Tiêm kích đa năng có thiết kế cánh tam giác Dassault Rafale được Pháp thiết kế và sử dụng bắt đầu từ năm 1991 tới nay. Nguồn ảnh: Sina.So với các loại tiêm kích khác, Rafale được coi là có khả năng thực hiện mọi nhiệm vụ với khả năng tương đương nhau, không phân biệt nhiệm vụ chính và nhiệm vụ phụ như ở các loại tiêm kích đa nhiệm khác. Nguồn ảnh: Sina.Phía Pháp thậm chí còn quảng cáo rằng, tiêm kích Rafale có khả năng hoạt động thay thế cho 7 loại máy bay khác nhau bao gồm tiêm kích chiếm ưu thế trên không, đánh chặn, tuần thám, yểm trợ mặt đất, cường kích sâu, chống hạm và tấn công hạt nhân. Nguồn ảnh: Sina.Bắt đầu được sản xuất từ năm 1986, tới nay tiêm kích Rafale đã được Pháp cho ra đời tổng cộng 169 chiếc (tính tới tháng 12/2018). Giá thành của loại tiêm kích "7 trong 1" này cũng cực kỳ đắt đỏ khi phiên bản hiện đại nhất của nó là Rafale M có giá tới 79 triệu Euro - tương đương với hơn 90 triệu USD. Nguồn ảnh: Sina.Phiên bản Rafale M của dòng Rafale có trọng lượng nặng hơn so với các phiên bản trước đó khoảng nửa tấn. Về hiệu năng, phiên bản này được tăng cường sức bền để hoạt động trên điều kiện khí hậu biển - phù hợp với việc sử dụng trên tàu sân bay. Nguồn ảnh: Sina.Rafale M còn có càng đáp chắc chắn hơn, mũi dài hơn, thêm móc đuôi để hạ cánh trên tàu sân bay, thang lên buồng lái gắn trong máy bay và tích hợp điện tử, hệ thống hỗ trợ hạ cánh trên tàu sân bay bằng sóng siêu âm,... Nguồn ảnh: Sina.Với việc là một tiêm kích 7 trong 1, tiêm kích Rafale có khả năng mang vũ khí cực kỳ đáng nể. Theo đó nó có thể mang được tối đa tới 9,5 tấn vũ khí các loại dưới 14 giá treo kèm theo 1 khẩu pháo 30mm với dự trữ đạn 125 viên. Nguồn ảnh: Sina.Đặc biệt, với nhiệm vụ triển khai hạt nhân, tên lửa này có thể mang theo được một quả tên lửa hành trình mang đầu đạn hạt nhân do Pháp thiết kế loại ASMP. Tên lửa này có trọng lượng tổng cộng 860 kg cùng đầu đạn sức nổ tương đương 300 kt. Nguồn ảnh: Sina.Hồi cuối năm 2018, một chiếc Rafale của Pháp đã bay tới sân bay Nội Bài, nhiều đồn đoán về việc Việt Nam sẽ sớm mua loại tiêm kích này đã rộ lên. Tuy nhiên tới thời điểm hiện tại, những lời đồn này vẫn chưa có xác minh cụ thể và có lẽ chỉ là tin thất thiệt. Nguồn ảnh: Zingnews. Mời độc giả xem Video: Cận cảnh tiêm kích Rafale của Pháp cất cánh.
Tiêm kích đa năng có thiết kế cánh tam giác Dassault Rafale được Pháp thiết kế và sử dụng bắt đầu từ năm 1991 tới nay. Nguồn ảnh: Sina.
So với các loại tiêm kích khác, Rafale được coi là có khả năng thực hiện mọi nhiệm vụ với khả năng tương đương nhau, không phân biệt nhiệm vụ chính và nhiệm vụ phụ như ở các loại tiêm kích đa nhiệm khác. Nguồn ảnh: Sina.
Phía Pháp thậm chí còn quảng cáo rằng, tiêm kích Rafale có khả năng hoạt động thay thế cho 7 loại máy bay khác nhau bao gồm tiêm kích chiếm ưu thế trên không, đánh chặn, tuần thám, yểm trợ mặt đất, cường kích sâu, chống hạm và tấn công hạt nhân. Nguồn ảnh: Sina.
Bắt đầu được sản xuất từ năm 1986, tới nay tiêm kích Rafale đã được Pháp cho ra đời tổng cộng 169 chiếc (tính tới tháng 12/2018). Giá thành của loại tiêm kích "7 trong 1" này cũng cực kỳ đắt đỏ khi phiên bản hiện đại nhất của nó là Rafale M có giá tới 79 triệu Euro - tương đương với hơn 90 triệu USD. Nguồn ảnh: Sina.
Phiên bản Rafale M của dòng Rafale có trọng lượng nặng hơn so với các phiên bản trước đó khoảng nửa tấn. Về hiệu năng, phiên bản này được tăng cường sức bền để hoạt động trên điều kiện khí hậu biển - phù hợp với việc sử dụng trên tàu sân bay. Nguồn ảnh: Sina.
Rafale M còn có càng đáp chắc chắn hơn, mũi dài hơn, thêm móc đuôi để hạ cánh trên tàu sân bay, thang lên buồng lái gắn trong máy bay và tích hợp điện tử, hệ thống hỗ trợ hạ cánh trên tàu sân bay bằng sóng siêu âm,... Nguồn ảnh: Sina.
Với việc là một tiêm kích 7 trong 1, tiêm kích Rafale có khả năng mang vũ khí cực kỳ đáng nể. Theo đó nó có thể mang được tối đa tới 9,5 tấn vũ khí các loại dưới 14 giá treo kèm theo 1 khẩu pháo 30mm với dự trữ đạn 125 viên. Nguồn ảnh: Sina.
Đặc biệt, với nhiệm vụ triển khai hạt nhân, tên lửa này có thể mang theo được một quả tên lửa hành trình mang đầu đạn hạt nhân do Pháp thiết kế loại ASMP. Tên lửa này có trọng lượng tổng cộng 860 kg cùng đầu đạn sức nổ tương đương 300 kt. Nguồn ảnh: Sina.
Hồi cuối năm 2018, một chiếc Rafale của Pháp đã bay tới sân bay Nội Bài, nhiều đồn đoán về việc Việt Nam sẽ sớm mua loại tiêm kích này đã rộ lên. Tuy nhiên tới thời điểm hiện tại, những lời đồn này vẫn chưa có xác minh cụ thể và có lẽ chỉ là tin thất thiệt. Nguồn ảnh: Zingnews.
Mời độc giả xem Video: Cận cảnh tiêm kích Rafale của Pháp cất cánh.