Chia sẻ trong một cuộc họp báo mới đây, Giám đốc Điều hành công ty MiG - Ilya Tarasenko tuyên bố, dự án phát triển máy bay tiêm kích đánh chặn PAK DP hay còn gọi là MiG-41 sẽ trình làng một nguyên mẫu trong năm nay. Nguồn ảnh: AirrecognitionDự án MiG-41 được biết tới đã vài năm nay, nhưng chưa bao giờ có được hình ảnh nào rõ nét nhất về hình dạng. Mọi thứ về MiG-41 tới thời điểm này chỉ tồn tại dưới dạng đồ họa mô phỏng. Nguồn ảnh: contTheo CEO Tarasenko, MiG-41 được thiết kế với công nghệ tàng hình mới nhất, có thể mang theo khối lượng vũ khí khổng lồ và hoạt động ở bán kính rất lớn. Đặc biệt, MiG-41 có thể đạt tốc độ siêu âm 3.675km/h, độ cao hoạt động giữa tầng bình lưu và tầng đối lưu từ 9.000m tới 17.000m. Nguồn ảnh: x-trueNgoài việc hoạt động ở độ cao rất lớn, máy bay MiG-41 có thể bắn hạ được cả tên lửa siêu thanh. Theo tư lệnh Lực lượng Không gian vũ trụ Nga (VKS) - tướng Viktor Bondarev, MiG-41 sẽ là máy bay tiêm kích nhanh nhất thế giới, có thể hoạt động như một máy bay không người lái. Nguồn ảnh: iarexDự án MiG-41 hay còn gọi là PAK DP - tổ hợp hàng không đánh chặn tầm xa" là chương trình phát triển máy bay tiêm kích hạng nặng/máy bay đánh chặn tàng hình nhằm thay thế cho dòng tiêm kích siêu âm MiG-31 được tạo ra dưới thời Liên Xô. Theo nhà phân tích Vasily Kashin, MiG-41 có thể xếp vào dự án tiêm kích thế hệ 5++ hoặc 6. Nguồn ảnh: WikipediaSự ra đời của MiG-41 chính thức soán luôn ngôi vị “tiêm kích nhanh nhất thế giới” của MiG-31. Mẫu máy bay đánh chặn được tạo ra vào những năm 1980, sở hữu tốc độ bay nhanh khủng khiếp Mach 2,83 - tương đương 3.000km/h. Nguồn ảnh: Airliners.netHiện nay, MiG-31 đóng vai trò là tiêm kích đánh chặn chiến lược của Không quân Nga. Nó là quân "át chủ bài" dùng để tấn công tiêu diệt các máy bay ném bom chiến lược hoặc máy bay báo động sớm của đối phương bằng tốc độ nhanh và vũ khí cực mạnh - tên lửa không đối không R-33 có tầm bắn 304km. Nguồn ảnh: Airliners.netĐáng lưu tâm, trong quá khứ, Cục thiết kế MiG từng nỗ lực phát triển mẫu máy bay tiêm kích thế hệ thứ 5 để cạnh tranh với Sukhoi Su-47 Berkut (dự án đã bị hủy bỏ của Sukhoi). Thế nhưng, vì thiếu kinh phí cũng như nhiều vấn đề mà dự án đã không thành, ngày nay chỉ còn một nguyên mẫu duy nhất nằm tại sân bay Zhukovsky trong tình trạng khá mới.Nguồn ảnh: WikipediaNguyên mẫu mang tên MiG-1.44/1.42 được giới thiêu là tích hợp những công nghệ của máy bay tiêm kích thế hệ 5 như tàng hình, bay siêu hành trình không cần đốt tăng lực và khả năng bay siêu cơ động. Máy bay thiết kế với kiểu dáng đặc biệt với cánh tam giác + cánh mũi, hai cửa hút khí động cơ nằm dưới buồng lái, trông thiết kế khá giống mẫu Eurofighter Typhoon của châu Âu. Nguồn ảnh: Vitaly-KuzminMáy bay sử dụng hai động cơ phản lực tuốc bin cánh quạt phụ trội Lyulka AL-41F có buồng đốt lần hai, khả năng điều chỉnh hướng luồng khí phụt, mỗi chiếc tạo ra 175 kN (39.340 lbf) lực đẩy (những động cơ này vẫn đang được phát triển thêm). Cả hai đều có cửa hút khí riêng đặt dưới thân. Chiếc máy bay nặng 35 tấn này trên lý thuyết có thể đạt tốc độ tối đa Mach 2.6 ở độ cao thích hợp, và có khả năng bay siêu âm trong thời gian dài. Nguồn ảnh: Vitaly-KuzminHệ thống điện tử trên chiếc 1.44 được coi là ưu việt theo những tiêu chuẩn phương tây: buồng lái kính, radar xung Doppler với một ăngten quét mảng pha điện tử quét bị động. Hệ thống radar được kết nối với hệ thống điều khiển hỏa lực cho phép chiếc máy bay giao chiến với hai mươi mục tiêu riêng biệt cùng lúc. Có tin cho rằng hệ thống radar cũng cho phép 1.44 có khả năng chiến đấu tương tự chiếc F-22 ở khoảng cách ngoài tầm quan sát (BVR). Nguồn ảnh: Wikipedia
Chia sẻ trong một cuộc họp báo mới đây, Giám đốc Điều hành công ty MiG - Ilya Tarasenko tuyên bố, dự án phát triển máy bay tiêm kích đánh chặn PAK DP hay còn gọi là MiG-41 sẽ trình làng một nguyên mẫu trong năm nay. Nguồn ảnh: Airrecognition
Dự án MiG-41 được biết tới đã vài năm nay, nhưng chưa bao giờ có được hình ảnh nào rõ nét nhất về hình dạng. Mọi thứ về MiG-41 tới thời điểm này chỉ tồn tại dưới dạng đồ họa mô phỏng. Nguồn ảnh: cont
Theo CEO Tarasenko, MiG-41 được thiết kế với công nghệ tàng hình mới nhất, có thể mang theo khối lượng vũ khí khổng lồ và hoạt động ở bán kính rất lớn. Đặc biệt, MiG-41 có thể đạt tốc độ siêu âm 3.675km/h, độ cao hoạt động giữa tầng bình lưu và tầng đối lưu từ 9.000m tới 17.000m. Nguồn ảnh: x-true
Ngoài việc hoạt động ở độ cao rất lớn, máy bay MiG-41 có thể bắn hạ được cả tên lửa siêu thanh. Theo tư lệnh Lực lượng Không gian vũ trụ Nga (VKS) - tướng Viktor Bondarev, MiG-41 sẽ là máy bay tiêm kích nhanh nhất thế giới, có thể hoạt động như một máy bay không người lái. Nguồn ảnh: iarex
Dự án MiG-41 hay còn gọi là PAK DP - tổ hợp hàng không đánh chặn tầm xa" là chương trình phát triển máy bay tiêm kích hạng nặng/máy bay đánh chặn tàng hình nhằm thay thế cho dòng tiêm kích siêu âm MiG-31 được tạo ra dưới thời Liên Xô. Theo nhà phân tích Vasily Kashin, MiG-41 có thể xếp vào dự án tiêm kích thế hệ 5++ hoặc 6. Nguồn ảnh: Wikipedia
Sự ra đời của MiG-41 chính thức soán luôn ngôi vị “tiêm kích nhanh nhất thế giới” của MiG-31. Mẫu máy bay đánh chặn được tạo ra vào những năm 1980, sở hữu tốc độ bay nhanh khủng khiếp Mach 2,83 - tương đương 3.000km/h. Nguồn ảnh: Airliners.net
Hiện nay, MiG-31 đóng vai trò là tiêm kích đánh chặn chiến lược của Không quân Nga. Nó là quân "át chủ bài" dùng để tấn công tiêu diệt các máy bay ném bom chiến lược hoặc máy bay báo động sớm của đối phương bằng tốc độ nhanh và vũ khí cực mạnh - tên lửa không đối không R-33 có tầm bắn 304km. Nguồn ảnh: Airliners.net
Đáng lưu tâm, trong quá khứ, Cục thiết kế MiG từng nỗ lực phát triển mẫu máy bay tiêm kích thế hệ thứ 5 để cạnh tranh với Sukhoi Su-47 Berkut (dự án đã bị hủy bỏ của Sukhoi). Thế nhưng, vì thiếu kinh phí cũng như nhiều vấn đề mà dự án đã không thành, ngày nay chỉ còn một nguyên mẫu duy nhất nằm tại sân bay Zhukovsky trong tình trạng khá mới.Nguồn ảnh: Wikipedia
Nguyên mẫu mang tên MiG-1.44/1.42 được giới thiêu là tích hợp những công nghệ của máy bay tiêm kích thế hệ 5 như tàng hình, bay siêu hành trình không cần đốt tăng lực và khả năng bay siêu cơ động. Máy bay thiết kế với kiểu dáng đặc biệt với cánh tam giác + cánh mũi, hai cửa hút khí động cơ nằm dưới buồng lái, trông thiết kế khá giống mẫu Eurofighter Typhoon của châu Âu. Nguồn ảnh: Vitaly-Kuzmin
Máy bay sử dụng hai động cơ phản lực tuốc bin cánh quạt phụ trội Lyulka AL-41F có buồng đốt lần hai, khả năng điều chỉnh hướng luồng khí phụt, mỗi chiếc tạo ra 175 kN (39.340 lbf) lực đẩy (những động cơ này vẫn đang được phát triển thêm). Cả hai đều có cửa hút khí riêng đặt dưới thân. Chiếc máy bay nặng 35 tấn này trên lý thuyết có thể đạt tốc độ tối đa Mach 2.6 ở độ cao thích hợp, và có khả năng bay siêu âm trong thời gian dài. Nguồn ảnh: Vitaly-Kuzmin
Hệ thống điện tử trên chiếc 1.44 được coi là ưu việt theo những tiêu chuẩn phương tây: buồng lái kính, radar xung Doppler với một ăngten quét mảng pha điện tử quét bị động. Hệ thống radar được kết nối với hệ thống điều khiển hỏa lực cho phép chiếc máy bay giao chiến với hai mươi mục tiêu riêng biệt cùng lúc. Có tin cho rằng hệ thống radar cũng cho phép 1.44 có khả năng chiến đấu tương tự chiếc F-22 ở khoảng cách ngoài tầm quan sát (BVR). Nguồn ảnh: Wikipedia