UH-1 là một trong những cái tên được nhớ nhất sau chiến tranh Việt Nam. Nó nằm trong những loại vũ khí được quân Mỹ và đồng minh sử dụng rộng rãi nhất trong cuộc xâm lược Việt Nam. Đồng thời, UH-1 cũng là một trong những máy bay chịu thiệt hại nặng nề nhất khi có tới hàng nghìn chiếc bị bắn rơi. Nguồn ảnh: PixabayTheo số liệu Mỹ thừa nhận, 7.013 chiếc UH-1 thuộc nhiều phiên bản được đưa tới Việt Nam, 3.305 chiếc bị phá hủy, 1.074 phi công UH-1 thiệt mạng cùng 1.103 binh sĩ trên máy bay. Nguồn ảnh: ProvidencePhần lớn các phiên bản cải tiến tốt nhất của dòng UH-1 đều được Mỹ đem tới thử nghiệm và sử dụng tại Việt Nam. Trong đó bao gồm cả phiên bản hiện đại nhất UH-1N Twin Huey – thậm chí loại này tới nay vẫn được dùng trong Không quân, trong khi phiên bản UH-1H hay UH-1D đã ra khỏi biên chế từ lâu. Nguồn ảnh: WikipediaUH-1N Twin Huey là phiên bản cải tiến sâu về mặt động cơ đem lại hiệu suất bay tốt hơn, an toàn và đáng tin cậy hơn so với thế hệ trước. Mẫu này cất cánh lần đầu tháng 4/1969, chính thức phục vụ từ tháng 10/1970. Nguồn ảnh: WikipediaVà chỉ trong vòng 1 hoặc 2 tháng sau, UH-1N được Mỹ đem tới Việt Nam và trang bị cho Phi đội tác chiến đặc biệt 20 - Không quân Mỹ thay thế cho trực thăng UH-1F và UH-1P. Nguồn ảnh: WikipediaChi tiết hoạt động của UH-1N được giấu kín, chỉ biết rằng tại Việt Nam nó được trang bị súng máy 7,62mm Minigun hoặc súng phóng lựu 40mm kèm rocket tham gia các chiến dịch trinh sát của lực lượng đặc biệt xuất phát từ vịnh Cam Ranh. Nguồn ảnh: Airliners.netKhông rõ liệu có chiếc UH-1N nào bị bắn rơi trong quá trình phục vụ hay không? Chúng rút về Mỹ sau khi Hiệp định Paris ký kết, không chiếc nào được để lại cho VNCH sử dụng. Nguồn ảnh: Airliners.netSo với loại UH-1H hay UH-1D phổ biến ở Việt Nam, UH-1N tiên tiến hơn ở việc nó trang bị hai động cơ tuabin trục PT6T-3/T400 Turbo Twin Pac cung cấp tổng công suất 1.800shp. Tốc độ bay tối đa 220km/h, tốc độ hành trình 207km/h, tầm bay 460km, trần bay 5.273m, vận tốc leo cao 8,9m/s. Nguồn ảnh: WikipediaViệc lắp hai động cơ cho phép máy bay có thể sống sót khi một trong hai bị lỗi, theo nhà sản xuất, nếu một động cơ hỏng vẫn có thể duy trì công suất 900shp trong 30 phút để hạ cánh hoặc 765shp để duy trì hiệu suất hành trình ở trọng lượng tối đa. Nguồn ảnh: WikipediaNhìn chung, với hai động cơ, khả năng sống sót của UH-1N tốt hơn hẳn so với thế hệ UH-1H hay các phiên bản trước đây. Bởi khi mất động cơ duy nhất, nếu không kịp hạ cánh thì khả năng "lành ít dữ nhiều". Nguồn ảnh: WikipediaTrực thăng UH-1N có thể chở 6-8 binh sĩ cùng đầy đủ trang bị vũ khí hoặc cáng cứu thương. Nguồn ảnh: WikipediaVề hỏa lực, UH-1N cũng trang bị vũ khí tương đương UH-1H gồm các ống phóng rocket 70mm, súng máy 12,7mm GAU-16 hoặc súng máy GAU-17 6 nòng 7,62mm hoặc đại liên M240. Nguồn ảnh: SuperstockVideo cận cảnh chuyến bay của trực thăng UH-1N. Nguồn: Youtube
UH-1 là một trong những cái tên được nhớ nhất sau chiến tranh Việt Nam. Nó nằm trong những loại vũ khí được quân Mỹ và đồng minh sử dụng rộng rãi nhất trong cuộc xâm lược Việt Nam. Đồng thời, UH-1 cũng là một trong những máy bay chịu thiệt hại nặng nề nhất khi có tới hàng nghìn chiếc bị bắn rơi. Nguồn ảnh: Pixabay
Theo số liệu Mỹ thừa nhận, 7.013 chiếc UH-1 thuộc nhiều phiên bản được đưa tới Việt Nam, 3.305 chiếc bị phá hủy, 1.074 phi công UH-1 thiệt mạng cùng 1.103 binh sĩ trên máy bay. Nguồn ảnh: Providence
Phần lớn các phiên bản cải tiến tốt nhất của dòng UH-1 đều được Mỹ đem tới thử nghiệm và sử dụng tại Việt Nam. Trong đó bao gồm cả phiên bản hiện đại nhất UH-1N Twin Huey – thậm chí loại này tới nay vẫn được dùng trong Không quân, trong khi phiên bản UH-1H hay UH-1D đã ra khỏi biên chế từ lâu. Nguồn ảnh: Wikipedia
UH-1N Twin Huey là phiên bản cải tiến sâu về mặt động cơ đem lại hiệu suất bay tốt hơn, an toàn và đáng tin cậy hơn so với thế hệ trước. Mẫu này cất cánh lần đầu tháng 4/1969, chính thức phục vụ từ tháng 10/1970. Nguồn ảnh: Wikipedia
Và chỉ trong vòng 1 hoặc 2 tháng sau, UH-1N được Mỹ đem tới Việt Nam và trang bị cho Phi đội tác chiến đặc biệt 20 - Không quân Mỹ thay thế cho trực thăng UH-1F và UH-1P. Nguồn ảnh: Wikipedia
Chi tiết hoạt động của UH-1N được giấu kín, chỉ biết rằng tại Việt Nam nó được trang bị súng máy 7,62mm Minigun hoặc súng phóng lựu 40mm kèm rocket tham gia các chiến dịch trinh sát của lực lượng đặc biệt xuất phát từ vịnh Cam Ranh. Nguồn ảnh: Airliners.net
Không rõ liệu có chiếc UH-1N nào bị bắn rơi trong quá trình phục vụ hay không? Chúng rút về Mỹ sau khi Hiệp định Paris ký kết, không chiếc nào được để lại cho VNCH sử dụng. Nguồn ảnh: Airliners.net
So với loại UH-1H hay UH-1D phổ biến ở Việt Nam, UH-1N tiên tiến hơn ở việc nó trang bị hai động cơ tuabin trục PT6T-3/T400 Turbo Twin Pac cung cấp tổng công suất 1.800shp. Tốc độ bay tối đa 220km/h, tốc độ hành trình 207km/h, tầm bay 460km, trần bay 5.273m, vận tốc leo cao 8,9m/s. Nguồn ảnh: Wikipedia
Việc lắp hai động cơ cho phép máy bay có thể sống sót khi một trong hai bị lỗi, theo nhà sản xuất, nếu một động cơ hỏng vẫn có thể duy trì công suất 900shp trong 30 phút để hạ cánh hoặc 765shp để duy trì hiệu suất hành trình ở trọng lượng tối đa. Nguồn ảnh: Wikipedia
Nhìn chung, với hai động cơ, khả năng sống sót của UH-1N tốt hơn hẳn so với thế hệ UH-1H hay các phiên bản trước đây. Bởi khi mất động cơ duy nhất, nếu không kịp hạ cánh thì khả năng "lành ít dữ nhiều". Nguồn ảnh: Wikipedia
Trực thăng UH-1N có thể chở 6-8 binh sĩ cùng đầy đủ trang bị vũ khí hoặc cáng cứu thương. Nguồn ảnh: Wikipedia
Về hỏa lực, UH-1N cũng trang bị vũ khí tương đương UH-1H gồm các ống phóng rocket 70mm, súng máy 12,7mm GAU-16 hoặc súng máy GAU-17 6 nòng 7,62mm hoặc đại liên M240. Nguồn ảnh: Superstock
Video cận cảnh chuyến bay của trực thăng UH-1N. Nguồn: Youtube