Theo những thông tin mới nhất được truyền thông quốc tế đăng tải, Ấn Độ đã đưa các tiêm kích Su-30MKI tới sát biên giới Trung Quốc do phát hiện trực thăng quân sự của Trung Quốc xuất hiện trong khu vực. Nguồn ảnh: Pinterest.Phía Ấn Độ cho biết, các trực thăng Trung Quốc đã xuất hiện gần khu vực Đường kiểm soát Thực tế - ranh giới giữa hai nước ở vùng Ladakh - khu vực thường xảy ra tranh chấp và thậm chí là xung đột giữa hai bên. Nguồn ảnh: Pinterest.Các biên đội bay Su-30MKI ngay lập tức được triển khai như một đòn răn đe đáp trả lại phía Trung Quốc dù rằng bản thân Không quân Ấn Độ cũng khẳng định trực thăng Trung Quốc chưa xâm phạm không phận nước này. Nguồn ảnh: Pinterest.Truyền thông Ấn Độ cũng cho biết việc nước này triển khai chiến đấu cơ sát biên giới với Trung Quốc là hoàn toàn bình thường. Các tiêm kích này sẽ không xâm phạm không phận của nước ngoài mà chỉ làm nhiệm vụ phòng thủ. Nguồn ảnh: Pinterest.Tuy nhiên giới chuyên gia cũng nhận định rằng, khó có thể xảy ra khả năng chiến đấu cơ của Ấn Độ "dám" bắn hạ trực thăng hoặc máy bay của phía Trung Quốc vì khi đó, căng thẳng giữa hai bên sẽ bị đẩy lên một mức rất nguy hiểm. Nguồn ảnh: Pinterest.Đáp trả lại thông tin Ấn Độ đưa chiến đấu cơ Su-30MKI lên biên giới, Trung Quốc khẳng định khu vực biên giới này nằm trong sự giám sát của các tổ hợp tên lửa S-400 Triumf được mua từ Nga khoảng 1 năm trước. Nguồn ảnh: Pinterest.Đây hiện được coi là tổ hợp tên lửa phòng không tốt nhất thế giới, được quảng cáo là có thừa khả năng "vít cổ" những tiêm kích thế hệ năm hiện đại - nghĩa là quá đủ khả năng bắn hạ tiêm kích Su-30MKI của Ấn Độ nếu xảy ra xung đột. Nguồn ảnh: Pinterest.Phía Trung Quốc khẳng định, các tổ hợp tên lửa S-400 của nước này sẽ sẵn sàng phóng đạn hạ gục máy bay Ấn Độ nếu những tiêm kích này dám xâm phạm vào không phận của Trung Quốc. Nguồn ảnh: Pinterest.Trong quá khứ, phòng không Trung Quốc từng bắn hạ máy bay nước ngoài khi chiếc chiến đấu cơ này chưa bay tới không phận Trung Quốc. Tuy nhiên mảnh vỡ của máy bay lại rơi trong lãnh thổ Trung Quốc và đây được coi là một chiến thuật cực kỳ nguy hiểm nếu Bắc Kinh sử dụng tại biên giới với Ấn Độ vào thời điểm này. Nguồn ảnh: Pinterest. Video Tiêm kích Su-30MKM thể hiện khả năng bay không chiến cực kỳ cơ động.
Theo những thông tin mới nhất được truyền thông quốc tế đăng tải, Ấn Độ đã đưa các tiêm kích Su-30MKI tới sát biên giới Trung Quốc do phát hiện trực thăng quân sự của Trung Quốc xuất hiện trong khu vực. Nguồn ảnh: Pinterest.
Phía Ấn Độ cho biết, các trực thăng Trung Quốc đã xuất hiện gần khu vực Đường kiểm soát Thực tế - ranh giới giữa hai nước ở vùng Ladakh - khu vực thường xảy ra tranh chấp và thậm chí là xung đột giữa hai bên. Nguồn ảnh: Pinterest.
Các biên đội bay Su-30MKI ngay lập tức được triển khai như một đòn răn đe đáp trả lại phía Trung Quốc dù rằng bản thân Không quân Ấn Độ cũng khẳng định trực thăng Trung Quốc chưa xâm phạm không phận nước này. Nguồn ảnh: Pinterest.
Truyền thông Ấn Độ cũng cho biết việc nước này triển khai chiến đấu cơ sát biên giới với Trung Quốc là hoàn toàn bình thường. Các tiêm kích này sẽ không xâm phạm không phận của nước ngoài mà chỉ làm nhiệm vụ phòng thủ. Nguồn ảnh: Pinterest.
Tuy nhiên giới chuyên gia cũng nhận định rằng, khó có thể xảy ra khả năng chiến đấu cơ của Ấn Độ "dám" bắn hạ trực thăng hoặc máy bay của phía Trung Quốc vì khi đó, căng thẳng giữa hai bên sẽ bị đẩy lên một mức rất nguy hiểm. Nguồn ảnh: Pinterest.
Đáp trả lại thông tin Ấn Độ đưa chiến đấu cơ Su-30MKI lên biên giới, Trung Quốc khẳng định khu vực biên giới này nằm trong sự giám sát của các tổ hợp tên lửa S-400 Triumf được mua từ Nga khoảng 1 năm trước. Nguồn ảnh: Pinterest.
Đây hiện được coi là tổ hợp tên lửa phòng không tốt nhất thế giới, được quảng cáo là có thừa khả năng "vít cổ" những tiêm kích thế hệ năm hiện đại - nghĩa là quá đủ khả năng bắn hạ tiêm kích Su-30MKI của Ấn Độ nếu xảy ra xung đột. Nguồn ảnh: Pinterest.
Phía Trung Quốc khẳng định, các tổ hợp tên lửa S-400 của nước này sẽ sẵn sàng phóng đạn hạ gục máy bay Ấn Độ nếu những tiêm kích này dám xâm phạm vào không phận của Trung Quốc. Nguồn ảnh: Pinterest.
Trong quá khứ, phòng không Trung Quốc từng bắn hạ máy bay nước ngoài khi chiếc chiến đấu cơ này chưa bay tới không phận Trung Quốc. Tuy nhiên mảnh vỡ của máy bay lại rơi trong lãnh thổ Trung Quốc và đây được coi là một chiến thuật cực kỳ nguy hiểm nếu Bắc Kinh sử dụng tại biên giới với Ấn Độ vào thời điểm này. Nguồn ảnh: Pinterest.
Video Tiêm kích Su-30MKM thể hiện khả năng bay không chiến cực kỳ cơ động.