Theo thông cáo của Đại sứ quán Australia tại Hà Nội, hôm 4/6, tàu hộ vệ HMAS Ballarat của Hải quân Australia đã cập cảng Đà Nẵng bắt đầu chuyến thăm, giao lưu với hải quân và người dân Việt Nam kéo dài 4 ngày (8/6). Chuyến thăm dự kiến sẽ tăng cường mối quan hệ giữa hải quân của Australia và Việt Nam cũng như quan hệ giữa hai nước nói chung. Nguồn ảnh: Zing.vnTrong thời gian ở thăm Đà Nẵng, Thuyền trưởng và thủy thủ đoàn sẽ gặp các sĩ quan và thuỷ thủ hải quân Việt Nam để tham gia một loạt các hoạt động thiện chí và thực hành trao đổi chuyên môn về hoạt động của tàu. Thủy thủ đoàn cũng sẽ tham gia giao lưu thể thao với cán bộ chiến sỹ Lữ đoàn 172 của hải quân Việt Nam cũng như tìm hiểu văn hoá và gặp gỡ người dân Việt Nam. Nguồn ảnh: WikipediaHMAS Ballarat (FFH 155) là một trong những tàu hộ vệ tên lửa hiện đại nhất của Hải quân Hoàng gia Australia (RAN). Con tàu thuộc lớp Anzac được chế tạo từ ngày 4/8/2000 đến 25/5/2002 thì hạ thủy. Nó chính thức biên chế vào ngày 26/4/2004. Nguồn ảnh: WikipediaTrên tàu chiến HMAS Ballarat được tích hợp nhiều công nghệ vũ khí tiên tiến, đặc biệt nó sở hữu cả khả năng phòng thủ tên lửa như các tàu khu trục tên lửa hiện đại, dù lượng giãn nước của con tàu không quá lớn – chỉ khoảng 3.800 tấn, dài hơn 110m. Nguồn ảnh: Zing.vnTrong ảnh là các mặt anten mạng pha của hệ thống radar mạng pha chủ động CEAFAR - một trong hai thành tố chính tạo nên khả năng phòng thủ tên lửa của tàu HMAS Ballarat. Loại radar này được đánh giá cao ở khả năng phát hiện theo dõi nhiều loại mục tiêu, bao gồm cả phát hiện - bắt bám các mục tiêu tốc độ cao, cơ động cao giống như tên lửa hành trình siêu thanh. Nguồn ảnh: Zing.vnThành phần thứ hai của hệ thống phòng thủ tên lửa trên HMAS Ballarat là hệ thống tên lửa đánh chặn RIM-162 ESSM. Trong ảnh, HMAS Ballarat phóng đồng loạt nhiều tên lửa RIM-162. Nguồn ảnh: WikipediaCác tên lửa RIM-162 ESSM được bố trí trong các hệ thống phóng thẳng đứng Mk41 Mod 5 VLS. Nguồn ảnh: WikipediaKhả năng tấn công của HMAS Ballarat cũng rất đáng chú ý với việc trang bị 8 tên lửa hành trình chống hạm Harpoon Block II được bố trí trên các bệ phóng ở thượng tầng. Nguồn ảnh: Zing.vnTên lửa Harpoon Block 2 là phiên bản nâng cấp rất mạnh của dòng tên lửa Harpoon do Mỹ sản xuất. Harpoon Block 2 tích hợp khả năng kháng nhiễu điện tử tốt hơn, cải thiện khả năng bắt bám mục tiêu, dẫn đường và đặc biệt là tăng tầm bắn lên 278km. Nguồn ảnh: WikipediaNgoài ra, HMAS Ballarat còn có một hệ thống pháo hạm 127mm MK 45 cùng 2 bệ súng máy tự động phòng thủ tầm gần Rafael Mini Typhoon 12,7mm. Nguồn ảnh: Zing.vnVũ khí chống ngầm có 2 bệ ngư lôi 324mm Mk 32 Mod 5 trang bị các đạn ngư lôi thế hệ 3 MU 90 trang bị đầu tự dẫn thủy âm chủ động - bị động, tầm phóng 10-23km, đặc biệt có thể xuyên sâu xuống mặt nước 1000m. Bên cạnh đó, được trang bị động cơ pump-jet chạy điện cho phép MU 90 di chuyển với tốc độ cao nhưng "như một hố đen" khiến tàu ngầm đối phương khó phát hiện. Nguồn ảnh: WikipediaNgoài ra, ở đuôi tàu có một hangar và sân đỗ cho phép triển khai một trực thăng săn ngầm S-70B Seahawk. Tất nhiên, bên cạnh đó thân tàu được tích hợp một loạt hệ thống định vị thủy âm cho phép phát hiện tàu ngầm và chỉ thị tấn công ở nhiều cự ly. Nguồn ảnh: Zing.vn
Theo thông cáo của Đại sứ quán Australia tại Hà Nội, hôm 4/6, tàu hộ vệ HMAS Ballarat của Hải quân Australia đã cập cảng Đà Nẵng bắt đầu chuyến thăm, giao lưu với hải quân và người dân Việt Nam kéo dài 4 ngày (8/6). Chuyến thăm dự kiến sẽ tăng cường mối quan hệ giữa hải quân của Australia và Việt Nam cũng như quan hệ giữa hai nước nói chung. Nguồn ảnh: Zing.vn
Trong thời gian ở thăm Đà Nẵng, Thuyền trưởng và thủy thủ đoàn sẽ gặp các sĩ quan và thuỷ thủ hải quân Việt Nam để tham gia một loạt các hoạt động thiện chí và thực hành trao đổi chuyên môn về hoạt động của tàu. Thủy thủ đoàn cũng sẽ tham gia giao lưu thể thao với cán bộ chiến sỹ Lữ đoàn 172 của hải quân Việt Nam cũng như tìm hiểu văn hoá và gặp gỡ người dân Việt Nam. Nguồn ảnh: Wikipedia
HMAS Ballarat (FFH 155) là một trong những tàu hộ vệ tên lửa hiện đại nhất của Hải quân Hoàng gia Australia (RAN). Con tàu thuộc lớp Anzac được chế tạo từ ngày 4/8/2000 đến 25/5/2002 thì hạ thủy. Nó chính thức biên chế vào ngày 26/4/2004. Nguồn ảnh: Wikipedia
Trên tàu chiến HMAS Ballarat được tích hợp nhiều công nghệ vũ khí tiên tiến, đặc biệt nó sở hữu cả khả năng phòng thủ tên lửa như các tàu khu trục tên lửa hiện đại, dù lượng giãn nước của con tàu không quá lớn – chỉ khoảng 3.800 tấn, dài hơn 110m. Nguồn ảnh: Zing.vn
Trong ảnh là các mặt anten mạng pha của hệ thống radar mạng pha chủ động CEAFAR - một trong hai thành tố chính tạo nên khả năng phòng thủ tên lửa của tàu HMAS Ballarat. Loại radar này được đánh giá cao ở khả năng phát hiện theo dõi nhiều loại mục tiêu, bao gồm cả phát hiện - bắt bám các mục tiêu tốc độ cao, cơ động cao giống như tên lửa hành trình siêu thanh. Nguồn ảnh: Zing.vn
Thành phần thứ hai của hệ thống phòng thủ tên lửa trên HMAS Ballarat là hệ thống tên lửa đánh chặn RIM-162 ESSM. Trong ảnh, HMAS Ballarat phóng đồng loạt nhiều tên lửa RIM-162. Nguồn ảnh: Wikipedia
Các tên lửa RIM-162 ESSM được bố trí trong các hệ thống phóng thẳng đứng Mk41 Mod 5 VLS. Nguồn ảnh: Wikipedia
Khả năng tấn công của HMAS Ballarat cũng rất đáng chú ý với việc trang bị 8 tên lửa hành trình chống hạm Harpoon Block II được bố trí trên các bệ phóng ở thượng tầng. Nguồn ảnh: Zing.vn
Tên lửa Harpoon Block 2 là phiên bản nâng cấp rất mạnh của dòng tên lửa Harpoon do Mỹ sản xuất. Harpoon Block 2 tích hợp khả năng kháng nhiễu điện tử tốt hơn, cải thiện khả năng bắt bám mục tiêu, dẫn đường và đặc biệt là tăng tầm bắn lên 278km. Nguồn ảnh: Wikipedia
Ngoài ra, HMAS Ballarat còn có một hệ thống pháo hạm 127mm MK 45 cùng 2 bệ súng máy tự động phòng thủ tầm gần Rafael Mini Typhoon 12,7mm. Nguồn ảnh: Zing.vn
Vũ khí chống ngầm có 2 bệ ngư lôi 324mm Mk 32 Mod 5 trang bị các đạn ngư lôi thế hệ 3 MU 90 trang bị đầu tự dẫn thủy âm chủ động - bị động, tầm phóng 10-23km, đặc biệt có thể xuyên sâu xuống mặt nước 1000m. Bên cạnh đó, được trang bị động cơ pump-jet chạy điện cho phép MU 90 di chuyển với tốc độ cao nhưng "như một hố đen" khiến tàu ngầm đối phương khó phát hiện. Nguồn ảnh: Wikipedia
Ngoài ra, ở đuôi tàu có một hangar và sân đỗ cho phép triển khai một trực thăng săn ngầm S-70B Seahawk. Tất nhiên, bên cạnh đó thân tàu được tích hợp một loạt hệ thống định vị thủy âm cho phép phát hiện tàu ngầm và chỉ thị tấn công ở nhiều cự ly. Nguồn ảnh: Zing.vn