Tại Diễn đàn Kinh tế Trung tâm Anatolian diễn ra tại tỉnh Sivas, Tổng thống Erdogan đã có phát biểu khiến nhiều người sững sờ ngạc nhiên. Đầu tiên, ông nhấn mạnh vào những thành tựu trong lĩnh vực công nghiệp quốc phòng của quốc gia này trong thời gian gần đây và sau đó có nhắc tới việc sở hữu vũ khí hạt nhân. Nguồn ảnh: QQ.Theo đó, ông Erdogan cho biết, trên thế giới hiện tại "không chỉ có một hay hai nước" sở hữu vũ khí hạt nhân và khẳng định rằng "Tôi không thể sở hữu tên lửa có đầu đạn hạt nhân" và sau đó kết luận rất chắc chắn rằng "Tôi không chấp nhận điều đó". Nguồn ảnh: QQ.Khẳng định Thổ Nhĩ Kỳ là một quốc gia phát triển, ông Erdogan cũng nhấn mạnh việc "Ở thời điểm hiện tại, gần như tất cả các nước phát triển đều sở hữu tên lửa hạt nhân". Nguồn ảnh: QQ.Quân đội Mỹ cũng từng triển khai khoảng 50 đơn vị vũ khí hạt nhân trên lãnh thổ Thổ Nhĩ Kỳ. Điều này mới được lộ ra trong những báo cáo gần đây khiến nhiều người lo ngại về vấn đề an ninh trong bối cảnh khu vực này đang có căng thẳng leo thang đặc biệt là giữa Mỹ và Thổ Nhĩ Kỳ. Nguồn ảnh: QQ.Trong quá khứ, Thổ Nhĩ Kỳ từng ký kết Hiệp ước Không phổ biến vũ khí hạt nhân trong đó phản đối việc vũ khí hạt nhân rơi vào tay các nước khác ngoài "các cường quốc hạt nhân đã được công nhận" bao gồm Nga, Mỹ, Pháp, Anh và Trung Quốc. Nguồn ảnh: QQ.Mặc dù vậy Thổ Nhĩ Kỳ khẳng định một số nước tuyên bố sở hữu vũ khí hạt nhân sau này như Ấn Độ, Pakistan, Israel hay thậm chí là Triều Tiên khiến cho Ankara không thể chậm trễ trong cuộc đua phát triển loại "siêu vũ khí này". Nguồn ảnh: QQ.Dù đã là một thành viên của NATO từ năm 1952 và đã từng là tiền đồn chống Liên Xô của Mỹ nhưng Thổ Nhĩ Kỳ trong thời gian gần đây dường như đã "đổi phe" khi sẵn sàng mua những loại vũ khí mang tính chiến thuật cao của Nga như tên lửa S-400 bất chấp cấm vận của Mỹ. Nguồn ảnh: QQ.Thậm chí, Thổ Nhĩ Kỳ còn tỏ ra cực kỳ thích thú với loại tiêm kích mới thế hệ năm của Nga đó là Su-57 - một trong những loai vũ khí có thể giúp không quân Thổ Nhĩ Kỳ lấy lại vị thế của mình trong khu vực dù bị Mỹ cấm tiếp xúc với tiêm kích F-35 của nước này. Nguồn ảnh: QQ.Mặc dù vậy, về cơ bản việc phát triển vũ khí hạt nhân không phải là điều đơn giản, chắc chắn nếu cố gắng phát triển vũ khí hạt nhân khi không được cho phép, Thổ Nhĩ Kỳ sẽ chịu chung số phận bị cấm vận giống với Iran và Triều Tiên - vấn đề là liệu Ankara có dám bất chấp cấm vận để được "ngồi chung mâm" với những ông lớn hạt nhân trong tương lai hay không. Nguồn ảnh: QQ.Mời độc giả xem Video: Siêu cơ được Liên Xô dùng để triển khai vũ khí hạt nhân trong quá khứ.
Tại Diễn đàn Kinh tế Trung tâm Anatolian diễn ra tại tỉnh Sivas, Tổng thống Erdogan đã có phát biểu khiến nhiều người sững sờ ngạc nhiên. Đầu tiên, ông nhấn mạnh vào những thành tựu trong lĩnh vực công nghiệp quốc phòng của quốc gia này trong thời gian gần đây và sau đó có nhắc tới việc sở hữu vũ khí hạt nhân. Nguồn ảnh: QQ.
Theo đó, ông Erdogan cho biết, trên thế giới hiện tại "không chỉ có một hay hai nước" sở hữu vũ khí hạt nhân và khẳng định rằng "Tôi không thể sở hữu tên lửa có đầu đạn hạt nhân" và sau đó kết luận rất chắc chắn rằng "Tôi không chấp nhận điều đó". Nguồn ảnh: QQ.
Khẳng định Thổ Nhĩ Kỳ là một quốc gia phát triển, ông Erdogan cũng nhấn mạnh việc "Ở thời điểm hiện tại, gần như tất cả các nước phát triển đều sở hữu tên lửa hạt nhân". Nguồn ảnh: QQ.
Quân đội Mỹ cũng từng triển khai khoảng 50 đơn vị vũ khí hạt nhân trên lãnh thổ Thổ Nhĩ Kỳ. Điều này mới được lộ ra trong những báo cáo gần đây khiến nhiều người lo ngại về vấn đề an ninh trong bối cảnh khu vực này đang có căng thẳng leo thang đặc biệt là giữa Mỹ và Thổ Nhĩ Kỳ. Nguồn ảnh: QQ.
Trong quá khứ, Thổ Nhĩ Kỳ từng ký kết Hiệp ước Không phổ biến vũ khí hạt nhân trong đó phản đối việc vũ khí hạt nhân rơi vào tay các nước khác ngoài "các cường quốc hạt nhân đã được công nhận" bao gồm Nga, Mỹ, Pháp, Anh và Trung Quốc. Nguồn ảnh: QQ.
Mặc dù vậy Thổ Nhĩ Kỳ khẳng định một số nước tuyên bố sở hữu vũ khí hạt nhân sau này như Ấn Độ, Pakistan, Israel hay thậm chí là Triều Tiên khiến cho Ankara không thể chậm trễ trong cuộc đua phát triển loại "siêu vũ khí này". Nguồn ảnh: QQ.
Dù đã là một thành viên của NATO từ năm 1952 và đã từng là tiền đồn chống Liên Xô của Mỹ nhưng Thổ Nhĩ Kỳ trong thời gian gần đây dường như đã "đổi phe" khi sẵn sàng mua những loại vũ khí mang tính chiến thuật cao của Nga như tên lửa S-400 bất chấp cấm vận của Mỹ. Nguồn ảnh: QQ.
Thậm chí, Thổ Nhĩ Kỳ còn tỏ ra cực kỳ thích thú với loại tiêm kích mới thế hệ năm của Nga đó là Su-57 - một trong những loai vũ khí có thể giúp không quân Thổ Nhĩ Kỳ lấy lại vị thế của mình trong khu vực dù bị Mỹ cấm tiếp xúc với tiêm kích F-35 của nước này. Nguồn ảnh: QQ.
Mặc dù vậy, về cơ bản việc phát triển vũ khí hạt nhân không phải là điều đơn giản, chắc chắn nếu cố gắng phát triển vũ khí hạt nhân khi không được cho phép, Thổ Nhĩ Kỳ sẽ chịu chung số phận bị cấm vận giống với Iran và Triều Tiên - vấn đề là liệu Ankara có dám bất chấp cấm vận để được "ngồi chung mâm" với những ông lớn hạt nhân trong tương lai hay không. Nguồn ảnh: QQ.
Mời độc giả xem Video: Siêu cơ được Liên Xô dùng để triển khai vũ khí hạt nhân trong quá khứ.