Xung đột biên giới Trung-Ấn đang ngày càng trở nên căng thẳng và mới đây nhất binh lính hai bên đã... cầm gạch đá ném nhau qua biên giới. Đây được đánh giá là thời điểm đen tối nhất trong quan hệ ngoại giao giữa hai nước trong 30 năm qua. Nguồn ảnh: DNS.Cả Trung Quốc và Ấn Độ đều được coi là hai cường quốc quân sự lớn bậc nhất châu Á. Trong tình huống xảy ra chiến tranh, sức mạnh quân sự, kinh tế, dân số và cả các trang thiết bị của cả hai nước cũng đều gần như tương đương để phục vụ cho một cuộc chiến ở trên dãy Himalaya. Nguồn ảnh: NDTV.Do có địa hình ở trên cao, không khí loãng nên chỉ một vài loại trực thăng vận tải có thể hoạt động được ở khu vực tranh chấp giữa hai nước. Một trong số đó là loại trực thăng vận tải khổng lồ Mi-26. Với khả năng vận tải vượt trội của mình, các trực thăng Mi-26 không những có thể chở hàng, chở người mà còn có thể không vận được cả pháo lựu lên dãy Himalaya. Nguồn ảnh: WWM.Tuy nhiên số lượng trực thăng vận tải Mi-26 trong biên chế của Không quân Ấn Độ là không nhiều, hiện nước này đang có kế hoạch mua thêm các trực thăng vận tải CH-47 từ Mỹ để thay thế dần cho các trực thăng vận tải cũ kỹ từ thời Liên Xô của mình. Nguồn ảnh: Pinterest.Đặc biệt, trong biên chế của Quân đội Ấn Độ có tới hơn 170 chiếc trực thăng vận tải đa năng Mi-17. Loại trực thăng này có thể vừa làm nhiệm vụ tấn công, vừa làm nhiệm vụ vận chuyển trên dãy Himalaya mà không gặp phải khó khăn đáng kể nào. Nguồn ảnh: Youtube.Về trang bị pháo lựu, một trong những khẩu pháo lựu nguy hiểm bậc nhất của Ấn Độ chính là những khẩu M777 được Mỹ cung cấp. Có trọng lượng chỉ 4.2 tấn, những khẩu pháo này có thể được không vận một cách dễ dàng lên dãy Himalaya nơi đang diễn ra tranh chấp. Nguồn ảnh: Wiki.Có tầm bắn lên tới 40 km khi sử dụng đạn tăng tầm, những khẩu pháo lựu M777 có thể bắn với tốc độ tối đa 5 phát mỗi phút, cung cáp khả năng yểm trợ hỏa lực tấp cập cực kỳ mạnh cho quân đội Ấn Độ. Nguồn ảnh: India.Bên cạnh M777, lựu pháo D-30 cũng được Quân đội Ấn Độ sử dụng với số lượng lớn, biên chế còn hơn 120 khẩu. Loại lựu pháo có xuất xứ Liên Xô này có trọng lượng chỉ 3,2 tấn; hoàn toàn thích hợp với việc vận chuyển bằng trực thăng vận lên khu vực Himalaya. Nguồn ảnh: Youtube.Về phía Quân đội Trung Quốc, dù được trang bị khá ít loại pháo lựu nhưng những khẩu pháo lựu của lực lượng này lại có số lượng cực kỳ nhiều và đặc biệt là Trung Quốc có thể tự sản xuất được. Cụ thể, lựu pháo PL66 của Trung Quốc có cỡ nòng 152 mm được xây dựng dựa trên khẩu D20 của Liên Xô, có tầm bắn 20km và có trọng lượng chỉ 5,7 tấn, rất dễ dàng không vận bằng trực thăng. Nguồn ảnh: Defense.Ngoài ra, trong biên chế của Quân đội Trung Quốc còn có khẩu pháo lựu PL83 cỡ nòng 122mm có trọng lượng chỉ 2,6 tấn. Loại pháo này của Trung Quốc có tầm bắn lên tới 20 km và được biên chế duy nhất ở Tây Tạng. Nguồn ảnh: Defense.Phía Trung Quốc còn được trang bị các loại pháo phản lực PHL03 cỡ nòng 300mm. Loại pháo phản lực khổng lồ này của Trung Quốc có tầm bắn từ 70 tới 130km phụ thuộc vào loại đạn. Nguồn ảnh: Defense.Một loại pháo phản lực khác rất lợi hại do Trung Quốc tự sản xuất đó là Type 63 107mm. Loại pháo phản lực này được biên chế sử dụng cho bộ binh hạng nhẹ và các đơn vị sơn cước với trọng lượng một dàn phóng 12 ống chỉ vào khoảng 600 kg. Nguồn ảnh: Defense.Đặc biệt, loại pháo phản lực này của Trung Quốc còn có một bệ phóng đơn rất gọn nhẹ có thể gập gọn lại được giúp lính sơn cước có thể triển khai đánh tập kích một cách bất ngờ bằng loại pháo này. Nguồn ảnh: Defense.Giống với phía Ấn Độ, các loại trực thăng lớn nhất của Trung Quốc cũng đều có xuất sứ từ Liên Xô, trong đó có cả Mi-26 và Mi-8/17. Về khả năng trực thăng vận hai bên đều sở hữu sức mạnh tương đồng và không bên nào là quá vượt trội. Nguồn ảnh: Pravda.Nhìn chung trong những giờ phút đầu tiên nếu xung đột biên giới Trung-Ấn nổ ra giao tranh lớn, cả hai bên đều sẽ không thể ngay lập tức triển khai các vũ khí hạng nặng. Đóng vai trò tác chiến chủ đạo vẫn sẽ là lực lượng bộ binh sơn cước, pháo binh và trực thăng vận, trước khi họ được tăng viện bởi các lực lượng phòng thủ đóng gần đó. Nguồn ảnh: Rushe.
Xung đột biên giới Trung-Ấn đang ngày càng trở nên căng thẳng và mới đây nhất binh lính hai bên đã... cầm gạch đá ném nhau qua biên giới. Đây được đánh giá là thời điểm đen tối nhất trong quan hệ ngoại giao giữa hai nước trong 30 năm qua. Nguồn ảnh: DNS.
Cả Trung Quốc và Ấn Độ đều được coi là hai cường quốc quân sự lớn bậc nhất châu Á. Trong tình huống xảy ra chiến tranh, sức mạnh quân sự, kinh tế, dân số và cả các trang thiết bị của cả hai nước cũng đều gần như tương đương để phục vụ cho một cuộc chiến ở trên dãy Himalaya. Nguồn ảnh: NDTV.
Do có địa hình ở trên cao, không khí loãng nên chỉ một vài loại trực thăng vận tải có thể hoạt động được ở khu vực tranh chấp giữa hai nước. Một trong số đó là loại trực thăng vận tải khổng lồ Mi-26. Với khả năng vận tải vượt trội của mình, các trực thăng Mi-26 không những có thể chở hàng, chở người mà còn có thể không vận được cả pháo lựu lên dãy Himalaya. Nguồn ảnh: WWM.
Tuy nhiên số lượng trực thăng vận tải Mi-26 trong biên chế của Không quân Ấn Độ là không nhiều, hiện nước này đang có kế hoạch mua thêm các trực thăng vận tải CH-47 từ Mỹ để thay thế dần cho các trực thăng vận tải cũ kỹ từ thời Liên Xô của mình. Nguồn ảnh: Pinterest.
Đặc biệt, trong biên chế của Quân đội Ấn Độ có tới hơn 170 chiếc trực thăng vận tải đa năng Mi-17. Loại trực thăng này có thể vừa làm nhiệm vụ tấn công, vừa làm nhiệm vụ vận chuyển trên dãy Himalaya mà không gặp phải khó khăn đáng kể nào. Nguồn ảnh: Youtube.
Về trang bị pháo lựu, một trong những khẩu pháo lựu nguy hiểm bậc nhất của Ấn Độ chính là những khẩu M777 được Mỹ cung cấp. Có trọng lượng chỉ 4.2 tấn, những khẩu pháo này có thể được không vận một cách dễ dàng lên dãy Himalaya nơi đang diễn ra tranh chấp. Nguồn ảnh: Wiki.
Có tầm bắn lên tới 40 km khi sử dụng đạn tăng tầm, những khẩu pháo lựu M777 có thể bắn với tốc độ tối đa 5 phát mỗi phút, cung cáp khả năng yểm trợ hỏa lực tấp cập cực kỳ mạnh cho quân đội Ấn Độ. Nguồn ảnh: India.
Bên cạnh M777, lựu pháo D-30 cũng được Quân đội Ấn Độ sử dụng với số lượng lớn, biên chế còn hơn 120 khẩu. Loại lựu pháo có xuất xứ Liên Xô này có trọng lượng chỉ 3,2 tấn; hoàn toàn thích hợp với việc vận chuyển bằng trực thăng vận lên khu vực Himalaya. Nguồn ảnh: Youtube.
Về phía Quân đội Trung Quốc, dù được trang bị khá ít loại pháo lựu nhưng những khẩu pháo lựu của lực lượng này lại có số lượng cực kỳ nhiều và đặc biệt là Trung Quốc có thể tự sản xuất được. Cụ thể, lựu pháo PL66 của Trung Quốc có cỡ nòng 152 mm được xây dựng dựa trên khẩu D20 của Liên Xô, có tầm bắn 20km và có trọng lượng chỉ 5,7 tấn, rất dễ dàng không vận bằng trực thăng. Nguồn ảnh: Defense.
Ngoài ra, trong biên chế của Quân đội Trung Quốc còn có khẩu pháo lựu PL83 cỡ nòng 122mm có trọng lượng chỉ 2,6 tấn. Loại pháo này của Trung Quốc có tầm bắn lên tới 20 km và được biên chế duy nhất ở Tây Tạng. Nguồn ảnh: Defense.
Phía Trung Quốc còn được trang bị các loại pháo phản lực PHL03 cỡ nòng 300mm. Loại pháo phản lực khổng lồ này của Trung Quốc có tầm bắn từ 70 tới 130km phụ thuộc vào loại đạn. Nguồn ảnh: Defense.
Một loại pháo phản lực khác rất lợi hại do Trung Quốc tự sản xuất đó là Type 63 107mm. Loại pháo phản lực này được biên chế sử dụng cho bộ binh hạng nhẹ và các đơn vị sơn cước với trọng lượng một dàn phóng 12 ống chỉ vào khoảng 600 kg. Nguồn ảnh: Defense.
Đặc biệt, loại pháo phản lực này của Trung Quốc còn có một bệ phóng đơn rất gọn nhẹ có thể gập gọn lại được giúp lính sơn cước có thể triển khai đánh tập kích một cách bất ngờ bằng loại pháo này. Nguồn ảnh: Defense.
Giống với phía Ấn Độ, các loại trực thăng lớn nhất của Trung Quốc cũng đều có xuất sứ từ Liên Xô, trong đó có cả Mi-26 và Mi-8/17. Về khả năng trực thăng vận hai bên đều sở hữu sức mạnh tương đồng và không bên nào là quá vượt trội. Nguồn ảnh: Pravda.
Nhìn chung trong những giờ phút đầu tiên nếu xung đột biên giới Trung-Ấn nổ ra giao tranh lớn, cả hai bên đều sẽ không thể ngay lập tức triển khai các vũ khí hạng nặng. Đóng vai trò tác chiến chủ đạo vẫn sẽ là lực lượng bộ binh sơn cước, pháo binh và trực thăng vận, trước khi họ được tăng viện bởi các lực lượng phòng thủ đóng gần đó. Nguồn ảnh: Rushe.