Trong thông cáo mới nhất, Bộ Quốc phòng Azerbaijan cho biết, 12 hệ thống tên lửa phòng không Osa của Armenia đã bị phá hủy trong các cuộc không kích quy mô lớn ở vùng Nagorno-Karabakh."Bộ tham mưu quân đội Azerbaijan quyết định mở chiến dịch phản công dọc theo toàn bộ mặt trận để trấn áp hoạt động chiến đấu của các lực lượng vũ trang Armenia và đảm bảo an toàn cho dân thường", thông báo nêu rõ.Tổng thống Ilham Aliyev trong bài phát biểu cáo buộc phía Armenia đã bắn vào các khu định cư và vị trí quân sự của Azerbaijan từ nhiều hướng, sử dụng nhiều loại vũ khí khác nhau, bao gồm cả pháo hạng nặng.“Hậu quả từ hỏa lực của kẻ thù là thương vong trong dân thường và quân nhân của chúng tôi. Cầu mong Thánh Allah cho các liệt sĩ của chúng tôi yên nghỉ”, ông Aliyev nói nhưng không đề cập đến con số thương vong.Tổng thống Aliyev thề sẽ trả thù cho máu của các binh sĩ đã đổ xuống, nói rằng quân đội Azerbaijan tiếp tục bắn phá các vị trí quân sự của Armenia, và nhiều thiết bị chiến tranh của họ đã bị phá hủy.Bộ Ngoại giao Armenia cũng tuyên bố rằng phía Azerbaijan đã tiến hành nhiều cuộc tấn công bằng tên lửa dọc theo toàn bộ đường liên lạc, bao gồm cả thủ đô Stepanakert của Cộng hòa Nagorno-Karabakh tự xưng.Những hình ảnh ghi lại tại hiện trường cho thấy rõ thời khắc máy bay không người lái của Azerbaijan hủy diệt các hệ thống phòng không Osa của Armenia, theo phán đoán đây là UAV Bayraktar TB2 do Thổ Nhĩ Kỳ cung cấp.Bên cạnh đó cũng chưa thể loại trừ khả năng đây là một loại máy bay không người lái tấn công của Israel, khi trong thời gian qua Azerbaijan cũng đã nhập khẩu khá nhiều UAV vũ trang từ Tel Aviv.Cuộc chiến tại Nagorno-Karabakh một lần nữa cho thấy hiệu quả của máy bay không người lái trong tác chiến hiện đại và cũng khẳng định thêm việc những hệ thống phòng không cũ kỹ không còn đáp ứng yêu cầu tác chiến ngày nay nữa.Hệ thống phòng không của Armenia đang chịu thương vong lớn chính là 9K33 Osa (Ong bắp cày) - tổ hợp tên lửa đất đối không di động tầm thấp do Liên Xô nghiên cứu chế tạo trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh, NATO gọi nó bằng cái tên SA-8 Gecko.Osa là hệ thống tên lửa phòng không đầu tiên của Liên Xô tích hợp radar dẫn bắn lên xe mang phóng tự hành (TELAR), tạo ra tính cơ động rất cao khi có thể vừa phát hiện, theo dõi và dẫn bắn tên lửa chống lại trực thăng cũng như máy bay trong mọi điều kiện thời tiết.Tên lửa 9M33 của tổ hợp Osa có chiều dài 3.158 mm; đường kính thân 209,6 mm; trọng lượng 170 kg; mang đầu nổ cận đích nặng 16 kg; vận tốc 1.020 m/s; xác suất tiêu diệt mục tiêu 35 - 85% tùy độ cao, nhược điểm của Osa là nó chỉ có thể bắn khi đứng yên.Thành phần một khẩu đội tên lửa phòng không Osa gồm 4 xe chiến đấu và 2 xe nạp đạn, trong đó xe nạp đạn 9T217 được xây dựng trên khung gầm BAZ-5939 6x6, mang theo 18 tên lửa trong container và cần cẩu. Quá trình nạp lại 6 tên lửa cho xe TELAR 9A33 mất 5 phút. Từng xe mang phóng tự hành của Osa đều hoạt động độc lập, radar trinh sát của nó phát hiện được mục tiêu từ cự ly 30 - 40 km, theo dõi trong tầm 20 km và có thể tìm kiếm trong khi di chuyển.Ở cạnh radar cảnh giới có 2 radar điều khiển hỏa lực, vì vậy tổ hợp có thể dẫn bắn cho 2 tên lửa cùng lúc, hơn nữa 2 tên lửa này lại được dẫn trên 2 tần số khác nhau nhằm gây khó khăn cho việc chế áp của đối phương. Osa còn có thể nhận sự hỗ trợ từ hệ thống radar cảnh giới cấp trung đoàn như P-40 Long Track, P-15 Flat Face hay PRV-16 Thin Skin... Thời gian phản ứng từ khi phát hiện mục tiêu cho đến lúc tên lửa được phóng lên là 26 giây.
Trong thông cáo mới nhất, Bộ Quốc phòng Azerbaijan cho biết, 12 hệ thống tên lửa phòng không Osa của Armenia đã bị phá hủy trong các cuộc không kích quy mô lớn ở vùng Nagorno-Karabakh.
"Bộ tham mưu quân đội Azerbaijan quyết định mở chiến dịch phản công dọc theo toàn bộ mặt trận để trấn áp hoạt động chiến đấu của các lực lượng vũ trang Armenia và đảm bảo an toàn cho dân thường", thông báo nêu rõ.
Tổng thống Ilham Aliyev trong bài phát biểu cáo buộc phía Armenia đã bắn vào các khu định cư và vị trí quân sự của Azerbaijan từ nhiều hướng, sử dụng nhiều loại vũ khí khác nhau, bao gồm cả pháo hạng nặng.
“Hậu quả từ hỏa lực của kẻ thù là thương vong trong dân thường và quân nhân của chúng tôi. Cầu mong Thánh Allah cho các liệt sĩ của chúng tôi yên nghỉ”, ông Aliyev nói nhưng không đề cập đến con số thương vong.
Tổng thống Aliyev thề sẽ trả thù cho máu của các binh sĩ đã đổ xuống, nói rằng quân đội Azerbaijan tiếp tục bắn phá các vị trí quân sự của Armenia, và nhiều thiết bị chiến tranh của họ đã bị phá hủy.
Bộ Ngoại giao Armenia cũng tuyên bố rằng phía Azerbaijan đã tiến hành nhiều cuộc tấn công bằng tên lửa dọc theo toàn bộ đường liên lạc, bao gồm cả thủ đô Stepanakert của Cộng hòa Nagorno-Karabakh tự xưng.
Những hình ảnh ghi lại tại hiện trường cho thấy rõ thời khắc máy bay không người lái của Azerbaijan hủy diệt các hệ thống phòng không Osa của Armenia, theo phán đoán đây là UAV Bayraktar TB2 do Thổ Nhĩ Kỳ cung cấp.
Bên cạnh đó cũng chưa thể loại trừ khả năng đây là một loại máy bay không người lái tấn công của Israel, khi trong thời gian qua Azerbaijan cũng đã nhập khẩu khá nhiều UAV vũ trang từ Tel Aviv.
Cuộc chiến tại Nagorno-Karabakh một lần nữa cho thấy hiệu quả của máy bay không người lái trong tác chiến hiện đại và cũng khẳng định thêm việc những hệ thống phòng không cũ kỹ không còn đáp ứng yêu cầu tác chiến ngày nay nữa.
Hệ thống phòng không của Armenia đang chịu thương vong lớn chính là 9K33 Osa (Ong bắp cày) - tổ hợp tên lửa đất đối không di động tầm thấp do Liên Xô nghiên cứu chế tạo trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh, NATO gọi nó bằng cái tên SA-8 Gecko.
Osa là hệ thống tên lửa phòng không đầu tiên của Liên Xô tích hợp radar dẫn bắn lên xe mang phóng tự hành (TELAR), tạo ra tính cơ động rất cao khi có thể vừa phát hiện, theo dõi và dẫn bắn tên lửa chống lại trực thăng cũng như máy bay trong mọi điều kiện thời tiết.
Tên lửa 9M33 của tổ hợp Osa có chiều dài 3.158 mm; đường kính thân 209,6 mm; trọng lượng 170 kg; mang đầu nổ cận đích nặng 16 kg; vận tốc 1.020 m/s; xác suất tiêu diệt mục tiêu 35 - 85% tùy độ cao, nhược điểm của Osa là nó chỉ có thể bắn khi đứng yên.
Thành phần một khẩu đội tên lửa phòng không Osa gồm 4 xe chiến đấu và 2 xe nạp đạn, trong đó xe nạp đạn 9T217 được xây dựng trên khung gầm BAZ-5939 6x6, mang theo 18 tên lửa trong container và cần cẩu. Quá trình nạp lại 6 tên lửa cho xe TELAR 9A33 mất 5 phút. Từng xe mang phóng tự hành của Osa đều hoạt động độc lập, radar trinh sát của nó phát hiện được mục tiêu từ cự ly 30 - 40 km, theo dõi trong tầm 20 km và có thể tìm kiếm trong khi di chuyển.
Ở cạnh radar cảnh giới có 2 radar điều khiển hỏa lực, vì vậy tổ hợp có thể dẫn bắn cho 2 tên lửa cùng lúc, hơn nữa 2 tên lửa này lại được dẫn trên 2 tần số khác nhau nhằm gây khó khăn cho việc chế áp của đối phương. Osa còn có thể nhận sự hỗ trợ từ hệ thống radar cảnh giới cấp trung đoàn như P-40 Long Track, P-15 Flat Face hay PRV-16 Thin Skin... Thời gian phản ứng từ khi phát hiện mục tiêu cho đến lúc tên lửa được phóng lên là 26 giây.