Năm 2017, theo Russian Helicopter, trong một chuyến thăm tới nhà máy sản xuất máy bay Kazan (Kazan Helicopter), đoàn đại biểu cấp cao Bộ Quốc phòng Việt Nam đã bày tỏ sự quan tâm tới máy bay trực thăng Mi-17V-5 – một trong những phiên bản hiện đại nhất của dòng máy bay Mi-8/17 huyền thoại. Nguồn ảnh: Airlines.netNhắc tới "dòng họ" trực thăng Mi-8/17, đương nhiên người ta sẽ nghĩ ngay tới năng lực vận tải tuyệt vời của nó. Nhưng thậm chí Mi-17V-5 còn được nâng cấp mạnh hơn nữa với cabin lớn cho phép chở tới 36 binh sĩ hoặc 5 tấn hàng hóa, ngoài ra còn có thể treo ngoài 4,5 tấn hàng hoặc trang bị vũ khí (súng, pháo hạng nặng). Nguồn ảnh: Airlines.netBên cạnh đó là tính năng bay đáng tin cậy có thể hoạt động tốt trong điều kiện khí hậu khắc nghiệt nhất. Máy bay được trang bị động cơ tuabin trục TV3-117VM hoặc VK-2500, chúng được tích hợp hệ thống kiểm soát kỹ thuật số toàn phần (FADEC) tăng đáng kể khả năng lái, kiểm soát trên không. Nguồn ảnh: Airlines.net Mi-17V-5 có thể đạt tốc độ bay tối đa 250km/h, tầm bay tiêu chuẩn 580km và có thể tăng lên 1.065km nếu mang theo 2 thùng dầu phụ, trần bay 6.000m. Nguồn ảnh: Airlines.netTrang bị điện tử theo kèm trên họ máy bay Mi-8/17 thường bị chê là quá đơn giản, nhưng với Mi-17V-5 thì lột xác hoàn toàn với bảng điều khiển lắp 4 màn hình màu MFD trông rất tiện nghi. Phi công lái máy bay có thể bay đêm an toàn với trang bị kính nhìn đêm và radar thời tiết. Nguồn ảnh: Airlines.netĐặc biệt, ngoài nhiệm vụ chính là vận tải chở quân, cứu hộ cứu nạn, khi cần Mi-17V-5 có thể trở thành trực thăng tấn công hạng nặng tiên tiến, đáp ứng nhiệm vụ yểm trợ hỏa lực hiệu quả cho bộ binh – xe tăng, hộ tống. Thậm chí, sức mạnh của nó có thể tiêu diệt được các loại xe tăng chủ lực hiện đại. Nguồn ảnh: Airlines.netHai bên hông của máy bay trực thăng Mi-17V-5 được trang bị hai khung giá treo phụ với 4 mấu cho phép mang đa dạng nhiều loại vũ khí gồm rocket, pháo thuyền và tên lửa chống tăng. Nguồn ảnh: Airlines.netTrong ảnh là Mi-17V-5 của Không quân Nga với cấu hình hai bệ phóng rocket 80mm 40 quả. Nguồn ảnh: Airlines.netRocket S-8 80mm do Liên Xô sản xuất và trang bị cho quân đội từ năm 1984 và vẫn tiếp tục sử dụng đến ngày nay. Hiện loại rocket này cũng được Việt Nam sử dụng phổ biến cho trực thăng và cả máy bay chiến đấu phản lực. Đạn rocket S-8 có thể làm được nhiều nhiệm vụ gồm tiêu diệt sinh lực địch, phá công sự, chống tăng - thiết giáp và chỉ điểm. Nguồn ảnh: RussiaweaponMỗi quả đạn rocket dài 1,5-1,7m, nặng 11,3-15,2kg, tầm bắn 2-4km phụ thuộc và đầu đạn và ngòi nổ. Ví dụ đạn rocket chống tăng S-8KO có tầm bắn 1,3-4km, xuyên giáp thép đồng nhất 400mm; đạn S-8B xuyên bê tông 800mm, tầm bắn 1,2-2,2km; đạt nổ phá S-8DF tạo ra sức nổ tương đương 6kg TNT, tầm bắn 1,3-4km. Nguồn ảnh: Russiaweapon40 quả rocket S-8 khi được phóng ra có sức mạnh tương đương các tổ hợp pháo phản lực lục quân như BM-21 Grad. Nguồn ảnh: 36plx.ruNgoài rocket, trực thăng Mi-17V-5 còn có thể mang được tối đa hai pháo thuyền (gunpod). Trong ảnh, chiếc Mi-17V-5 của Ấn Độ mang "pháo thuyền" UPK-23-250 lắp pháo tự động nòng kép GSh-23L cỡ 23mm có tốc độ bắn 3.400-3.600 phát/phút, bắn được đạn xuyên giáp. Nguồn ảnh: Airlines.netNgoài ra, theo một số nguồn tin, trực thăng đa nhiệm Mi-17V-5 còn có khả năng mang tên lửa chống tăng Shturm-V - phiên bản phóng từ trên không dành cho trực thăng của mẫu tên lửa 9M114 Shturm. Trong ảnh, hai ống phóng Shturm-V lắp trên trực thăng tấn công Mi-24. Nguồn ảnh: WikipediaTên lửa Shturm-V có thể đạt tầm bắn 400 tới 5.000m, xuyên giáp dày 550-600mm sau ERA. Các phiên bản cải tiến có thể xuyên tới 800mm thép sau ERA. Nguồn ảnh: Wikipedia Video Huy động trực thăng tìm kiếm cứu nạn vụ sạt lở tại thủy điện Rào Trăng 3 - Nguồn: Vietnamnet
Năm 2017, theo Russian Helicopter, trong một chuyến thăm tới nhà máy sản xuất máy bay Kazan (Kazan Helicopter), đoàn đại biểu cấp cao Bộ Quốc phòng Việt Nam đã bày tỏ sự quan tâm tới máy bay trực thăng Mi-17V-5 – một trong những phiên bản hiện đại nhất của dòng máy bay Mi-8/17 huyền thoại. Nguồn ảnh: Airlines.net
Nhắc tới "dòng họ" trực thăng Mi-8/17, đương nhiên người ta sẽ nghĩ ngay tới năng lực vận tải tuyệt vời của nó. Nhưng thậm chí Mi-17V-5 còn được nâng cấp mạnh hơn nữa với cabin lớn cho phép chở tới 36 binh sĩ hoặc 5 tấn hàng hóa, ngoài ra còn có thể treo ngoài 4,5 tấn hàng hoặc trang bị vũ khí (súng, pháo hạng nặng). Nguồn ảnh: Airlines.net
Bên cạnh đó là tính năng bay đáng tin cậy có thể hoạt động tốt trong điều kiện khí hậu khắc nghiệt nhất. Máy bay được trang bị động cơ tuabin trục TV3-117VM hoặc VK-2500, chúng được tích hợp hệ thống kiểm soát kỹ thuật số toàn phần (FADEC) tăng đáng kể khả năng lái, kiểm soát trên không. Nguồn ảnh: Airlines.net
Mi-17V-5 có thể đạt tốc độ bay tối đa 250km/h, tầm bay tiêu chuẩn 580km và có thể tăng lên 1.065km nếu mang theo 2 thùng dầu phụ, trần bay 6.000m. Nguồn ảnh: Airlines.net
Trang bị điện tử theo kèm trên họ máy bay Mi-8/17 thường bị chê là quá đơn giản, nhưng với Mi-17V-5 thì lột xác hoàn toàn với bảng điều khiển lắp 4 màn hình màu MFD trông rất tiện nghi. Phi công lái máy bay có thể bay đêm an toàn với trang bị kính nhìn đêm và radar thời tiết. Nguồn ảnh: Airlines.net
Đặc biệt, ngoài nhiệm vụ chính là vận tải chở quân, cứu hộ cứu nạn, khi cần Mi-17V-5 có thể trở thành trực thăng tấn công hạng nặng tiên tiến, đáp ứng nhiệm vụ yểm trợ hỏa lực hiệu quả cho bộ binh – xe tăng, hộ tống. Thậm chí, sức mạnh của nó có thể tiêu diệt được các loại xe tăng chủ lực hiện đại. Nguồn ảnh: Airlines.net
Hai bên hông của máy bay trực thăng Mi-17V-5 được trang bị hai khung giá treo phụ với 4 mấu cho phép mang đa dạng nhiều loại vũ khí gồm rocket, pháo thuyền và tên lửa chống tăng. Nguồn ảnh: Airlines.net
Trong ảnh là Mi-17V-5 của Không quân Nga với cấu hình hai bệ phóng rocket 80mm 40 quả. Nguồn ảnh: Airlines.net
Rocket S-8 80mm do Liên Xô sản xuất và trang bị cho quân đội từ năm 1984 và vẫn tiếp tục sử dụng đến ngày nay. Hiện loại rocket này cũng được Việt Nam sử dụng phổ biến cho trực thăng và cả máy bay chiến đấu phản lực. Đạn rocket S-8 có thể làm được nhiều nhiệm vụ gồm tiêu diệt sinh lực địch, phá công sự, chống tăng - thiết giáp và chỉ điểm. Nguồn ảnh: Russiaweapon
Mỗi quả đạn rocket dài 1,5-1,7m, nặng 11,3-15,2kg, tầm bắn 2-4km phụ thuộc và đầu đạn và ngòi nổ. Ví dụ đạn rocket chống tăng S-8KO có tầm bắn 1,3-4km, xuyên giáp thép đồng nhất 400mm; đạn S-8B xuyên bê tông 800mm, tầm bắn 1,2-2,2km; đạt nổ phá S-8DF tạo ra sức nổ tương đương 6kg TNT, tầm bắn 1,3-4km. Nguồn ảnh: Russiaweapon
40 quả rocket S-8 khi được phóng ra có sức mạnh tương đương các tổ hợp pháo phản lực lục quân như BM-21 Grad. Nguồn ảnh: 36plx.ru
Ngoài rocket, trực thăng Mi-17V-5 còn có thể mang được tối đa hai pháo thuyền (gunpod). Trong ảnh, chiếc Mi-17V-5 của Ấn Độ mang "pháo thuyền" UPK-23-250 lắp pháo tự động nòng kép GSh-23L cỡ 23mm có tốc độ bắn 3.400-3.600 phát/phút, bắn được đạn xuyên giáp. Nguồn ảnh: Airlines.net
Ngoài ra, theo một số nguồn tin, trực thăng đa nhiệm Mi-17V-5 còn có khả năng mang tên lửa chống tăng Shturm-V - phiên bản phóng từ trên không dành cho trực thăng của mẫu tên lửa 9M114 Shturm. Trong ảnh, hai ống phóng Shturm-V lắp trên trực thăng tấn công Mi-24. Nguồn ảnh: Wikipedia
Tên lửa Shturm-V có thể đạt tầm bắn 400 tới 5.000m, xuyên giáp dày 550-600mm sau ERA. Các phiên bản cải tiến có thể xuyên tới 800mm thép sau ERA. Nguồn ảnh: Wikipedia
Video Huy động trực thăng tìm kiếm cứu nạn vụ sạt lở tại thủy điện Rào Trăng 3 - Nguồn: Vietnamnet