Theo cuốn Lịch sử Không quân Nhân dân Việt Nam, ở thời điểm cao nhất, Không quân VNCH sở hữu tới 594 chiếc trực thăng vận tải UH-1. Tính tới tháng 5/1975, bộ đội ta thu giữ được khoảng 50 chiếc UH-1 trong tình trạng tốt nhất, sử dụng được ngay. Trong giai đoạn 1977-1979, Trung đoàn trực thăng 917 đã sử dụng rất thành công UH-1 tham gia hoạt động chiến đấu, chở quân chống lại quân Khmer Đỏ.Sau giai đoạn này, các máy bay hệ 2 (chỉ chiến lợi phẩm thu được sau 1975) gặp nhiều khó khăn trong hoạt động do thiếu phụ tùng, linh kiện thay thế nên đã lần lượt ngừng hoạt động, gồm cả trực thăng UH-1. Phải tới đầu những năm 1990, nhà máy A42 mới thực hiện việc khôi phục số lượng nhỏ (chừng 15 chiếc) UH-1 tiếp tục phục vụ cho tới ngày nay. Một số chiếc cũng được chính phủ Mỹ hỗ trợ nâng cấp vào năm 2010 phục vụ cho nhiệm vụ phi quân sự.Không như nhiều máy bay hệ 2 khác, sau khi ngừng hoạt động vào đầu những năm 1980, hầu hết bị loại bỏ nhưng trực thăng UH-1 được giữ lại. Điều đó cho thấy KQND Việt Nam rất coi trọng loại trực thăng này dù chúng ta cũng có số lượng lớn Mi-8/17 của Nga. Một trong những ưu điểm của UH-1 so với Mi-8/17 là trang bị bình xăng tự liền (nếu bị đạn bắn có thể liền lại ngay); UH-1 cũng không kén chọn bãi đáp, nó có thể hạ cánh ở không gian hẹp, trên nền đất yếu, lồi lõm như mặt ruộng.Chính vì vậy, sau khi Mỹ dỡ bỏ lệnh cấm vận vũ khí sát thương đối với Việt Nam, quân đội ta có thể tính toán mua thêm các trực thăng vận tải UH-1 phục vụ các hoạt động quân sự, phi quân sự.Được sản xuất từ năm 1956-1987, hơn 16.000 chiếc trực thăng UH-1 đã "ra lò", chính vì vậy dự trữ kho UH-1 ở Mỹ là vô cùng to lớn. Trong ảnh, là một chiếc trực thăng UH-1 đã được bọc kín bảo quản tại căn cứ lữu trữ ở bang Azirona.Chúng ta có thể lựa chọn mua lại các phiên bản UH-1H mà hiện ta cũng đang sử dụng, hoặc phiên bản cải tiến hiện đại hơn như UH-1N và thậm chí là phiên bản hiện đại nhất UH-1Y Venom. Ảnh hàng dài trực thăng UH-1N bảo quản tại căn cứ không quân Davis-Mothan, bang Azirona.UH-1N Twin Huey là phiên bản cải tiến lớn của dòng trực thăng huyền thoại UH-1 Huey, nó được phát triển ngay khi cuộc chiến tranh Việt Nam vẫn đang diễn ra khốc liệt. Một số lượng nhỏ UH-1N đã từng được triển khai tới căn cứ ở vịnh Cam Ranh khi mà Mỹ còn đóng quân tại đây.So với UH-1H, UH-1N có sự thay đổi lớn về hệ thống động cơ, khi thay vì dùng một động cơ thì nó có tới hai động cơ tuốc bin trục P&W PT6 của Canada cho tốc độ bay cao hơn một chút - lên tới 220km/h (so với 217km/h trên loại một động cơ UH-1H), tầm bay 460km.Phi hành đoàn trực thăng UH-1N có 4 người, và có thể chở thêm 6-8 người đầy đủ vũ trang.Cũng như UH-1H, UH-N có thể vũ trang nhẹ làm nhiệm vụ chi viện hỏa lực khi cần với các thùng phóng rocket 70mm, và mang theo đại liên GAU-16 12,7mm hoặc các khẩu trung liên đa nòng GAU-17 7,62mm. Tuy vũ khí “nhẹ”, nhưng với khả năng bay thấp, cơ động cao, trực thăng UH-1 là nỗi khiếp sợ với bộ binh mặt đất, nhất là với lực lượng không mạnh về phòng không. KQND Việt Nam đã sử dụng rất thành công UH-1 với “vũ khí nhẹ” này trong cuộc chiến chống quân Khmer Đỏ.Hoặc nếu có đủ năng lực tài chính, chúng ta có thể chọn phiên bản cao cấp UH-1Y Venom có giá lên tới 26,2 triệu USD/chiếc, nhưng đổi lại Việt Nam sẽ có trực thăng đáng tin cậy, tính năng bay cao, an toàn và khả năng tác chiến vượt bậc.Trực thăng vận tải đa năng UH-1Y Venom mới được hãng Bell đưa vào sản xuất năm 2001 dành cho khách hàng chính là Thủy quân Lục chiến Mỹ. Đây là phiên bản hiện đại nhất của dòng UH-1 hiện nay với hàng loạt cải tiến mới. Nhưng tập trung chủ yếu vào việc cải tiến hệ thống động lực với cặp động cơ tuốc bin trục T700-GE-401C cùng bộ truyền động mới. Đặc biệt, cánh quạt hai lá đặc trưng của UH-1 đã được thay thế bằng cánh quạt 4 lá làm bằng vật liệu composite có khả năng chống được đạn pháo 23mm, tăng tốc độ, tăng 50% tầm hoạt động, giảm rung đáng kể khi hoạt động, tăng tải trọng.Tốc độ bay tối đa lên tới 304km/h trong 30 phút, bay hành trình thông thường là 293km/h (vẫn cao hơn nhiều so với UH-1H, UH-1N), bán kính tác chiến 241km, thời gian hoạt động trên không tới 3,3 tiếng. Nó có khả năng chở đến 10 binh sĩ hoặc 3 tấn hàng hóa.Về hỏa lực, UH-1Y có thể mang theo hai thùng phóng rocket 70mm gắn ngoài và gá ở cửa ra vào 2 súng máy M240D 7,62mm hoặc đại liên 6 nòng GAU-17/A.
Theo cuốn Lịch sử Không quân Nhân dân Việt Nam, ở thời điểm cao nhất, Không quân VNCH sở hữu tới 594 chiếc trực thăng vận tải UH-1. Tính tới tháng 5/1975, bộ đội ta thu giữ được khoảng 50 chiếc UH-1 trong tình trạng tốt nhất, sử dụng được ngay. Trong giai đoạn 1977-1979, Trung đoàn trực thăng 917 đã sử dụng rất thành công UH-1 tham gia hoạt động chiến đấu, chở quân chống lại quân Khmer Đỏ.
Sau giai đoạn này, các máy bay hệ 2 (chỉ chiến lợi phẩm thu được sau 1975) gặp nhiều khó khăn trong hoạt động do thiếu phụ tùng, linh kiện thay thế nên đã lần lượt ngừng hoạt động, gồm cả trực thăng UH-1. Phải tới đầu những năm 1990, nhà máy A42 mới thực hiện việc khôi phục số lượng nhỏ (chừng 15 chiếc) UH-1 tiếp tục phục vụ cho tới ngày nay. Một số chiếc cũng được chính phủ Mỹ hỗ trợ nâng cấp vào năm 2010 phục vụ cho nhiệm vụ phi quân sự.
Không như nhiều máy bay hệ 2 khác, sau khi ngừng hoạt động vào đầu những năm 1980, hầu hết bị loại bỏ nhưng trực thăng UH-1 được giữ lại. Điều đó cho thấy KQND Việt Nam rất coi trọng loại trực thăng này dù chúng ta cũng có số lượng lớn Mi-8/17 của Nga. Một trong những ưu điểm của UH-1 so với Mi-8/17 là trang bị bình xăng tự liền (nếu bị đạn bắn có thể liền lại ngay); UH-1 cũng không kén chọn bãi đáp, nó có thể hạ cánh ở không gian hẹp, trên nền đất yếu, lồi lõm như mặt ruộng.
Chính vì vậy, sau khi Mỹ dỡ bỏ lệnh cấm vận vũ khí sát thương đối với Việt Nam, quân đội ta có thể tính toán mua thêm các trực thăng vận tải UH-1 phục vụ các hoạt động quân sự, phi quân sự.
Được sản xuất từ năm 1956-1987, hơn 16.000 chiếc trực thăng UH-1 đã "ra lò", chính vì vậy dự trữ kho UH-1 ở Mỹ là vô cùng to lớn. Trong ảnh, là một chiếc trực thăng UH-1 đã được bọc kín bảo quản tại căn cứ lữu trữ ở bang Azirona.
Chúng ta có thể lựa chọn mua lại các phiên bản UH-1H mà hiện ta cũng đang sử dụng, hoặc phiên bản cải tiến hiện đại hơn như UH-1N và thậm chí là phiên bản hiện đại nhất UH-1Y Venom. Ảnh hàng dài trực thăng UH-1N bảo quản tại căn cứ không quân Davis-Mothan, bang Azirona.
UH-1N Twin Huey là phiên bản cải tiến lớn của dòng trực thăng huyền thoại UH-1 Huey, nó được phát triển ngay khi cuộc chiến tranh Việt Nam vẫn đang diễn ra khốc liệt. Một số lượng nhỏ UH-1N đã từng được triển khai tới căn cứ ở vịnh Cam Ranh khi mà Mỹ còn đóng quân tại đây.
So với UH-1H, UH-1N có sự thay đổi lớn về hệ thống động cơ, khi thay vì dùng một động cơ thì nó có tới hai động cơ tuốc bin trục P&W PT6 của Canada cho tốc độ bay cao hơn một chút - lên tới 220km/h (so với 217km/h trên loại một động cơ UH-1H), tầm bay 460km.
Phi hành đoàn trực thăng UH-1N có 4 người, và có thể chở thêm 6-8 người đầy đủ vũ trang.
Cũng như UH-1H, UH-N có thể vũ trang nhẹ làm nhiệm vụ chi viện hỏa lực khi cần với các thùng phóng rocket 70mm, và mang theo đại liên GAU-16 12,7mm hoặc các khẩu trung liên đa nòng GAU-17 7,62mm. Tuy vũ khí “nhẹ”, nhưng với khả năng bay thấp, cơ động cao, trực thăng UH-1 là nỗi khiếp sợ với bộ binh mặt đất, nhất là với lực lượng không mạnh về phòng không. KQND Việt Nam đã sử dụng rất thành công UH-1 với “vũ khí nhẹ” này trong cuộc chiến chống quân Khmer Đỏ.
Hoặc nếu có đủ năng lực tài chính, chúng ta có thể chọn phiên bản cao cấp UH-1Y Venom có giá lên tới 26,2 triệu USD/chiếc, nhưng đổi lại Việt Nam sẽ có trực thăng đáng tin cậy, tính năng bay cao, an toàn và khả năng tác chiến vượt bậc.
Trực thăng vận tải đa năng UH-1Y Venom mới được hãng Bell đưa vào sản xuất năm 2001 dành cho khách hàng chính là Thủy quân Lục chiến Mỹ. Đây là phiên bản hiện đại nhất của dòng UH-1 hiện nay với hàng loạt cải tiến mới. Nhưng tập trung chủ yếu vào việc cải tiến hệ thống động lực với cặp động cơ tuốc bin trục T700-GE-401C cùng bộ truyền động mới. Đặc biệt, cánh quạt hai lá đặc trưng của UH-1 đã được thay thế bằng cánh quạt 4 lá làm bằng vật liệu composite có khả năng chống được đạn pháo 23mm, tăng tốc độ, tăng 50% tầm hoạt động, giảm rung đáng kể khi hoạt động, tăng tải trọng.
Tốc độ bay tối đa lên tới 304km/h trong 30 phút, bay hành trình thông thường là 293km/h (vẫn cao hơn nhiều so với UH-1H, UH-1N), bán kính tác chiến 241km, thời gian hoạt động trên không tới 3,3 tiếng. Nó có khả năng chở đến 10 binh sĩ hoặc 3 tấn hàng hóa.
Về hỏa lực, UH-1Y có thể mang theo hai thùng phóng rocket 70mm gắn ngoài và gá ở cửa ra vào 2 súng máy M240D 7,62mm hoặc đại liên 6 nòng GAU-17/A.