Theo Đài Truyền hình Trung Quốc (CCTV), các đơn vị máy bay chiến đấu, nằm dưới sự chỉ huy của Không quân Trung Quốc, ở chiến khu Tây (khu vực giáp giới với Ấn Độ), đã bắt đầu chuyển trực tiếp, từ máy bay chiến đấu Shenyang J-7, sang máy bay chiến đấu J-16 tiên tiến hơn.Bộ Tư lệnh Chiến khu Tây (màu đỏ), chịu trách nhiệm đặc biệt về an ninh ở các khu vực biên giới với Ấn Độ, nơi tình hình căng thẳng bùng phát từ tháng 6/2020. Trước đây, Chiến khu này không được ưu tiên trang bị những vũ khí mới và hiện đại nhất của Quân đội Trung Quốc.J-16 hiện là chiến đấu cơ cao cấp bậc nhất của Không quân Trung Quốc (sau chiến đấu cơ tàng hình J-20), được phát triển từ phiên bản Su-30MKK nhập khẩu trực tiếp từ Nga. J-16 cùng với J-10C và Su-35, hiện là những máy bay chiến đấu thế hệ 4 ++, của Không quân PLA.Những máy bay chiến đấu thế hệ 4++ và các máy bay chiến đấu tàng hình thế hệ 5 J-20, thường được PLA ưu tiên triển khai ở Chiến khu Đông và Nam; sẵn sàng đối mặt với Không quân Nhật Bản, Đài Loan, không quân Mỹ đóng tại Nhật Bản, đảo Guam và trên Biển Đông.Chiến khu Tây với địa hình hiểm trở, nền kinh tế chậm phát triển hơn so với khu vực miền ven biển Trung Quốc, nên có ít sân bay hơn và thường yêu cầu máy bay hoạt động ở độ cao lớn. Với tốc độ và trần bay rất cao của J-16, khiến nó trở thành một vũ khí lý tưởng ở đây.Mặc dù là một bản "copy" của máy bay chiến đấu Nga, nhưng J-16 là máy bay chiến đấu đầu tiên của Trung Quốc, được trang bị radar quét mảng pha điện tử (AESA), không chỉ có công suất mạnh hơn, mà còn khó bị gây nhiễu và phát hiện hơn nhiều so với các radar kiểu cũ.J-16 được trang bị những vũ khí hiện đại nhất của Trung Quốc và Nga, trong đó nổi bật là tên lửa tiến công ngoài tầm nhìn PL-15; nếu kết hợp với radar AESA được trang bị, khả năng tiêu diệt mục tiêu tầm xa của J-16 rất tốt.Việc PLA chuyển đổi từ máy bay chiến đấu hạng nhẹ một động cơ J-7 sang J-16, thể hiện một sự thay đổi rất lớn đối với các đơn vị chiến đấu của PLA. Những chiếc J-7, được đưa vào trang bị từ khoảng năm 1965 và J-16 được trang bị từ năm 2013; có nghĩa là chúng đã cách nhau gần nửa thế kỷ về mặt công nghệ.Tuy nhiên, thiết kế của J-7 thậm chí còn cũ hơn và gần giống với bản thiết kế cho chiếc MiG-21 của Liên Xô, được đưa vào phục vụ từ năm 1959. Về mặt hiệu suất bay, các yêu cầu về điện tử hàng không và bảo dưỡng, cả hai càng cách xa nhau hơn.Nếu J-7 là một chiến đấu cơ hạng nhẹ, có trọng lượng cất cánh chỉ nặng 8.350kg (với tải trọng chiến đấu tiêu chuẩn). Ngược lại, J-16 là một trong những máy bay chiến đấu nặng nhất thế giới, với trọng lượng cất cánh là 26.000kg, nhưng có yêu cầu bảo dưỡng ít hơn so với các thiết kế hạng nặng khác như Su-27 hoặc J-20.Mặc J-7 vẫn được Trung Quốc sản xuất cho đến năm 2013 và biến thể mới nhất của chiếc J-7 là J-7G, mới lần đầu tiên gia nhập Lực lượng Không quân PLA vào năm 2003 và dự kiến sẽ phục vụ trong hơn một thập kỷ nữa.J-7G có thể được coi là máy bay thế hệ thứ tư, với khung và thiết bị được hưởng lợi từ những tiến bộ trong công nghệ cảm biến và vật liệu composite; đồng thời cánh được thiết kế lại. Cùng với các loại vũ khí và hệ thống tác chiến điện tử mới, khiến nó có nhiều ưu điểm hơn so với bất kỳ biến thể nào của MiG-21, do Liên Xô chế tạo.Không quá lời khi nói rằng một chiếc tiêm kích chiến đấu J-16 có thể bao phủ khu vực nhiều hơn một phi đội J-7 (đầy đủ), do tầm hoạt động của J-16 vượt trội và phạm vi bao phủ của các cảm biến và tên lửa lớn hơn nhiều.Việc Quân đội Trung Quốc chuyển từ chiến đấu cơ J-7 sang J-16, đồng nghĩa với một cuộc cách mạng về khả năng chiến đấu, của các đơn vị thuộc Chiến khu Tây bộ Trung Quốc, vốn trước kia bị đánh giá là yếu kém nhất.Mặc dù vậy, chi phí hoạt động cao hơn nhiều của J-16 sẽ gây ra áp lực lớn hơn về vật chất và hậu cần cho các đơn vị không quân của Chiến khu Tây bộ, nơi đây được đánh giá là có hạ tầng kém phát triển nhất Trung Quốc.Những chiếc J-16 của Chiến khu Tây, sẽ phải đối mặt với những chiếc tiêm kích Su-30MKI và Rafale có tính năng tương đương của Không quân Ấn Độ (IAF); thậm chí những chiếc Rafale được cho là có tính năng cao hơn J-16, do đã được thử thách qua thực chiến và trang bị tên lửa tiến công tầm xa Meteo 120, nên chưa chắc J-16 đã có lợi thế trước Không quân Ấn Độ. Nguồn ảnh: Pinterest. Dàn tiêm kích vượt trội của Không quân Trung Quốc được nước này tự thiết kế và sản xuất. Nguồn: CGTN.
Theo Đài Truyền hình Trung Quốc (CCTV), các đơn vị máy bay chiến đấu, nằm dưới sự chỉ huy của Không quân Trung Quốc, ở chiến khu Tây (khu vực giáp giới với Ấn Độ), đã bắt đầu chuyển trực tiếp, từ máy bay chiến đấu Shenyang J-7, sang máy bay chiến đấu J-16 tiên tiến hơn.
Bộ Tư lệnh Chiến khu Tây (màu đỏ), chịu trách nhiệm đặc biệt về an ninh ở các khu vực biên giới với Ấn Độ, nơi tình hình căng thẳng bùng phát từ tháng 6/2020. Trước đây, Chiến khu này không được ưu tiên trang bị những vũ khí mới và hiện đại nhất của Quân đội Trung Quốc.
J-16 hiện là chiến đấu cơ cao cấp bậc nhất của Không quân Trung Quốc (sau chiến đấu cơ tàng hình J-20), được phát triển từ phiên bản Su-30MKK nhập khẩu trực tiếp từ Nga. J-16 cùng với J-10C và Su-35, hiện là những máy bay chiến đấu thế hệ 4 ++, của Không quân PLA.
Những máy bay chiến đấu thế hệ 4++ và các máy bay chiến đấu tàng hình thế hệ 5 J-20, thường được PLA ưu tiên triển khai ở Chiến khu Đông và Nam; sẵn sàng đối mặt với Không quân Nhật Bản, Đài Loan, không quân Mỹ đóng tại Nhật Bản, đảo Guam và trên Biển Đông.
Chiến khu Tây với địa hình hiểm trở, nền kinh tế chậm phát triển hơn so với khu vực miền ven biển Trung Quốc, nên có ít sân bay hơn và thường yêu cầu máy bay hoạt động ở độ cao lớn. Với tốc độ và trần bay rất cao của J-16, khiến nó trở thành một vũ khí lý tưởng ở đây.
Mặc dù là một bản "copy" của máy bay chiến đấu Nga, nhưng J-16 là máy bay chiến đấu đầu tiên của Trung Quốc, được trang bị radar quét mảng pha điện tử (AESA), không chỉ có công suất mạnh hơn, mà còn khó bị gây nhiễu và phát hiện hơn nhiều so với các radar kiểu cũ.
J-16 được trang bị những vũ khí hiện đại nhất của Trung Quốc và Nga, trong đó nổi bật là tên lửa tiến công ngoài tầm nhìn PL-15; nếu kết hợp với radar AESA được trang bị, khả năng tiêu diệt mục tiêu tầm xa của J-16 rất tốt.
Việc PLA chuyển đổi từ máy bay chiến đấu hạng nhẹ một động cơ J-7 sang J-16, thể hiện một sự thay đổi rất lớn đối với các đơn vị chiến đấu của PLA. Những chiếc J-7, được đưa vào trang bị từ khoảng năm 1965 và J-16 được trang bị từ năm 2013; có nghĩa là chúng đã cách nhau gần nửa thế kỷ về mặt công nghệ.
Tuy nhiên, thiết kế của J-7 thậm chí còn cũ hơn và gần giống với bản thiết kế cho chiếc MiG-21 của Liên Xô, được đưa vào phục vụ từ năm 1959. Về mặt hiệu suất bay, các yêu cầu về điện tử hàng không và bảo dưỡng, cả hai càng cách xa nhau hơn.
Nếu J-7 là một chiến đấu cơ hạng nhẹ, có trọng lượng cất cánh chỉ nặng 8.350kg (với tải trọng chiến đấu tiêu chuẩn). Ngược lại, J-16 là một trong những máy bay chiến đấu nặng nhất thế giới, với trọng lượng cất cánh là 26.000kg, nhưng có yêu cầu bảo dưỡng ít hơn so với các thiết kế hạng nặng khác như Su-27 hoặc J-20.
Mặc J-7 vẫn được Trung Quốc sản xuất cho đến năm 2013 và biến thể mới nhất của chiếc J-7 là J-7G, mới lần đầu tiên gia nhập Lực lượng Không quân PLA vào năm 2003 và dự kiến sẽ phục vụ trong hơn một thập kỷ nữa.
J-7G có thể được coi là máy bay thế hệ thứ tư, với khung và thiết bị được hưởng lợi từ những tiến bộ trong công nghệ cảm biến và vật liệu composite; đồng thời cánh được thiết kế lại. Cùng với các loại vũ khí và hệ thống tác chiến điện tử mới, khiến nó có nhiều ưu điểm hơn so với bất kỳ biến thể nào của MiG-21, do Liên Xô chế tạo.
Không quá lời khi nói rằng một chiếc tiêm kích chiến đấu J-16 có thể bao phủ khu vực nhiều hơn một phi đội J-7 (đầy đủ), do tầm hoạt động của J-16 vượt trội và phạm vi bao phủ của các cảm biến và tên lửa lớn hơn nhiều.
Việc Quân đội Trung Quốc chuyển từ chiến đấu cơ J-7 sang J-16, đồng nghĩa với một cuộc cách mạng về khả năng chiến đấu, của các đơn vị thuộc Chiến khu Tây bộ Trung Quốc, vốn trước kia bị đánh giá là yếu kém nhất.
Mặc dù vậy, chi phí hoạt động cao hơn nhiều của J-16 sẽ gây ra áp lực lớn hơn về vật chất và hậu cần cho các đơn vị không quân của Chiến khu Tây bộ, nơi đây được đánh giá là có hạ tầng kém phát triển nhất Trung Quốc.
Những chiếc J-16 của Chiến khu Tây, sẽ phải đối mặt với những chiếc tiêm kích Su-30MKI và Rafale có tính năng tương đương của Không quân Ấn Độ (IAF); thậm chí những chiếc Rafale được cho là có tính năng cao hơn J-16, do đã được thử thách qua thực chiến và trang bị tên lửa tiến công tầm xa Meteo 120, nên chưa chắc J-16 đã có lợi thế trước Không quân Ấn Độ. Nguồn ảnh: Pinterest.
Dàn tiêm kích vượt trội của Không quân Trung Quốc được nước này tự thiết kế và sản xuất. Nguồn: CGTN.