Su-22M4 là một tiêm kích - bom có thiết kế cánh rất độc đáo, đây hiện tại cũng là chiến đấu cơ "cánh cụp" duy nhất hiện đang phục vụ trong Không quân Việt Nam. Nguồn ảnh: TL.Hình ảnh trên cho thấy, chiếc Su-22M4 đang mang theo tên lửa không đối không R-60 - một trong số ba loại tên lửa không đối không trong biên chế vũ khí của chiến đấu cơ này bên cạnh tên lửa K-13 và R-73. Nguồn ảnh: TL.R-60 là loại tên lửa không đối không tầm ngắn, được Liên Xô đưa vào biên chế phục vụ năm 1974 - bốn năm sau khi Su-22 được đưa vào biên chế hoạt động. Nguồn ảnh: TL.Loại tên lửa này có trọng lượng rất nhẹ chỉ 43,5 kg, dài 2,09 mét và có đường kính 120mm. Tên lửa được trang bị đầu đạn nổ 3 kg, sử dụng nhiên liệu rắn và có tầm bắn tối đa 8 km kèm theo đó là tốc độ Mach 2,7. Nguồn ảnh: TL.Điểm yếu của loại tên lửa R-60 này đó là nó sử dụng dẫn đường bằng hồng ngoại - nghĩa là sẽ hoạt động kém hiệu quả trong điều kiện thời tiết nhiều mây mù hoặc khói bụi. Ngoài ra, R-60 không có các phương thức dẫn đường hiện đại khác như hình ảnh, GPS hay tầm nhiệt. Nguồn ảnh: TL.Su-22 bắt đầu được gia nhập lực lượng Không quân Việt Nam từ năm 1979. Từ năm 1989 tới nay, những tiêm kích - bom Su-22M4 vẫn tiếp tục đảm nhiệm vai trò bay tuần tiễu, bảo vệ quần đảo Trường Sa. Nguồn ảnh: TL.Theo thống kê của Cơ sở dữ liệu chuyển giao vũ khí quốc tế của Trung tâm nghiên cứu Hòa bình quốc tế Stockholm, Việt Nam hiện giờ còn đang sử dụng trong biên chế 36 chiếc Su-22 các loại. Nguồn ảnh: TL.Việt Nam hiện cũng là quốc gia duy nhất thuộc Đông Nam Á hiện đang sở hữu loại chiến đấu cơ cánh cụp cánh xòe này. Biến thể Su-22M4 hiện đại nhất của dòng Su-22 trong biên chế Việt Nam có thể mang được tối đa cùng lúc 2 tên lửa không đối đất Kh-29. Nguồn ảnh: TL.Ngoài ra, loại tiêm kích - bom này cũng còn có khả năng mang theo tên lửa chống bức xạ nhiệt Kh-28 - loại tên lửa có tầm bắn lên tới 110 km, được thiết kế để dò theo tín hiệu radar của đối phương và tấn công, phá hủy các hệ thống radar này. Nguồn ảnh: TL.Hiện tại ngoài Việt Nam, trên thế giới còn khoảng 5 quốc gia khác cũng đang sử dụng loại tiêm kích - bom này trong biên chế, trong đó có Ba Lan, Syria, Ukraine và Iran. Nguồn ảnh: TL.Mời độc giả xem Video: Sức mạnh tiêm kích bom Su-22 M4 chuyên đánh biển của Không quân Việt Nam
Su-22M4 là một tiêm kích - bom có thiết kế cánh rất độc đáo, đây hiện tại cũng là chiến đấu cơ "cánh cụp" duy nhất hiện đang phục vụ trong Không quân Việt Nam. Nguồn ảnh: TL.
Hình ảnh trên cho thấy, chiếc Su-22M4 đang mang theo tên lửa không đối không R-60 - một trong số ba loại tên lửa không đối không trong biên chế vũ khí của chiến đấu cơ này bên cạnh tên lửa K-13 và R-73. Nguồn ảnh: TL.
R-60 là loại tên lửa không đối không tầm ngắn, được Liên Xô đưa vào biên chế phục vụ năm 1974 - bốn năm sau khi Su-22 được đưa vào biên chế hoạt động. Nguồn ảnh: TL.
Loại tên lửa này có trọng lượng rất nhẹ chỉ 43,5 kg, dài 2,09 mét và có đường kính 120mm. Tên lửa được trang bị đầu đạn nổ 3 kg, sử dụng nhiên liệu rắn và có tầm bắn tối đa 8 km kèm theo đó là tốc độ Mach 2,7. Nguồn ảnh: TL.
Điểm yếu của loại tên lửa R-60 này đó là nó sử dụng dẫn đường bằng hồng ngoại - nghĩa là sẽ hoạt động kém hiệu quả trong điều kiện thời tiết nhiều mây mù hoặc khói bụi. Ngoài ra, R-60 không có các phương thức dẫn đường hiện đại khác như hình ảnh, GPS hay tầm nhiệt. Nguồn ảnh: TL.
Su-22 bắt đầu được gia nhập lực lượng Không quân Việt Nam từ năm 1979. Từ năm 1989 tới nay, những tiêm kích - bom Su-22M4 vẫn tiếp tục đảm nhiệm vai trò bay tuần tiễu, bảo vệ quần đảo Trường Sa. Nguồn ảnh: TL.
Theo thống kê của Cơ sở dữ liệu chuyển giao vũ khí quốc tế của Trung tâm nghiên cứu Hòa bình quốc tế Stockholm, Việt Nam hiện giờ còn đang sử dụng trong biên chế 36 chiếc Su-22 các loại. Nguồn ảnh: TL.
Việt Nam hiện cũng là quốc gia duy nhất thuộc Đông Nam Á hiện đang sở hữu loại chiến đấu cơ cánh cụp cánh xòe này. Biến thể Su-22M4 hiện đại nhất của dòng Su-22 trong biên chế Việt Nam có thể mang được tối đa cùng lúc 2 tên lửa không đối đất Kh-29. Nguồn ảnh: TL.
Ngoài ra, loại tiêm kích - bom này cũng còn có khả năng mang theo tên lửa chống bức xạ nhiệt Kh-28 - loại tên lửa có tầm bắn lên tới 110 km, được thiết kế để dò theo tín hiệu radar của đối phương và tấn công, phá hủy các hệ thống radar này. Nguồn ảnh: TL.
Hiện tại ngoài Việt Nam, trên thế giới còn khoảng 5 quốc gia khác cũng đang sử dụng loại tiêm kích - bom này trong biên chế, trong đó có Ba Lan, Syria, Ukraine và Iran. Nguồn ảnh: TL.
Mời độc giả xem Video: Sức mạnh tiêm kích bom Su-22 M4 chuyên đánh biển của Không quân Việt Nam