Theo tạp chí Jane's, tàu hộ vệ FREMM đa nhiệm mang tên ITS Carabiniere đã rời cảng La Spezia vào hôm 20/12 bắt đầu chuyến hành trình kéo dài 4 tháng tới khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Nguồn ảnh: Jane'sTrong suốt chuyến hải trình 20.000 dặm biển, siêu hạm FREMM của Hải quân Italy sẽ ghé thăm Australia, cảng Jeddah (Ả Rập Xê-út), Colombo (Sri Lanka), Jakarta (Indonesia), Singapore, Karachi (Pakistan) và Muscat (Oman). Đặc biệt, con tàu sẽ có mặt ở triển lãm LIMA 2017 tại Langkawi, Malaysia. Đây được xem là lần đầu tiên chiến hạm FREMM của Hải quân Italy đến khu vực Đông Nam Á. Nguồn ảnh: NavWeapsTại buổi khởi hành tàu, Đô đốc Valter Girardelli cho biết rằng, tàu ITS Carabiniere sẽ tham gia các hoạt động diễn tập chung tại các quốc gia mà tàu này ghé vào. Nguồn ảnh: Naval TodayCarabiniere (593) là chiếc tàu thứ 4 thuộc lớp tàu hộ vệ đa nhiệm FREMM do Tập đoàn đóng tàu lớn nhất nước Pháp DCNS hợp tác cùng Fincatieri (Italy) thiết kế và chế tạo cho Hải quân Italy cùng Pháp. Ở Pháp, người ta gọi chúng là lớp tàu Aquitaine, trong khi Italy gọi là Bergamini. Nguồn ảnh: WikipediaTàu hộ vệ Carabiniere (F593) được khởi đóng ngày 6/4/2011, hạ thủy ngày 29/3/2014 và chính thức biên chế vào ngày 28/4/2015. Con tàu được cấu hình chuyên nhiệm tác chiến chống tàu ngầm, tuy nhiên nhìn chung nó có khả năng tác chiến tổng hợp với mọi mục tiêu trên mặt nước, dưới mặt nước và trên không. Nguồn ảnh: SeaWavesLớp tàu hộ vệ FREMM của Hải quân Italy có lượng giãn nước toàn tải 6.700 tấn (lớn hơn của Pháp), dài 144m, rộng 19,7m, mớn nước 8,7m, thủy thủ đoàn 201 người (tàu cấu hình chống ngầm) hoặc 149 người (cấu hình đa nhiệm). Nguồn ảnh: TopwarLớp tàu này được trang bị hệ thống động lực kết hợp diesel-điện-khí đốt với một máy tuốc bin khí 32MW LM2500+G4, 2 máy điện 2,5MW và 4 máy diesel. Tàu đạt tốc độ tối đa 29 hải lý/h, dự trữ hành trình 12.300km nếu chạy tốc độ kinh tế 15 hải lý/h. Nguồn ảnh: seaforceFREMM sở hữu hệ thống cảm biến tối tân hàng đầu NATO, được bố trí một độc đáo theo hình kim tự tháp tối ưu đáng kể khả năng tàng hình. Một trong những cảm biến khủng nhất trên FREMM là radar mạng pha bị động đa năng EMPAR do hãng Selex ES phát triển. Nó được thiết kế để sục sạo các mục tiêu trên không, cung cấp cự ly, độ cao, hướng cho việc hướng dẫn trên không (không lưu) ở phạm vi hơn 400km. Nó có khả năng theo dõi máy bay hoặc các mục tiêu cỡ nhỏ như tên lửa. Nguồn ảnh: defence 24Radar EMPAR kết hợp hệ thống phòng không tiên tiến sẽ đảm bảo khả năng đối phó với các tên lửa chống hạm tiên tiến, tốc độ siêu âm của Nga như P-270 Moskit, Yakhont. Ảnh: Cận cảnh hệ thống phóng thẳng đứng SYLVER A50 (16 ống phóng) vốn được trang bị trên các tàu hộ vệ FREMM. Nguồn ảnh: seaforcesSYLVER A50 được dùng để triển khai các tên lửa hải đối không Aster - có khả năng đánh chặn hầu hết các mục tiêu trên không gồm máy bay, UAV, tên lửa hành trình và tên lửa đạn đạo. Nó có thể triển khai đồng thời hai loại tên lửa gồm: Aster 15 phòng thủ điểm và biên đội tàu (tầm bắn 1,7-30km, độ cao đánh chặn từ 0-13km); Aster 30 phòng thủ hạm đội (tầm bắn 3-120km, độ cao đánh chặn 0-20km). Sau này, FREMM có thể triển khai các tên lửa đánh chặn Aster 30 Block 1 có thể bắn hạ tên lửa đạn đạo tầm ngắn 600km và tương lai xa hơn là Aster 30 Block 1NT có thể hạ tên lửa đạn đạo 1.500km. Nguồn ảnh: MBDAPháo hạm OTO Melara 76/62mm của tàu hộ vệ FREMM cũng rất đặc biệt, ngoài đạn pháo thông thường chúng có thể bắn đạn thông minh cơ động cao DART. Pháo đạt tốc độ bắn 120 phát/phút, tầm bắn 16-40km tùy loại đạn sử dụng. Tháp pháo được thiết kế tối ưu khả năng tàng hình. Nguồn ảnh: seaforceĐiểm hay của đạn thông minh DART trên pháo hạm FREMM là khả năng đánh chặn máy bay cơ động cao. Trên thân đạn DART được lắp các cánh lái nhỏ cho phép nó cơ động đeo bám mục tiêu trên không, sơ tốc đạn lên tới 1.200m/s, vượt 5km chỉ trong 5 giây. Nguồn ảnh: ShephardThay vì dùng Harpoon hay Exocet, các tàu hộ vệ FREMM của Italy hầu hết đều dùng hệ thống tên lửa hành trình chống hạm Otomat do chính quốc gia này sản xuất. Phiên bản Otomat trên FREMM thuộc đời mới nhất được định danh là Teseo Mk2/A (hoặc Mk 2 Block IV) có khả năng chọn lại mục tiêu sau khi phóng, cải thiện khả năng cơ động pha cuối, có thể tấn công mục tiêu đất liền. Tên lửa nặng 770kg, dài 4,46m, trang bị đầu nổ nặng 210kg, tầm bắn hơn 180km. Nguồn ảnh: WikiwandKhả năng tác chiến chống ngầm của FREMM Carabiniere là mạnh hơn hẳn so với các tàu cấu hình đa nhiệm (kế hoạch đóng 10 chiếc gồm 4 săn ngầm và 6 đa nhiệm). Chúng được trang bị 2 bệ 6 ống phóng ngư lôi WASS B-515/3 cùng ngư lôi hạng nhẹ MU90 và 4 tên lửa hành trình MILAS. Trong đó, loại MILAS thực ra là phiên bản sửa đổi của Otomat, nhưng mang theo đạn ngư lôi 324mm, tầm bắn 35km. Nguồn ảnh: WikipediaMU90 là ngư lôi chống ngầm hạng nhẹ thế hệ 3 do Pháp-Italy cùng phát triển. Chúng nổi bật với ưu thế tốc độ cao nhờ động cơ đẩy kiểu pump-jet có thể bơi trong "im lặng" khiến tàu địch khó phát hiện vô cùng. Ngoài ra, đầu đạn dùng kiểu nổ lõm cho phép xuyên thủng các tàu ngầm hai lớp của Liên Xô. Tầm bắn đạt 10-23km tùy thuộc tốc độ hành trình 54-93km/h, độ sâu tối đa 1.000m. Nguồn ảnh: WikipediaĐó là chưa kể đuôi tàu có hangar lớn cho phép chở đến 2 trực thăng săn ngầm SH-90A có phạm vi tác chiến đến 1.000km, mang được ngư lôi 324mm và tên lửa. Nguồn ảnh: Wikipedia
Theo tạp chí Jane's, tàu hộ vệ FREMM đa nhiệm mang tên ITS Carabiniere đã rời cảng La Spezia vào hôm 20/12 bắt đầu chuyến hành trình kéo dài 4 tháng tới khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Nguồn ảnh: Jane's
Trong suốt chuyến hải trình 20.000 dặm biển, siêu hạm FREMM của Hải quân Italy sẽ ghé thăm Australia, cảng Jeddah (Ả Rập Xê-út), Colombo (Sri Lanka), Jakarta (Indonesia), Singapore, Karachi (Pakistan) và Muscat (Oman). Đặc biệt, con tàu sẽ có mặt ở triển lãm LIMA 2017 tại Langkawi, Malaysia. Đây được xem là lần đầu tiên chiến hạm FREMM của Hải quân Italy đến khu vực Đông Nam Á. Nguồn ảnh: NavWeaps
Tại buổi khởi hành tàu, Đô đốc Valter Girardelli cho biết rằng, tàu ITS Carabiniere sẽ tham gia các hoạt động diễn tập chung tại các quốc gia mà tàu này ghé vào. Nguồn ảnh: Naval Today
Carabiniere (593) là chiếc tàu thứ 4 thuộc lớp tàu hộ vệ đa nhiệm FREMM do Tập đoàn đóng tàu lớn nhất nước Pháp DCNS hợp tác cùng Fincatieri (Italy) thiết kế và chế tạo cho Hải quân Italy cùng Pháp. Ở Pháp, người ta gọi chúng là lớp tàu Aquitaine, trong khi Italy gọi là Bergamini. Nguồn ảnh: Wikipedia
Tàu hộ vệ Carabiniere (F593) được khởi đóng ngày 6/4/2011, hạ thủy ngày 29/3/2014 và chính thức biên chế vào ngày 28/4/2015. Con tàu được cấu hình chuyên nhiệm tác chiến chống tàu ngầm, tuy nhiên nhìn chung nó có khả năng tác chiến tổng hợp với mọi mục tiêu trên mặt nước, dưới mặt nước và trên không. Nguồn ảnh: SeaWaves
Lớp tàu hộ vệ FREMM của Hải quân Italy có lượng giãn nước toàn tải 6.700 tấn (lớn hơn của Pháp), dài 144m, rộng 19,7m, mớn nước 8,7m, thủy thủ đoàn 201 người (tàu cấu hình chống ngầm) hoặc 149 người (cấu hình đa nhiệm). Nguồn ảnh: Topwar
Lớp tàu này được trang bị hệ thống động lực kết hợp diesel-điện-khí đốt với một máy tuốc bin khí 32MW LM2500+G4, 2 máy điện 2,5MW và 4 máy diesel. Tàu đạt tốc độ tối đa 29 hải lý/h, dự trữ hành trình 12.300km nếu chạy tốc độ kinh tế 15 hải lý/h. Nguồn ảnh: seaforce
FREMM sở hữu hệ thống cảm biến tối tân hàng đầu NATO, được bố trí một độc đáo theo hình kim tự tháp tối ưu đáng kể khả năng tàng hình. Một trong những cảm biến khủng nhất trên FREMM là radar mạng pha bị động đa năng EMPAR do hãng Selex ES phát triển. Nó được thiết kế để sục sạo các mục tiêu trên không, cung cấp cự ly, độ cao, hướng cho việc hướng dẫn trên không (không lưu) ở phạm vi hơn 400km. Nó có khả năng theo dõi máy bay hoặc các mục tiêu cỡ nhỏ như tên lửa. Nguồn ảnh: defence 24
Radar EMPAR kết hợp hệ thống phòng không tiên tiến sẽ đảm bảo khả năng đối phó với các tên lửa chống hạm tiên tiến, tốc độ siêu âm của Nga như P-270 Moskit, Yakhont. Ảnh: Cận cảnh hệ thống phóng thẳng đứng SYLVER A50 (16 ống phóng) vốn được trang bị trên các tàu hộ vệ FREMM. Nguồn ảnh: seaforces
SYLVER A50 được dùng để triển khai các tên lửa hải đối không Aster - có khả năng đánh chặn hầu hết các mục tiêu trên không gồm máy bay, UAV, tên lửa hành trình và tên lửa đạn đạo. Nó có thể triển khai đồng thời hai loại tên lửa gồm: Aster 15 phòng thủ điểm và biên đội tàu (tầm bắn 1,7-30km, độ cao đánh chặn từ 0-13km); Aster 30 phòng thủ hạm đội (tầm bắn 3-120km, độ cao đánh chặn 0-20km). Sau này, FREMM có thể triển khai các tên lửa đánh chặn Aster 30 Block 1 có thể bắn hạ tên lửa đạn đạo tầm ngắn 600km và tương lai xa hơn là Aster 30 Block 1NT có thể hạ tên lửa đạn đạo 1.500km. Nguồn ảnh: MBDA
Pháo hạm OTO Melara 76/62mm của tàu hộ vệ FREMM cũng rất đặc biệt, ngoài đạn pháo thông thường chúng có thể bắn đạn thông minh cơ động cao DART. Pháo đạt tốc độ bắn 120 phát/phút, tầm bắn 16-40km tùy loại đạn sử dụng. Tháp pháo được thiết kế tối ưu khả năng tàng hình. Nguồn ảnh: seaforce
Điểm hay của đạn thông minh DART trên pháo hạm FREMM là khả năng đánh chặn máy bay cơ động cao. Trên thân đạn DART được lắp các cánh lái nhỏ cho phép nó cơ động đeo bám mục tiêu trên không, sơ tốc đạn lên tới 1.200m/s, vượt 5km chỉ trong 5 giây. Nguồn ảnh: Shephard
Thay vì dùng Harpoon hay Exocet, các tàu hộ vệ FREMM của Italy hầu hết đều dùng hệ thống tên lửa hành trình chống hạm Otomat do chính quốc gia này sản xuất. Phiên bản Otomat trên FREMM thuộc đời mới nhất được định danh là Teseo Mk2/A (hoặc Mk 2 Block IV) có khả năng chọn lại mục tiêu sau khi phóng, cải thiện khả năng cơ động pha cuối, có thể tấn công mục tiêu đất liền. Tên lửa nặng 770kg, dài 4,46m, trang bị đầu nổ nặng 210kg, tầm bắn hơn 180km. Nguồn ảnh: Wikiwand
Khả năng tác chiến chống ngầm của FREMM Carabiniere là mạnh hơn hẳn so với các tàu cấu hình đa nhiệm (kế hoạch đóng 10 chiếc gồm 4 săn ngầm và 6 đa nhiệm). Chúng được trang bị 2 bệ 6 ống phóng ngư lôi WASS B-515/3 cùng ngư lôi hạng nhẹ MU90 và 4 tên lửa hành trình MILAS. Trong đó, loại MILAS thực ra là phiên bản sửa đổi của Otomat, nhưng mang theo đạn ngư lôi 324mm, tầm bắn 35km. Nguồn ảnh: Wikipedia
MU90 là ngư lôi chống ngầm hạng nhẹ thế hệ 3 do Pháp-Italy cùng phát triển. Chúng nổi bật với ưu thế tốc độ cao nhờ động cơ đẩy kiểu pump-jet có thể bơi trong "im lặng" khiến tàu địch khó phát hiện vô cùng. Ngoài ra, đầu đạn dùng kiểu nổ lõm cho phép xuyên thủng các tàu ngầm hai lớp của Liên Xô. Tầm bắn đạt 10-23km tùy thuộc tốc độ hành trình 54-93km/h, độ sâu tối đa 1.000m. Nguồn ảnh: Wikipedia
Đó là chưa kể đuôi tàu có hangar lớn cho phép chở đến 2 trực thăng săn ngầm SH-90A có phạm vi tác chiến đến 1.000km, mang được ngư lôi 324mm và tên lửa. Nguồn ảnh: Wikipedia