Phi đội F-35 của quân đội Mỹ được cho là có tỷ lệ sẵn sàng chiến đấu rất thấp do một loạt các vấn đề bảo trì và lỗi hiệu suất, người quản lý chương trình máy bay chiến đấu, Trung tướng Không quân Michael Schmidt báo cáo rằng chỉ có khoảng 30% máy bay đảm bảo các yêu cầu về sẵn sàng chiến đấu.Bản báo cáo của Schmidt trước Ủy ban Vũ trang Hạ viện nhấn mạnh rằng “điều này là không thể chấp nhận được”. Hiện có khoảng 540 chiếc tiêm kích F-35 đang phục vụ trong Không quân, Hải quân và Thủy quân lục chiến, nhưng chỉ có khoảng 160 chiếc có khả năng thực hiện đầy đủ các nhiệm vụ.Điều này khiến F-35 trở thành chiếc máy bay có tỷ lệ sẵn sàng chiến đấu thuộc hàng thấp nhất trong quân đội Mỹ, chỉ kém đối thủ nặng ký hơn là máy bay chiến đấu F- 22 Raptor, chiếc máy bay này cũng liên tục dẫn đầu về tình trạng “nằm sân” do các vấn đề kỹ thuật.Là loại máy bay chiến đấu một động cơ hạng nhẹ, F-35 được thiết kế để dễ dàng hơn trong công tác bảo trì và giảm chi phí vận hành, cho phép nó dễ dàng thay thế F-16 Fighting Falcons của Không quân và F-18 Hornet của Hải quân, nhưng chiếc máy bay này lại không mang lại kết quả như mong muốn, bởi trong giai đoạn thiết kế chi phí chương trình đã lên tới gần 150 tỷ USD.F-35 dự kiến sẽ được thay thế một động cơ mới, với động cơ F135 hiện tại không đảm bảo về các yếu tố hiệu suất cũng như tải trọng của máy bay. Các vấn đề với F-35 chủ yếu cũng suất phát từ động cơ trên khiến máy bay liên tục phải bảo trì.F-35 là một trong hai máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm được giới thiệu rộng rãi và trang bị ở cấp phi đội hiện nay, đối thủ còn lại là máy bay hai động cơ J- 20 của Trung Quốc, lần chạm trán đầu tiên được xác nhận của hai chiếc máy bay này là vào tháng 3/2022.Chương trình máy bay chiến đấu F-35 đã phải đối mặt với những chỉ trích gay gắt trong hơn một thập kỷ, cựu Bộ trưởng Quốc phòng cuối cùng dưới thời chính quyền ông Donald Trump, Christopher C. Miller, gọi chương trình này là “con quái vật” mà quân đội đã tạo ra.Cựu Chủ tịch Ủy ban Dịch vụ Vũ trang Thượng viện John McCain trước đây đã gọi đó là một ví dụ điển hình về chương trình mua sắm lãng phí, John McCain nhấn mạnh trong một cuộc họp ngắn trước Thượng viện: “Thành tích hoạt động của chương trình F-35 vừa là một vụ bê bối vừa là một bi kịch liên quan đến chi phí, lịch trình và hiệu suất”.Trên cơ sở những thiếu sót nghiêm trọng, F-35 đã bị chỉ trích rất gay gắt, từ các cá nhân như giám đốc thử nghiệm vũ khí của Lầu Năm Góc Michael Gilmore và Đại úy Thủy quân lục chiến Dan Grazier, cho đến các tổ chức tư vấn quân sự như RAND Corporation và cả các tổ chức như Dự án Giám sát của Chính phủ.Lầu Năm Góc đã nhiều lần nhấn mạnh rằng máy bay chiến đấu F-35 có độ tin cậy kém và chi phí vận hành cao, có thể khiến quân đội không đủ khả năng chi trả để đạt được số lượng máy bay dự kiến mua ban đầu. Lực lượng Không quân Mỹ cũng đã xem xét cắt giảm các đơn đặt hàng F-35, trong năm 2023 sẽ cắt giảm 35% so với năm 2022.Các vấn đề với F-35 không chỉ giới hạn trong quân đội Mỹ, Ủy ban Quốc phòng Quốc gia Hàn Quốc tiết lộ vào tháng 10/2022 rằng các máy bay F-35 của nước này mắc 234 lỗi trong 18 tháng từ tháng 1/2021 đến tháng 6/2022. Khả năng chiến đấu của F-35 trong điều kiện căng thẳng trên Bán đảo Triều Tiên đã được các quan chức vào thời điểm đó đặt câu hỏi nghiêm túc.Một ví dụ khác là vào tháng 12/2022, trong bối cảnh đang chuẩn bị cho các cuộc tấn công bất ngờ có thể xảy ra nhằm vào Iran bằng F-35, Không quân Israel đã buộc dừng toàn bộ phi đội F-35 của mình do các vấn đề về hiệu suất.Điều này khiến cho chính phủ Israel rất lo lắng bởi Iran sẽ tiếp nhận các máy bay chiến đấu Su-35 thế hệ 4++ của Nga trong vòng vài tháng tới, loại máy bay này hiện đại hơn đáng kể so với các máy bay F-16 và F-15 cũ hơn của Israel. Những thiếu sót của F-35 là rất nguy hiểm đối với Mỹ và các đồng minh của họ ở Đông Á, do khả năng phát triển và sự mở rộng nhanh chóng của phi đội máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm Trung Quốc, đây sẽ là thách thức đối với việc triển khai các hoạt động quân sự của Mỹ tại khu vực này trong tương lai.
Phi đội F-35 của quân đội Mỹ được cho là có tỷ lệ sẵn sàng chiến đấu rất thấp do một loạt các vấn đề bảo trì và lỗi hiệu suất, người quản lý chương trình máy bay chiến đấu, Trung tướng Không quân Michael Schmidt báo cáo rằng chỉ có khoảng 30% máy bay đảm bảo các yêu cầu về sẵn sàng chiến đấu.
Bản báo cáo của Schmidt trước Ủy ban Vũ trang Hạ viện nhấn mạnh rằng “điều này là không thể chấp nhận được”. Hiện có khoảng 540 chiếc tiêm kích F-35 đang phục vụ trong Không quân, Hải quân và Thủy quân lục chiến, nhưng chỉ có khoảng 160 chiếc có khả năng thực hiện đầy đủ các nhiệm vụ.
Điều này khiến F-35 trở thành chiếc máy bay có tỷ lệ sẵn sàng chiến đấu thuộc hàng thấp nhất trong quân đội Mỹ, chỉ kém đối thủ nặng ký hơn là máy bay chiến đấu F- 22 Raptor, chiếc máy bay này cũng liên tục dẫn đầu về tình trạng “nằm sân” do các vấn đề kỹ thuật.
Là loại máy bay chiến đấu một động cơ hạng nhẹ, F-35 được thiết kế để dễ dàng hơn trong công tác bảo trì và giảm chi phí vận hành, cho phép nó dễ dàng thay thế F-16 Fighting Falcons của Không quân và F-18 Hornet của Hải quân, nhưng chiếc máy bay này lại không mang lại kết quả như mong muốn, bởi trong giai đoạn thiết kế chi phí chương trình đã lên tới gần 150 tỷ USD.
F-35 dự kiến sẽ được thay thế một động cơ mới, với động cơ F135 hiện tại không đảm bảo về các yếu tố hiệu suất cũng như tải trọng của máy bay. Các vấn đề với F-35 chủ yếu cũng suất phát từ động cơ trên khiến máy bay liên tục phải bảo trì.
F-35 là một trong hai máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm được giới thiệu rộng rãi và trang bị ở cấp phi đội hiện nay, đối thủ còn lại là máy bay hai động cơ J- 20 của Trung Quốc, lần chạm trán đầu tiên được xác nhận của hai chiếc máy bay này là vào tháng 3/2022.
Chương trình máy bay chiến đấu F-35 đã phải đối mặt với những chỉ trích gay gắt trong hơn một thập kỷ, cựu Bộ trưởng Quốc phòng cuối cùng dưới thời chính quyền ông Donald Trump, Christopher C. Miller, gọi chương trình này là “con quái vật” mà quân đội đã tạo ra.
Cựu Chủ tịch Ủy ban Dịch vụ Vũ trang Thượng viện John McCain trước đây đã gọi đó là một ví dụ điển hình về chương trình mua sắm lãng phí, John McCain nhấn mạnh trong một cuộc họp ngắn trước Thượng viện: “Thành tích hoạt động của chương trình F-35 vừa là một vụ bê bối vừa là một bi kịch liên quan đến chi phí, lịch trình và hiệu suất”.
Trên cơ sở những thiếu sót nghiêm trọng, F-35 đã bị chỉ trích rất gay gắt, từ các cá nhân như giám đốc thử nghiệm vũ khí của Lầu Năm Góc Michael Gilmore và Đại úy Thủy quân lục chiến Dan Grazier, cho đến các tổ chức tư vấn quân sự như RAND Corporation và cả các tổ chức như Dự án Giám sát của Chính phủ.
Lầu Năm Góc đã nhiều lần nhấn mạnh rằng máy bay chiến đấu F-35 có độ tin cậy kém và chi phí vận hành cao, có thể khiến quân đội không đủ khả năng chi trả để đạt được số lượng máy bay dự kiến mua ban đầu. Lực lượng Không quân Mỹ cũng đã xem xét cắt giảm các đơn đặt hàng F-35, trong năm 2023 sẽ cắt giảm 35% so với năm 2022.
Các vấn đề với F-35 không chỉ giới hạn trong quân đội Mỹ, Ủy ban Quốc phòng Quốc gia Hàn Quốc tiết lộ vào tháng 10/2022 rằng các máy bay F-35 của nước này mắc 234 lỗi trong 18 tháng từ tháng 1/2021 đến tháng 6/2022. Khả năng chiến đấu của F-35 trong điều kiện căng thẳng trên Bán đảo Triều Tiên đã được các quan chức vào thời điểm đó đặt câu hỏi nghiêm túc.
Một ví dụ khác là vào tháng 12/2022, trong bối cảnh đang chuẩn bị cho các cuộc tấn công bất ngờ có thể xảy ra nhằm vào Iran bằng F-35, Không quân Israel đã buộc dừng toàn bộ phi đội F-35 của mình do các vấn đề về hiệu suất.
Điều này khiến cho chính phủ Israel rất lo lắng bởi Iran sẽ tiếp nhận các máy bay chiến đấu Su-35 thế hệ 4++ của Nga trong vòng vài tháng tới, loại máy bay này hiện đại hơn đáng kể so với các máy bay F-16 và F-15 cũ hơn của Israel.
Những thiếu sót của F-35 là rất nguy hiểm đối với Mỹ và các đồng minh của họ ở Đông Á, do khả năng phát triển và sự mở rộng nhanh chóng của phi đội máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm Trung Quốc, đây sẽ là thách thức đối với việc triển khai các hoạt động quân sự của Mỹ tại khu vực này trong tương lai.