Ngày 18/1, Bộ Quốc phòng Israel Bộ cho biết, nước này đã hoàn thành thử nghiệm hệ thống phòng thủ tên lửa Arrow-3, được thiết kế để đánh chặn tên lửa đạn đạo bên ngoài bầu khí quyển của trái đất.Các tổ hợp phòng thủ tên lửa Arrow-2 và Arrow-3 từ lâu đã đi vào hoạt động như một phần của hệ thống phòng thủ tên lửa nhiều lớp của Israel và nước này hiện đang hợp tác với Mỹ trong việc phát triển phiên bản hiện đại hơn là Arrow-4.Trong quá trình bay thử nghiệm, hai tên lửa đánh chặn Arrow-3 đã được phóng về phía mục tiêu và hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ. Theo Chủ tịch Cơ quan Vũ trụ Israel, Arrow-3 có thể đóng vai trò là vũ khí chống vệ tinh, đưa Israel trở thành một trong số ít quốc gia trên thế giới có khả năng bắn hạ vệ tinh.Arrow-3 hay Hetz-3 là tên lửa chống đạn đạo siêu thanh trong khí quyển, do Israel và Mỹ cùng hợp tác phát triển và sản xuất. Có khả năng đánh chặn tên lửa đạn đạo ngoài khí quyển, bao gồm tên lửa đạn đạo xuyên lục địa mang đầu đạn hạt nhân, hóa học, sinh học hoặc thông thường. Tên lửa có thể có phạm vi bay được báo cáo lên tới 2.400 km.Dự án Arrow-3 của Israel được bắt đầu vào năm 2008, với mục tiêu đạt tỷ lệ tiêu diệt mục tiêu lên đến khoảng 99 phần trăm. Phương tiện phòng thủ chính của tầng trên cùng sẽ là một máy bay đánh chặn khí quyển, do không quân Israel và Boeing hợp tác cùng phát triển.Trong số các cảm biến tiên tiến được xem xét cho hệ thống đa tầng tương lai của Israel, thì cảm biến quang điện trong không khí được triển khai trên các phương tiện bay không người lái bay cao và radar "Green Pine" cải tiến trong tương lai, cũng như radar AN/TPY-2 đã được triển khai ở Israel và hiện đang được vận hành bởi lực lượng Mỹ.Theo các báo cáo, Arrow-3 có thể đánh chặn tên lửa đạn đạo, đặc biệt là những tên lửa mang vũ khí hủy diệt hàng loạt, ở độ cao hơn 100 km và ở tầm xa hơn. Arrow-3 có tốc độ nhanh hơn Arrow-2, có kích thước nhỏ hơn một chút và nặng chỉ gần một nửa so với phiên bản tiền nhiệm.Một khẩu đội Arrow-3 dự kiến sẽ đánh chặn được 5 tên lửa đạn đạo trong vòng 30 giây. Arrow-3 có thể được phóng vào một khu vực không gian, trước khi nó được biết là tên lửa mục tiêu đang đi tới đâu.Khi mục tiêu và hướng đi của nó được xác định, tên lửa đánh chặn Arrow sẽ được chuyển hướng bằng cách sử dụng vòi tạo lực đẩy của nó để thu hẹp khoảng cách và tiến hành đánh chặn trực diện vào mục tiêu.Arrow-3 sử dụng hệ thống phóng tương tự như phiên bản Arrow-2. Được biết, hệ thống Arrow-3 có giá khoảng 2 đến 3 triệu đô la một chiếc, trong khi chi phí của chương trình ước tính khoảng 700 - 800 triệu đô la trong ba năm.Trước đó, vào tháng 2/2021, Bộ Quốc phòng Israel tiết lộ rằng họ đang làm việc với Mỹ để phát triển một tổ hợp phòng thủ tên lửa đạn đạo mới mang tên Arrow-4, được xem là lớp lá chắn tiếp theo trong hệ thống phòng thủ tên lửa nhiều lớp của Israel để chống lại các mối đe dọa phức tạp hơn trong tương lai. Nguồn ảnh: Foxt.
Ngày 18/1, Bộ Quốc phòng Israel Bộ cho biết, nước này đã hoàn thành thử nghiệm hệ thống phòng thủ tên lửa Arrow-3, được thiết kế để đánh chặn tên lửa đạn đạo bên ngoài bầu khí quyển của trái đất.
Các tổ hợp phòng thủ tên lửa Arrow-2 và Arrow-3 từ lâu đã đi vào hoạt động như một phần của hệ thống phòng thủ tên lửa nhiều lớp của Israel và nước này hiện đang hợp tác với Mỹ trong việc phát triển phiên bản hiện đại hơn là Arrow-4.
Trong quá trình bay thử nghiệm, hai tên lửa đánh chặn Arrow-3 đã được phóng về phía mục tiêu và hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ. Theo Chủ tịch Cơ quan Vũ trụ Israel, Arrow-3 có thể đóng vai trò là vũ khí chống vệ tinh, đưa Israel trở thành một trong số ít quốc gia trên thế giới có khả năng bắn hạ vệ tinh.
Arrow-3 hay Hetz-3 là tên lửa chống đạn đạo siêu thanh trong khí quyển, do Israel và Mỹ cùng hợp tác phát triển và sản xuất. Có khả năng đánh chặn tên lửa đạn đạo ngoài khí quyển, bao gồm tên lửa đạn đạo xuyên lục địa mang đầu đạn hạt nhân, hóa học, sinh học hoặc thông thường. Tên lửa có thể có phạm vi bay được báo cáo lên tới 2.400 km.
Dự án Arrow-3 của Israel được bắt đầu vào năm 2008, với mục tiêu đạt tỷ lệ tiêu diệt mục tiêu lên đến khoảng 99 phần trăm. Phương tiện phòng thủ chính của tầng trên cùng sẽ là một máy bay đánh chặn khí quyển, do không quân Israel và Boeing hợp tác cùng phát triển.
Trong số các cảm biến tiên tiến được xem xét cho hệ thống đa tầng tương lai của Israel, thì cảm biến quang điện trong không khí được triển khai trên các phương tiện bay không người lái bay cao và radar "Green Pine" cải tiến trong tương lai, cũng như radar AN/TPY-2 đã được triển khai ở Israel và hiện đang được vận hành bởi lực lượng Mỹ.
Theo các báo cáo, Arrow-3 có thể đánh chặn tên lửa đạn đạo, đặc biệt là những tên lửa mang vũ khí hủy diệt hàng loạt, ở độ cao hơn 100 km và ở tầm xa hơn. Arrow-3 có tốc độ nhanh hơn Arrow-2, có kích thước nhỏ hơn một chút và nặng chỉ gần một nửa so với phiên bản tiền nhiệm.
Một khẩu đội Arrow-3 dự kiến sẽ đánh chặn được 5 tên lửa đạn đạo trong vòng 30 giây. Arrow-3 có thể được phóng vào một khu vực không gian, trước khi nó được biết là tên lửa mục tiêu đang đi tới đâu.
Khi mục tiêu và hướng đi của nó được xác định, tên lửa đánh chặn Arrow sẽ được chuyển hướng bằng cách sử dụng vòi tạo lực đẩy của nó để thu hẹp khoảng cách và tiến hành đánh chặn trực diện vào mục tiêu.
Arrow-3 sử dụng hệ thống phóng tương tự như phiên bản Arrow-2. Được biết, hệ thống Arrow-3 có giá khoảng 2 đến 3 triệu đô la một chiếc, trong khi chi phí của chương trình ước tính khoảng 700 - 800 triệu đô la trong ba năm.
Trước đó, vào tháng 2/2021, Bộ Quốc phòng Israel tiết lộ rằng họ đang làm việc với Mỹ để phát triển một tổ hợp phòng thủ tên lửa đạn đạo mới mang tên Arrow-4, được xem là lớp lá chắn tiếp theo trong hệ thống phòng thủ tên lửa nhiều lớp của Israel để chống lại các mối đe dọa phức tạp hơn trong tương lai. Nguồn ảnh: Foxt.