Trong cuộc hội đàm song phương tại Đối thoại Shangri-La 2018, hôm 1/6 vừa qua, giữa Đại tướng Ngô Xuân Lịch, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Việt Nam và Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ James Mattis, phía Washington đã đề nghị hai nước tăng cường hơn nữa mối quan hệ trong lĩnh vực công nghiệp quốc phòng, trong đó nghiên cứu ký kết các văn bản phù hợp làm cơ sở triển khai hợp tác. Nguồn ảnh: Talk Media News.Đích thân Bộ trưởng James Mattis cho biết, Mỹ đang nghiên cứu chuyển giao cho Việt Nam một số máy bay huấn luyện và một số trang bị khác phù hợp với khả năng và nhu cầu của hai bên. Về vấn đề này, Bộ trưởng Ngô Xuân Lịch đề nghị, hai bên giao cho các cơ quan chức hai bên năng nghiên cứu đề xuất trong thời gian tới. Nguồn ảnh: VTC.Được biết hiện tại Không quân và Hải quân Mỹ đang được biên chế hai dòng máy bay huấn luyện cơ bản gồm Beechcraft T-6 Texan II và Northrop T-38 Talon. Rất có thể một trong hai dòng máy bay này sẽ được Mỹ chuyển giao cho Việt Nam trong thời gian sắp tới. Nguồn ảnh: sofrep.com.Trong đó T-38 Talon là dòng máy bay huấn luyện phản lực hiện đại nhất của Không quân Mỹ hiện nay với hơn 1.100 chiếc được chế tạo và đang phục vụ trong không quân nhiều nước trên thế giới. Nguồn ảnh: sofrep.com.Còn đối với Beechcraft T-6 Texan II, đây là dòng máy bay huấn luyện cơ bản sử dụng động cơ cánh quạt, được Không quân Mỹ đưa vào trang bị từ đầu những năm 2000 và hiện đang được sử dụng tại hơn 10 nước. Nguồn ảnh: Military Factory.T-6 Texan II được thiết kế và chế tạo bởi hãng Hawker Beechcraft và sau đó là Textron Aviation, hiện tại T-6 Texan II có vẫn đang được sản xuất mới với hơn 800 chiếc được chế tạo với giá thành vào khoảng hơn 4 triệu USD. Nguồn ảnh: AirlinersMáy bay huấn luyện T-6 Texan II phục vụ trong hầu hết các đơn vị huấn luyện không quân của Quân đội Mỹ với số lượng biên chế vào khoảng vài trăm đơn vị. Nhiều khả năng T-6 Texan II sẽ là mẫu máy bay huấn luyện được Mỹ lựa chọn chuyển giao cho Việt Nam bởi tính đa năng của dòng máy bay này. Nguồn ảnh: Military Factory.Mặc dù có thiết kế của một máy bay huấn luyện cánh quạt cơ bản nhưng T-6 Texan II vẫn có thể được chuyển đổi thành một máy bay tấn công hạng nhẹ khi cần thiết ở một số biến thể nhất định. Nguồn ảnh: Airliners.T-6 Texan II có chiều dài cơ bản vào khoảng 10.1 mét, sải cánh 10.1 mét, nó có trọng lượng cất cánh tối đa là gần 3 tấn. T-6 Texan II được trang bị một động cơ Pratt & Whitney PT6A-68 turboprop có công suất vào khoảng 1,100 shp. Nguồn ảnh: Airliners.Với PT6A-68, máy bay T-6 Texan II có thể di chuyển với vận tốc đa 515km/h với trần bay 9.400 mét và có tầm hoạt động hơn 1.600km. Như nhiều dòng máy bay huấn luyện khác T-6 Texan II cũng có hai chỗ ngồi và máy bay có thể được điều khiển từ chỗ của phi công chính và phi công phụ. Nguồn ảnh: AirlinersNếu T-6 Texan II là mẫu máy bay huấn luyện mới của Không quân Mỹ, thì Northrop T-38 Talon lại hoàn toàn ngược lại khi đây là dòng máy bay huấn luyện có niên hạn phục vụ lâu nhất trong Quân đội Mỹ với thời gian gần 60 năm kể từ biến thể đầu tiên. Nguồn ảnh: DefPost.Northrop T-38 Talon là dòng máy bay huấn luyện phản lực siêu thanh đầu tiên của Quân đội Mỹ kể từ khi được đưa vào trang bị từ năm 1960. Nó cũng là máy bay huấn luyện phản lực siêu thanh đầu tiên và được sản xuất nhiều nhất trên thế giới. Đến tận 2018, T-38 Talo vẫn đang phục vụ trong không quân nhiều nước trong đó có Mỹ. Nguồn ảnh: DefPost.Hiện tại, Không quân Mỹ đang có trong biên chế hơn 500 chiếc T-38 Talon với nhiều biến thể khác nhau, trong đó hiện đại nhất vẫn là biến thể T-38C. Tuy nhiên, Quân đội Mỹ đã tính tới chuyện thay thế T-38 Talon bằng các dòng máy bay khác hiện đại hơn. Trong ảnh là buống lái của T-38C. Nguồn ảnh: DefPost.Khả năng Mỹ sẽ chuyển giao T-38 Talon cho Việt Nam là khá thấp nhưng vẫn có thể xảy ra, bản thân các biến thể nâng cấp của dòng máy bay này vẫn có thể hoạt động thêm nhiều năm nữa trước hãng Northrop công ty sản xuất ra nó ngưng hỗ trợ. Nguồn ảnh: DefPost.Có một điều khá thú vị là T-38 Talon là một người anh em khác của F-5 Tiger một dòng máy bay tiêm kích hạng nhẹ từng được Không quân Nhân dân Việt Nam sử dụng sau năm 1975 (nay đã loại biên). Thiết kế của T-38 và F-5 khá tương đồng và có cách vận hành khá giống nhau. Nguồn ảnh: DefPost.Về thiết kế cơ bản, T-38 Talon có hai chỗ ngồi dành cho học viện và huấn luyện viên, máy bay có thể được điều khiển từ cả hai vị trí. Nó có chiều dài tổng thể 14.14 mét, sải cánh 7.7 mét và có tải trọng cất cánh tối đa 5.4 tấn. Nguồn ảnh: Airliners.Sức mạnh của T-38 Talon vẫn là bộ đôi động cơ phản lực General Electric J85 có công suất 2.050 lb mỗi chiếc cho phép chiếc máy bay này có thể đạt tới vận tốc Mach 1.3, với trần bay 15.240 mét và có tầm hoạt động hiệu quả hơn 1.000km. Nguồn ảnh: DefPost.Mời độc giả xem video: Phi công Mỹ huấn luyện với máy bay T-38 Talon. (nguồn Daily Aviation Archive)
Trong cuộc hội đàm song phương tại Đối thoại Shangri-La 2018, hôm 1/6 vừa qua, giữa Đại tướng Ngô Xuân Lịch, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Việt Nam và Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ James Mattis, phía Washington đã đề nghị hai nước tăng cường hơn nữa mối quan hệ trong lĩnh vực công nghiệp quốc phòng, trong đó nghiên cứu ký kết các văn bản phù hợp làm cơ sở triển khai hợp tác. Nguồn ảnh: Talk Media News.
Đích thân Bộ trưởng James Mattis cho biết, Mỹ đang nghiên cứu chuyển giao cho Việt Nam một số máy bay huấn luyện và một số trang bị khác phù hợp với khả năng và nhu cầu của hai bên. Về vấn đề này, Bộ trưởng Ngô Xuân Lịch đề nghị, hai bên giao cho các cơ quan chức hai bên năng nghiên cứu đề xuất trong thời gian tới. Nguồn ảnh: VTC.
Được biết hiện tại Không quân và Hải quân Mỹ đang được biên chế hai dòng máy bay huấn luyện cơ bản gồm Beechcraft T-6 Texan II và Northrop T-38 Talon. Rất có thể một trong hai dòng máy bay này sẽ được Mỹ chuyển giao cho Việt Nam trong thời gian sắp tới. Nguồn ảnh: sofrep.com.
Trong đó T-38 Talon là dòng máy bay huấn luyện phản lực hiện đại nhất của Không quân Mỹ hiện nay với hơn 1.100 chiếc được chế tạo và đang phục vụ trong không quân nhiều nước trên thế giới. Nguồn ảnh: sofrep.com.
Còn đối với Beechcraft T-6 Texan II, đây là dòng máy bay huấn luyện cơ bản sử dụng động cơ cánh quạt, được Không quân Mỹ đưa vào trang bị từ đầu những năm 2000 và hiện đang được sử dụng tại hơn 10 nước. Nguồn ảnh: Military Factory.
T-6 Texan II được thiết kế và chế tạo bởi hãng Hawker Beechcraft và sau đó là Textron Aviation, hiện tại T-6 Texan II có vẫn đang được sản xuất mới với hơn 800 chiếc được chế tạo với giá thành vào khoảng hơn 4 triệu USD. Nguồn ảnh: Airliners
Máy bay huấn luyện T-6 Texan II phục vụ trong hầu hết các đơn vị huấn luyện không quân của Quân đội Mỹ với số lượng biên chế vào khoảng vài trăm đơn vị. Nhiều khả năng T-6 Texan II sẽ là mẫu máy bay huấn luyện được Mỹ lựa chọn chuyển giao cho Việt Nam bởi tính đa năng của dòng máy bay này. Nguồn ảnh: Military Factory.
Mặc dù có thiết kế của một máy bay huấn luyện cánh quạt cơ bản nhưng T-6 Texan II vẫn có thể được chuyển đổi thành một máy bay tấn công hạng nhẹ khi cần thiết ở một số biến thể nhất định. Nguồn ảnh: Airliners.
T-6 Texan II có chiều dài cơ bản vào khoảng 10.1 mét, sải cánh 10.1 mét, nó có trọng lượng cất cánh tối đa là gần 3 tấn. T-6 Texan II được trang bị một động cơ Pratt & Whitney PT6A-68 turboprop có công suất vào khoảng 1,100 shp. Nguồn ảnh: Airliners.
Với PT6A-68, máy bay T-6 Texan II có thể di chuyển với vận tốc đa 515km/h với trần bay 9.400 mét và có tầm hoạt động hơn 1.600km. Như nhiều dòng máy bay huấn luyện khác T-6 Texan II cũng có hai chỗ ngồi và máy bay có thể được điều khiển từ chỗ của phi công chính và phi công phụ. Nguồn ảnh: Airliners
Nếu T-6 Texan II là mẫu máy bay huấn luyện mới của Không quân Mỹ, thì Northrop T-38 Talon lại hoàn toàn ngược lại khi đây là dòng máy bay huấn luyện có niên hạn phục vụ lâu nhất trong Quân đội Mỹ với thời gian gần 60 năm kể từ biến thể đầu tiên. Nguồn ảnh: DefPost.
Northrop T-38 Talon là dòng máy bay huấn luyện phản lực siêu thanh đầu tiên của Quân đội Mỹ kể từ khi được đưa vào trang bị từ năm 1960. Nó cũng là máy bay huấn luyện phản lực siêu thanh đầu tiên và được sản xuất nhiều nhất trên thế giới. Đến tận 2018, T-38 Talo vẫn đang phục vụ trong không quân nhiều nước trong đó có Mỹ. Nguồn ảnh: DefPost.
Hiện tại, Không quân Mỹ đang có trong biên chế hơn 500 chiếc T-38 Talon với nhiều biến thể khác nhau, trong đó hiện đại nhất vẫn là biến thể T-38C. Tuy nhiên, Quân đội Mỹ đã tính tới chuyện thay thế T-38 Talon bằng các dòng máy bay khác hiện đại hơn. Trong ảnh là buống lái của T-38C. Nguồn ảnh: DefPost.
Khả năng Mỹ sẽ chuyển giao T-38 Talon cho Việt Nam là khá thấp nhưng vẫn có thể xảy ra, bản thân các biến thể nâng cấp của dòng máy bay này vẫn có thể hoạt động thêm nhiều năm nữa trước hãng Northrop công ty sản xuất ra nó ngưng hỗ trợ. Nguồn ảnh: DefPost.
Có một điều khá thú vị là T-38 Talon là một người anh em khác của F-5 Tiger một dòng máy bay tiêm kích hạng nhẹ từng được Không quân Nhân dân Việt Nam sử dụng sau năm 1975 (nay đã loại biên). Thiết kế của T-38 và F-5 khá tương đồng và có cách vận hành khá giống nhau. Nguồn ảnh: DefPost.
Về thiết kế cơ bản, T-38 Talon có hai chỗ ngồi dành cho học viện và huấn luyện viên, máy bay có thể được điều khiển từ cả hai vị trí. Nó có chiều dài tổng thể 14.14 mét, sải cánh 7.7 mét và có tải trọng cất cánh tối đa 5.4 tấn. Nguồn ảnh: Airliners.
Sức mạnh của T-38 Talon vẫn là bộ đôi động cơ phản lực General Electric J85 có công suất 2.050 lb mỗi chiếc cho phép chiếc máy bay này có thể đạt tới vận tốc Mach 1.3, với trần bay 15.240 mét và có tầm hoạt động hiệu quả hơn 1.000km. Nguồn ảnh: DefPost.
Mời độc giả xem video: Phi công Mỹ huấn luyện với máy bay T-38 Talon. (nguồn Daily Aviation Archive)