Tờ Avia của Nga vừa cho đăng tải hình ảnh máy bay Su-30MKI thực hiện màn thả bom tấn công mục tiêu, với số lượng bom được thả xuống cùng lúc lên tới 26 quả.Loại bom được sử dụng để huấn luyện cùng chiếc tiêm kích Su-30MKI kể trên, được cho là OFAB 250 - đây là một trong những loại bom rẻ và hiệu quả bậc nhất, được trang bị trên những chiến đấu cơ Su-30.Có trọng lượng chỉ 250 kg, máy bay chiến đấu Su-30 hoàn toàn có khả năng mang theo hàng chục quả bom loại này, mang tới cho chúng khả năng tấn công mặt đất chính xác với cường độ rất cao.Bom OFAB-250 là bom thông thường - nghĩa là chúng không có khả năng tự tìm mục tiêu mà chỉ rơi hoàn toàn bằng trọng lực Trái Đất.Tuy nhiên phần cánh đuôi của loại bom này lại được thiết kế đặc biệt, cho phép chúng bay theo quỹ đạo rất ổn định, dựa vào đó phi công có thể triển khai tấn công với độ chính xác cao.Còn với máy bay tiêm kích Su-30MKI, đây là loại chiến đấu cơ được Nga sản xuất dựa trên phiên bản Su-30 huyền thoại của lực lượng này.Tính tới thời điểm hiện tại, khách hàng chính của tiêm kích Su-30MKI là không quân Ấn Độ. Loại chiến đấu cơ này cũng được coi là tiêm kích hiện đại nhất mà Ấn Độ đang sở hữu, bất chấp việc nước này đã bắt đầu đưa tiêm kích Rafale vào sử dụng.Theo thiết kế, máy bay chiến đấu Su-30MKI sẽ có khả năng mang theo tối đa tới 8,1 tấn vũ khí các loại, trong đó bao gồm nhiều loại bom, tên lửa hay thậm chí cả tên lửa hành trình.Về lý thuyết, tối đa một chiếc chiến đấu cơ loại này có thể mang theo tới 28 quả bom OFAB-250, thậm chí lên tới 32 quả nếu là loại bom OFAB-120.Việc có thể mang theo một số lượng bom lớn, sẽ cung cấp cho Su-30MKI khả năng tấn công mặt đất cực kỳ hiệu quả, với bán kính sát thương rộng lớn, kèm theo đó là khả năng cơ động rất tốt, giúp nó né tránh được phòng không đối phương.Ngay cả khi bom OFAB của Nga là bom không thông minh, không có kèm cơ chế dẫn đường, việc "rải thảm" cùng lúc một số lượng lớn, cũng sẽ giúp tỷ lệ đánh trúng mục tiêu cao hơn nhiều so với thả từng quả một.Các phiên bản khác của tiêm kích Su-30, ví dụ như phiên bản Su-30MK2 mà Việt Nam đang sở hữu, được cho là cũng có khả năng mang vũ khí, tương đương với phiên bản Su-30MKI của Ấn Độ hiện nay. Nguồn ảnh: Pinterest. Cận cảnh tiêm kích Su-30MK2 của Không quân Việt Nam thực hành bắn đạn thật, tiêu diệt mục tiêu giả định. Nguồn: QPVN.
Tờ Avia của Nga vừa cho đăng tải hình ảnh máy bay Su-30MKI thực hiện màn thả bom tấn công mục tiêu, với số lượng bom được thả xuống cùng lúc lên tới 26 quả.
Loại bom được sử dụng để huấn luyện cùng chiếc tiêm kích Su-30MKI kể trên, được cho là OFAB 250 - đây là một trong những loại bom rẻ và hiệu quả bậc nhất, được trang bị trên những chiến đấu cơ Su-30.
Có trọng lượng chỉ 250 kg, máy bay chiến đấu Su-30 hoàn toàn có khả năng mang theo hàng chục quả bom loại này, mang tới cho chúng khả năng tấn công mặt đất chính xác với cường độ rất cao.
Bom OFAB-250 là bom thông thường - nghĩa là chúng không có khả năng tự tìm mục tiêu mà chỉ rơi hoàn toàn bằng trọng lực Trái Đất.
Tuy nhiên phần cánh đuôi của loại bom này lại được thiết kế đặc biệt, cho phép chúng bay theo quỹ đạo rất ổn định, dựa vào đó phi công có thể triển khai tấn công với độ chính xác cao.
Còn với máy bay tiêm kích Su-30MKI, đây là loại chiến đấu cơ được Nga sản xuất dựa trên phiên bản Su-30 huyền thoại của lực lượng này.
Tính tới thời điểm hiện tại, khách hàng chính của tiêm kích Su-30MKI là không quân Ấn Độ. Loại chiến đấu cơ này cũng được coi là tiêm kích hiện đại nhất mà Ấn Độ đang sở hữu, bất chấp việc nước này đã bắt đầu đưa tiêm kích Rafale vào sử dụng.
Theo thiết kế, máy bay chiến đấu Su-30MKI sẽ có khả năng mang theo tối đa tới 8,1 tấn vũ khí các loại, trong đó bao gồm nhiều loại bom, tên lửa hay thậm chí cả tên lửa hành trình.
Về lý thuyết, tối đa một chiếc chiến đấu cơ loại này có thể mang theo tới 28 quả bom OFAB-250, thậm chí lên tới 32 quả nếu là loại bom OFAB-120.
Việc có thể mang theo một số lượng bom lớn, sẽ cung cấp cho Su-30MKI khả năng tấn công mặt đất cực kỳ hiệu quả, với bán kính sát thương rộng lớn, kèm theo đó là khả năng cơ động rất tốt, giúp nó né tránh được phòng không đối phương.
Ngay cả khi bom OFAB của Nga là bom không thông minh, không có kèm cơ chế dẫn đường, việc "rải thảm" cùng lúc một số lượng lớn, cũng sẽ giúp tỷ lệ đánh trúng mục tiêu cao hơn nhiều so với thả từng quả một.
Các phiên bản khác của tiêm kích Su-30, ví dụ như phiên bản Su-30MK2 mà Việt Nam đang sở hữu, được cho là cũng có khả năng mang vũ khí, tương đương với phiên bản Su-30MKI của Ấn Độ hiện nay. Nguồn ảnh: Pinterest.
Cận cảnh tiêm kích Su-30MK2 của Không quân Việt Nam thực hành bắn đạn thật, tiêu diệt mục tiêu giả định. Nguồn: QPVN.