Tổ hợp tên lửa A-135 được coi là một trong những hệ thống phòng thủ chống tên lửa đạn đạo hiện đại, đắt tiền và toàn diện nhất mà Liên Xô đã từng xây dựng. Nguồn ảnh: Youtube.Hệ thống này được sử dụng để bảo vệ toàn diện không phận Moscow khỏi mọi loại tên lửa của đối phương, ngoài ra tổ hợp A-135 cũng được sử dụng để bảo vệ các khu công nghiệp quốc phòng quan trọng nhất của Nga ở vùng Ural. Nguồn ảnh: Panoriano.Với các trạm radar Don-2N, hệ thống này cho phép quét một khu vực rộng từ 1500 tới 2000 km tùy thuộc vào địa hình, địa vật và có thể "tóm" được những mục tiêu bay có kích thước chỉ 5cmx5cm. Nguồn ảnh: Wiki.Các trạm radar cảnh báo sớm Don-2N được xây dựng từ năm 1978 tới năm 1989 thì hoàn thiện hoàn toàn và bắt đầu được đưa vào hoạt động từ năm 1996. Nguồn ảnh: Forums.Do tất cả các tên lửa đánh chặn của tổ hợp chống tên lửa đạn đạo A-135 đều được đặt bên dưới lòng đất nên cách phát hiện ra chúng chỉ có thể dựa vào sự hiện diện của những trạm radar Don-2N khổng lồ được Nga xây dựng sau này. Nguồn ảnh: Write.Tổ hợp A-135 bao gồm 68 tên lửa đánh chặn tầm trung 53T6 tầm trung. Bên cạnh các loại đầu đạn thông thường 53T6 còn có khả năng triển khai đầu đạn hạt nhân dành riêng cho nhiệm vụ đánh chặn tên lửa đạn đạo ở tầm cao. Tổng cộng trong mỗi tổ hợp A-135 có từ 12 tới 16 tên lửa 53T6 mang đầu đạn hạt nhân dành cho nhiệm vụ đánh chặn. Nguồn ảnh: Googleearth.Ở Nga hiện nay có tổng cộng 7 tổ hợp đánh chặn tên lửa A-135 tuy nhiên hai tổ hợp đã ngừng hoạt động. Hiện nay chỉ còn 5 tổ hợp A-135 còn hoạt động trong đó có một tổ hợp duy nhất tại Sofrino đã được xác nhận là có cùng vị trí với trạm Radar Don-2N. Nguồn ảnh: Wiki.Ở 4 tổ hợp còn lại, người ta chỉ có thể thấy được vị trí của các dàn radar Don-2N chứ không thể xác định được các vị trí đặt giếng phóng tên lửa sâu trong mặt đất vốn được coi là những thông tin tuyệt mật của Nga hiện tại. Nguồn ảnh: Sputnik.Ảnh chụp vệ tinh một trận địa tên lửa với trạm radar Don-2N được đặt giữa một cánh rừng tại một vị trí không xác định ở Nga và một khu hậu cần ở phía bên phải. Nguồn ảnh: Googleearth,Tuy đã ra đời từ những năm 80 của thế kỷ trước nhưng các tổ hợp tên lửa A-135 cùng với radar cảnh giới chiến lược Don-2N vẫn được tin là có đủ khả năng để hoạt động và đáp ứng được những nhu cầu tác chiến trong thời điểm hiện tại. Nguồn ảnh: Strategic.Sau A-135, phía Nga đã tiếp tục nâng cấp các hệ thống đánh chặn tên lửa chiến lược khác như Samolet-M và gần đây là A-235. Các hệ thống này được cho là sẽ sử dụng loại tên lửa đánh chặn 53T6 đời mới nhưng cũng có khả năng triển khai từ các giếng phóng cũ của loại tên lửa 53T6 trước đây. Nguồn ảnh: Road.Hình ảnh trạm radar Don-2N được máy bay do thám không người lái Mỹ ghi lại thời chiến tranh Lạnh. Có thể thấy ngay từ khi chưa được đưa vào sử dụng, Don-2N và các trận địa tên lửa A-135 đã khiến người Mỹ phải lo lắng. Nguồn ảnh: Army.Ngày nay, các trạm radar Don-2N của Nga vẫn tiếp tục hoạt động liên tục, đóng góp không nhỏ vào hệ thống lưới radar nhiều tầng của lực lượng phòng không Nga. Nguồn ảnh: Deagel.
Tổ hợp tên lửa A-135 được coi là một trong những hệ thống phòng thủ chống tên lửa đạn đạo hiện đại, đắt tiền và toàn diện nhất mà Liên Xô đã từng xây dựng. Nguồn ảnh: Youtube.
Hệ thống này được sử dụng để bảo vệ toàn diện không phận Moscow khỏi mọi loại tên lửa của đối phương, ngoài ra tổ hợp A-135 cũng được sử dụng để bảo vệ các khu công nghiệp quốc phòng quan trọng nhất của Nga ở vùng Ural. Nguồn ảnh: Panoriano.
Với các trạm radar Don-2N, hệ thống này cho phép quét một khu vực rộng từ 1500 tới 2000 km tùy thuộc vào địa hình, địa vật và có thể "tóm" được những mục tiêu bay có kích thước chỉ 5cmx5cm. Nguồn ảnh: Wiki.
Các trạm radar cảnh báo sớm Don-2N được xây dựng từ năm 1978 tới năm 1989 thì hoàn thiện hoàn toàn và bắt đầu được đưa vào hoạt động từ năm 1996. Nguồn ảnh: Forums.
Do tất cả các tên lửa đánh chặn của tổ hợp chống tên lửa đạn đạo A-135 đều được đặt bên dưới lòng đất nên cách phát hiện ra chúng chỉ có thể dựa vào sự hiện diện của những trạm radar Don-2N khổng lồ được Nga xây dựng sau này. Nguồn ảnh: Write.
Tổ hợp A-135 bao gồm 68 tên lửa đánh chặn tầm trung 53T6 tầm trung. Bên cạnh các loại đầu đạn thông thường 53T6 còn có khả năng triển khai đầu đạn hạt nhân dành riêng cho nhiệm vụ đánh chặn tên lửa đạn đạo ở tầm cao. Tổng cộng trong mỗi tổ hợp A-135 có từ 12 tới 16 tên lửa 53T6 mang đầu đạn hạt nhân dành cho nhiệm vụ đánh chặn. Nguồn ảnh: Googleearth.
Ở Nga hiện nay có tổng cộng 7 tổ hợp đánh chặn tên lửa A-135 tuy nhiên hai tổ hợp đã ngừng hoạt động. Hiện nay chỉ còn 5 tổ hợp A-135 còn hoạt động trong đó có một tổ hợp duy nhất tại Sofrino đã được xác nhận là có cùng vị trí với trạm Radar Don-2N. Nguồn ảnh: Wiki.
Ở 4 tổ hợp còn lại, người ta chỉ có thể thấy được vị trí của các dàn radar Don-2N chứ không thể xác định được các vị trí đặt giếng phóng tên lửa sâu trong mặt đất vốn được coi là những thông tin tuyệt mật của Nga hiện tại. Nguồn ảnh: Sputnik.
Ảnh chụp vệ tinh một trận địa tên lửa với trạm radar Don-2N được đặt giữa một cánh rừng tại một vị trí không xác định ở Nga và một khu hậu cần ở phía bên phải. Nguồn ảnh: Googleearth,
Tuy đã ra đời từ những năm 80 của thế kỷ trước nhưng các tổ hợp tên lửa A-135 cùng với radar cảnh giới chiến lược Don-2N vẫn được tin là có đủ khả năng để hoạt động và đáp ứng được những nhu cầu tác chiến trong thời điểm hiện tại. Nguồn ảnh: Strategic.
Sau A-135, phía Nga đã tiếp tục nâng cấp các hệ thống đánh chặn tên lửa chiến lược khác như Samolet-M và gần đây là A-235. Các hệ thống này được cho là sẽ sử dụng loại tên lửa đánh chặn 53T6 đời mới nhưng cũng có khả năng triển khai từ các giếng phóng cũ của loại tên lửa 53T6 trước đây. Nguồn ảnh: Road.
Hình ảnh trạm radar Don-2N được máy bay do thám không người lái Mỹ ghi lại thời chiến tranh Lạnh. Có thể thấy ngay từ khi chưa được đưa vào sử dụng, Don-2N và các trận địa tên lửa A-135 đã khiến người Mỹ phải lo lắng. Nguồn ảnh: Army.
Ngày nay, các trạm radar Don-2N của Nga vẫn tiếp tục hoạt động liên tục, đóng góp không nhỏ vào hệ thống lưới radar nhiều tầng của lực lượng phòng không Nga. Nguồn ảnh: Deagel.