Đêm ngày 18/12/1941, Đại đội 45, Trung đoàn 291 phát hiện ra máy bay B-52 khi chúng còn cách Hà Nội tới 500km. Việc phát hiện sớm đã giúp lực lượng phòng không bảo vệ Hà Nội và các tỉnh thành khác chủ động triển khai đánh địch.Ngày 22/12/1972, giữa lúc cuộc chiến đấu với B-52 đang diễn ra vô cùng khốc liệt, Thủ tướng Phạm Văn Đồng đã đến thăm Trung đoàn 291. Khi nghe báo cáo, trung đoàn đã phát hiện B-52 cách Hà Nội 500km và báo động sớm 35 phút, Thủ tướng lặng đi vì xúc động và nói: “Nhân dân cảm ơn các đồng chí!”.Tất nhiên việc các chiến sĩ Đại đội 45 phát hiện được B-52 còn phải nhờ tới khí tài Liên Xô viện trợ. Đó là hệ thống radar báo động sớm P-35 - một trong những loại "mắt thần" hiện đại nhất thời bấy giờ mà Liên Xô giúp cho ta.Radar P-35 được Liên Xô sản xuất từ năm 1958 và được Moscow trang bị cho miền Bắc Việt Nam từ đầu những năm 1960. Không chỉ B-52, mà trong suốt cuộc chiến chống chiến tranh phá hoại, P-35 đã góp phần báo động sớm hàng nghìn lượt máy bay Mỹ vào đánh phá.Radar P-35 sử dụng băng tần E và F, thuộc dạng thiết bị cảnh báo sớm đặt dưới mặt đất và có khả năng cơ động. Dàn radar này có độ rộng xung chỉ từ 1,5 tới 4,5 micro giây, đồng nghĩa với việc nó có độ nhạy cực cao.P-35 được đặt trên cơ cấu quay và có tốc độ quay tối đa khoảng 7 vòng mỗi phút. Dàn radar này có độ phủ rộng tới 350 cây số và phủ được lên tới tầm cao 25.000 mét.Do quay liên tục nên dàn radar P-35 của Việt Nam có khả năng phát hiện mục tiêu ở 360 độ với độ trễ tối đa chỉ khoảng vài giây.Độ chính xác của P-35 vào khoảng 500 mét so với mục tiêu. Khi sử dụng kết hợp với những tên lửa SA-2 có sức công phá mạnh, độ lệch này là hoàn toàn không đáng kể.Cửa vào đài radar P-35.Với khả năng phủ sóng cao tới 25.000 mét, các "pháo đài bay" B-52 hoàn toàn không có bất cứ cơ hội nào để có thể thoát khỏi P-35 khi mà chúng chỉ di chuyển ở độ cao 10.000 mét.Do có độ nhạy rất cao, các dàn radar P-35 có thể thấy rõ được rải nhiễu do B-52 tạo ra khi chúng di chuyển, từ đó có thể xác định được đúng vị trí, hướng bay và tốc độ bay của những chiếc pháo đài bay này.Có thể coi, những dàn radar P-35 chính là tai mắt của Hà Nội trong chiến dịch 12 ngày đêm lịch sử.Hiện tại, dàn radar có công đầu phát hiện ra máy bay B-52 của Mỹ này đang được trưng bày trong khuôn viên của Bảo tàng Phòng không- Không quân, Hà Nội.Toàn cảnh dàn radar có chiến công hiển hách ngay ngày đầu ra quân.Mời độc giả xem Video: Cận cảnh dàn radar P-35 của Nga trong trạng thái hành quân. Nguồn: Youtube.
Đêm ngày 18/12/1941, Đại đội 45, Trung đoàn 291 phát hiện ra máy bay B-52 khi chúng còn cách Hà Nội tới 500km. Việc phát hiện sớm đã giúp lực lượng phòng không bảo vệ Hà Nội và các tỉnh thành khác chủ động triển khai đánh địch.
Ngày 22/12/1972, giữa lúc cuộc chiến đấu với B-52 đang diễn ra vô cùng khốc liệt, Thủ tướng Phạm Văn Đồng đã đến thăm Trung đoàn 291. Khi nghe báo cáo, trung đoàn đã phát hiện B-52 cách Hà Nội 500km và báo động sớm 35 phút, Thủ tướng lặng đi vì xúc động và nói: “Nhân dân cảm ơn các đồng chí!”.
Tất nhiên việc các chiến sĩ Đại đội 45 phát hiện được B-52 còn phải nhờ tới khí tài Liên Xô viện trợ. Đó là hệ thống radar báo động sớm P-35 - một trong những loại "mắt thần" hiện đại nhất thời bấy giờ mà Liên Xô giúp cho ta.
Radar P-35 được Liên Xô sản xuất từ năm 1958 và được Moscow trang bị cho miền Bắc Việt Nam từ đầu những năm 1960. Không chỉ B-52, mà trong suốt cuộc chiến chống chiến tranh phá hoại, P-35 đã góp phần báo động sớm hàng nghìn lượt máy bay Mỹ vào đánh phá.
Radar P-35 sử dụng băng tần E và F, thuộc dạng thiết bị cảnh báo sớm đặt dưới mặt đất và có khả năng cơ động. Dàn radar này có độ rộng xung chỉ từ 1,5 tới 4,5 micro giây, đồng nghĩa với việc nó có độ nhạy cực cao.
P-35 được đặt trên cơ cấu quay và có tốc độ quay tối đa khoảng 7 vòng mỗi phút. Dàn radar này có độ phủ rộng tới 350 cây số và phủ được lên tới tầm cao 25.000 mét.
Do quay liên tục nên dàn radar P-35 của Việt Nam có khả năng phát hiện mục tiêu ở 360 độ với độ trễ tối đa chỉ khoảng vài giây.
Độ chính xác của P-35 vào khoảng 500 mét so với mục tiêu. Khi sử dụng kết hợp với những tên lửa SA-2 có sức công phá mạnh, độ lệch này là hoàn toàn không đáng kể.
Cửa vào đài radar P-35.
Với khả năng phủ sóng cao tới 25.000 mét, các "pháo đài bay" B-52 hoàn toàn không có bất cứ cơ hội nào để có thể thoát khỏi P-35 khi mà chúng chỉ di chuyển ở độ cao 10.000 mét.
Do có độ nhạy rất cao, các dàn radar P-35 có thể thấy rõ được rải nhiễu do B-52 tạo ra khi chúng di chuyển, từ đó có thể xác định được đúng vị trí, hướng bay và tốc độ bay của những chiếc pháo đài bay này.
Có thể coi, những dàn radar P-35 chính là tai mắt của Hà Nội trong chiến dịch 12 ngày đêm lịch sử.
Hiện tại, dàn radar có công đầu phát hiện ra máy bay B-52 của Mỹ này đang được trưng bày trong khuôn viên của Bảo tàng Phòng không- Không quân, Hà Nội.
Toàn cảnh dàn radar có chiến công hiển hách ngay ngày đầu ra quân.
Mời độc giả xem Video: Cận cảnh dàn radar P-35 của Nga trong trạng thái hành quân. Nguồn: Youtube.