không bị... gẫy cánh. Nguồn ảnh: BI.
Với việc hướng được không khí lướt dọc cánh máy bay về phần đuôi, thiết kế cánh tiến của Su-47 giúp nó có khả năng nhào lộn độc nhất vô nhị, thậm chí là nhào lộn thách thức cả các quy luật vật lý - một điều không phải bất cứ chiếc tiêm kích nào cũng có thể thực hiện được. Nguồn ảnh: BI.
Việc Su-47 được xuất hiện lại ở MAKS 2019 khiến nhiều người tin rằng, trong tương lai không xa rất có thể Nga sẽ ứng dụng kiểu thiết kế cánh ngược này vào một loại máy bay nào đó và cho dù loại máy bay tương lai đó có là một máy bay không người lái điều khiển từ xa, đây cũng sẽ là bước tiến rất lớn của ngành hàng không quân sự thế giới. Nguồn ảnh: BI.
Mời độc giả xem Video: Siêu chiến đấu cơ Su-47 chưa kịp nhấc càng lên khỏi mặt đất đã bắt đầu... lượn.