Được thiết kế với mục đích thay thế cho những chiếc tiêm kích J-6 cổ lỗ được Tổng công ty Thẩm Dương chế tạo trên cơ sở MiG-19 Liên Xô, số phận của chiến đấu cơ J-13 thậm chí còn hẩm hiu đến nỗi nó chỉ được nằm trên giấy, chưa có bất cứ một mẫu thử nào được ra đời. Nguồn ảnh: Sina.Từ năm 1973, Không quân Trung Quốc đã lên kế hoạch phát triển một mẫu tiêm kích chiến đấu đời mới nhằm thay thế cho những chiếc J-6 lỗi thời của lực lượng này. Máy bay tiêm kích J-13 đã ra đời với vai trò của một chiếc chiến đấu cơ chiếm ưu thế trên không, trọng lượng nhẹ, có tốc độ siêu thanh lên tới Mach 2 với hy vọng có thể thế chỗ được những chiếc J-6. Nguồn ảnh: Sina.Cùng trong năm 1974 đó, hai mô hình mẫu thử khác nhau với thiết kế khí động học và cánh khác nhau hoàn toàn đã được đưa vào thử nghiệm trong hầm gió. Đến năm 1976, thiết kế về hệ thống radar, cảm biến và vật liệu sản xuất máy bay J-13 đã được các kỹ sư Trung Quốc thống nhất. Nguồn ảnh: Sina.Tổng cộng đã có 7 thiết kế khung máy bay được mang ra thử nghiệm, tuy nhiên, điểm yếu lớn nhất của Trung Quốc trong việc sản xuất máy bay chiến đấu tới giờ mới bộc lộ, đó là, phía Trung Quốc không thể chế tạo được động cơ đạt yêu cầu cho chiếc J-13 này. Nguồn ảnh: Sina.Tới đầu những năm 80, động cơ WS-9 đã được Trung Quốc "nhái" thành công từ động cơ Rolls-Royce Spey Mk. 202 của Anh. Tuy nhiên, nếu muốn đạt được công suất trên giấy của chiếc J-13 thì chiếc máy bay này lại phải mang theo 2 động cơ WS-9, điều này sẽ kéo theo việc phải thiết kế lại hoàn toàn phần khung máy bay do nó vốn dĩ chỉ được thiết kế với một động cơ. Ảnh: Những mẫu thiết kế phác thảo hình dáng của J-13 Trung Quốc. Nguồn ảnh: Airforce.Các nỗ lực trong việc thiết kế một động cơ đơn đạt đủ công suất đề ra cho chiếc J-13 đã hoàn toàn đi vào ngõ cụt khi một loạt các loại động cơ mới được Trung Quốc thiết kế lại như động cơ của MiG-23MS, Xian JH-7,... đều không thể đạt được công suất thiết kế ban đầu và liên tục gặp trục trặc. Nguồn ảnh: CGS.Đến những năm cuối 1980, phía Trung Quốc đã buộc phải gác lại dự án J-13 đang lỡ dở để tập trung vào việc phát triển các chiến đấu cơ J-10. Cuối cùng, tới đầu những năm 2000 dự án J-13 của Trung Quốc chính thức bị dừng lại để chất xám và kinh phí cho các dự án J-XX khác của nước này. Nguồn ảnh: Afwing.J-XX là tên mà các lực lượng tình báo phương Tây dùng để chỉ các dòng máy bay thế hệ thứ năm đang được Trung Quốc phát triển. Dự án J-XX được bắt đầu từ năm 2012 và tới năm 2016 đã có kết quả khả quan đầu tiên khi chiếc J-20 ra đời và bay thử thành công. Dự kiến tới năm 2018 tới đây chiếc J-31 thuộc dự án J-XX và cũng là chiến đấu cơ thế hệ thứ năm tiếp theo của Trung Quốc cũng sẽ được bay thử chuyến đầu tiên. Nguồn ảnh: Abbasi.Ngoài ra, trong dự án J-XX của Trung Quốc còn có sự xuất hiện của một máy bay có tên J-14. Đây là chiếc chiến đấu cơ có thiết kế của cả J-13 và J-12 nhưng có hai động cơ. Dự án J-14 của Trung Quốc đã được bắt đầu từ năm 2009, tuy nhiên tới nay vẫn chưa có bất cứ thông tin nào có căn cứ về việc dự án này đang được tiếp tục hoặc đã dừng lại. Nguồn ảnh: Pinterest.
Được thiết kế với mục đích thay thế cho những chiếc tiêm kích J-6 cổ lỗ được Tổng công ty Thẩm Dương chế tạo trên cơ sở MiG-19 Liên Xô, số phận của chiến đấu cơ J-13 thậm chí còn hẩm hiu đến nỗi nó chỉ được nằm trên giấy, chưa có bất cứ một mẫu thử nào được ra đời. Nguồn ảnh: Sina.
Từ năm 1973, Không quân Trung Quốc đã lên kế hoạch phát triển một mẫu tiêm kích chiến đấu đời mới nhằm thay thế cho những chiếc J-6 lỗi thời của lực lượng này. Máy bay tiêm kích J-13 đã ra đời với vai trò của một chiếc chiến đấu cơ chiếm ưu thế trên không, trọng lượng nhẹ, có tốc độ siêu thanh lên tới Mach 2 với hy vọng có thể thế chỗ được những chiếc J-6. Nguồn ảnh: Sina.
Cùng trong năm 1974 đó, hai mô hình mẫu thử khác nhau với thiết kế khí động học và cánh khác nhau hoàn toàn đã được đưa vào thử nghiệm trong hầm gió. Đến năm 1976, thiết kế về hệ thống radar, cảm biến và vật liệu sản xuất máy bay J-13 đã được các kỹ sư Trung Quốc thống nhất. Nguồn ảnh: Sina.
Tổng cộng đã có 7 thiết kế khung máy bay được mang ra thử nghiệm, tuy nhiên, điểm yếu lớn nhất của Trung Quốc trong việc sản xuất máy bay chiến đấu tới giờ mới bộc lộ, đó là, phía Trung Quốc không thể chế tạo được động cơ đạt yêu cầu cho chiếc J-13 này. Nguồn ảnh: Sina.
Tới đầu những năm 80, động cơ WS-9 đã được Trung Quốc "nhái" thành công từ động cơ Rolls-Royce Spey Mk. 202 của Anh. Tuy nhiên, nếu muốn đạt được công suất trên giấy của chiếc J-13 thì chiếc máy bay này lại phải mang theo 2 động cơ WS-9, điều này sẽ kéo theo việc phải thiết kế lại hoàn toàn phần khung máy bay do nó vốn dĩ chỉ được thiết kế với một động cơ. Ảnh: Những mẫu thiết kế phác thảo hình dáng của J-13 Trung Quốc. Nguồn ảnh: Airforce.
Các nỗ lực trong việc thiết kế một động cơ đơn đạt đủ công suất đề ra cho chiếc J-13 đã hoàn toàn đi vào ngõ cụt khi một loạt các loại động cơ mới được Trung Quốc thiết kế lại như động cơ của MiG-23MS, Xian JH-7,... đều không thể đạt được công suất thiết kế ban đầu và liên tục gặp trục trặc. Nguồn ảnh: CGS.
Đến những năm cuối 1980, phía Trung Quốc đã buộc phải gác lại dự án J-13 đang lỡ dở để tập trung vào việc phát triển các chiến đấu cơ J-10. Cuối cùng, tới đầu những năm 2000 dự án J-13 của Trung Quốc chính thức bị dừng lại để chất xám và kinh phí cho các dự án J-XX khác của nước này. Nguồn ảnh: Afwing.
J-XX là tên mà các lực lượng tình báo phương Tây dùng để chỉ các dòng máy bay thế hệ thứ năm đang được Trung Quốc phát triển. Dự án J-XX được bắt đầu từ năm 2012 và tới năm 2016 đã có kết quả khả quan đầu tiên khi chiếc J-20 ra đời và bay thử thành công. Dự kiến tới năm 2018 tới đây chiếc J-31 thuộc dự án J-XX và cũng là chiến đấu cơ thế hệ thứ năm tiếp theo của Trung Quốc cũng sẽ được bay thử chuyến đầu tiên. Nguồn ảnh: Abbasi.
Ngoài ra, trong dự án J-XX của Trung Quốc còn có sự xuất hiện của một máy bay có tên J-14. Đây là chiếc chiến đấu cơ có thiết kế của cả J-13 và J-12 nhưng có hai động cơ. Dự án J-14 của Trung Quốc đã được bắt đầu từ năm 2009, tuy nhiên tới nay vẫn chưa có bất cứ thông tin nào có căn cứ về việc dự án này đang được tiếp tục hoặc đã dừng lại. Nguồn ảnh: Pinterest.