Kênh truyền hình Fox New dẫn nguồn tin cơ quan tình báo Mỹ cho hay, Trung Quốc đã triển khai trái phép chiến đấu cơ tới đảo Phú Lâm, thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam. Đây là một động thái khác nữa của Bắc Kinh mà có thể làm gia tăng căng thẳng ở Biển Đông. Ảnh vệ tinh căn cứ không quân mà Trung Quốc xây dựng trái phép trên đảo Phú Lâm. Các chuyên gia cho rằng, có tổng cộng 16 hangar được xây dựng để chứa các chiến đấu cơ.Theo nguồn tin tình báo Mỹ, chiến đấu cơ Trung Quốc đem trái phép tới đảo Phú Lâm thuộc loại tiêm kích J-11 và cường kích JH-7. Đây đều là những máy bay chiến đấu tối tân bậc nhất của Trung Quốc hiện nay.Trong đó, tiêm kích J-11 là một chiến đấu cơ thế hệ 4-4,5 do Công ty máy bay Thẩm Dương (SAC) phát triển từ cuối những năm 1990 trên cơ sở mẫu tiêm kích Su-27SK của Nga. Tính tới nay, Trung Quốc đã trang bị khoảng 276 loại máy bay này cho cả lực lượng không quân và hải quân.Mặc dù là sản phẩm sao chép nhưng tiêm kích J-11 được đánh giá là đã vượt trội thế hệ Su-27SK của Nga sau nhiều lần cải tiến trong suốt gần 20 năm qua. Theo đó biến thể J-11BS xuất hiện vào năm 2007 sở hữu tính năng cao cấp hơn Su-27SK với khả năng tấn công chính xác cao bằng vũ khí thông minh, cải tiến mạnh về radar, hệ thống hỗ trợ sự sống cho phi công, hệ thống điện tử hàng không, hệ thống phòng vệ...Theo các nguồn tin, J-11B được trang bị loại radar mới do Trung Quốc sản xuất có thể theo dõi 6-8 mục tiêu cùng lúc, khóa và tấn công đồng thời 4 mục tiêu, có tầm trinh sát đến 350km.Về mặt vũ khí J-11 và J-11B có thể mang được tên lửa không đối không do Nga sản xuất như R-73, R-27, R-77. Bên cạnh đó, vì được nội địa hóa nên mẫu máy bay này mang được cả vũ khí Trung Quốc gồm tên lửa không đối không PL-12 có tầm bắn 100km, tên lửa tầm ngắn PL-8/9...Trong tấn công đối đất/đối hải, thế hệ J-11A chỉ mang được rocket và bom “ngu”, từ J-11B Trung Quốc tuyên bố là có thể mang được vũ khí tấn công thông minh nhưng không rõ loại nào.Về động lực, J-11 vẫn phải sử dụng động cơ hàng không AL-31F do Nga sản xuất do động cơ Thái Hành WS-10A không đủ độ tin cậy. J-11 có thể đạt tốc độ tối đa Mach 2,35, tầm bay 3.530km, trần bay 19.000m. Nó có khả năng lướt ở độ cao thấp đến 1.400km/h nếu không mang vũ khí.Còn JH-7 là máy bay cường kích hai chỗ ngồi, hai động cơ do Tập đoàn Công nghiệp máy bay Tây An sản xuất cho Không quân Trung Quốc từ đầu những năm 1990. Đây là một trong những chiến đấu cơ "ít ỏi" được Trung Quốc tự thiết kế từ ý tưởng, kiểu dáng tới công nghệ.Dù vậy, các nhà phân tích phương Tây cho rằng JH-7 vẫn chịu ảnh hưởng ít nhiều từ mẫu F-111 Mỹ, nhưng không quá rõ ràng.JH-7 được thiết kế chuyên nhiệm cho vai trò tấn công không đối đất/đối hải với các loại vũ khí dẫn đường chính xác cao. Theo các nguồn tin, JH-7 có khả năng mang tên lửa không đối hải YJ-8K và YJ-82K; tên lửa không đối đất tầm trung - xa CM-802A, KD-88; tên lửa chống radar YJ-91, LD-10, CM-102; bom thông minh và khi cần là tên lửa không đối không tầm ngắn PL-5, PL-8, PL-9.Hiện nay biến thể JH-7A được coi là loại hiện đại nhất của dòng JH-7, trang bị hệ thống điện tử cải tiến mạnh mẽ với radar xung JL-10A có khả năng theo dõi đồng thời 15 mục tiêu và hạ 6 mục tiêu trong số đó bằng tên lửa không đối không tự dẫn radar chủ động. Tên lửa có thể cung cấp khả năng dẫn đường cho tên lửa chống radar và bom thông minh.JH-7 trang bị động cơ phản lực Tây An WS-9 cho tốc độ bay tối đa Mach 1,75, bán kính chiến đấu 1.700km.Đánh giá về JH-7, các nhà phân tích cho rằng mẫu máy bay này kém xa về tải trọng vũ khí so với Su-24 Nga hay F-111 Mỹ cũng như yếu hơn hẳn về động cơ. Tuy nhiên, bù lại nó được cho là rẻ hơn, nhẹ hơn so với Su-24/F-111.
Kênh truyền hình Fox New dẫn nguồn tin cơ quan tình báo Mỹ cho hay, Trung Quốc đã triển khai trái phép chiến đấu cơ tới đảo Phú Lâm, thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam. Đây là một động thái khác nữa của Bắc Kinh mà có thể làm gia tăng căng thẳng ở Biển Đông. Ảnh vệ tinh căn cứ không quân mà Trung Quốc xây dựng trái phép trên đảo Phú Lâm. Các chuyên gia cho rằng, có tổng cộng 16 hangar được xây dựng để chứa các chiến đấu cơ.
Theo nguồn tin tình báo Mỹ, chiến đấu cơ Trung Quốc đem trái phép tới đảo Phú Lâm thuộc loại tiêm kích J-11 và cường kích JH-7. Đây đều là những máy bay chiến đấu tối tân bậc nhất của Trung Quốc hiện nay.
Trong đó, tiêm kích J-11 là một chiến đấu cơ thế hệ 4-4,5 do Công ty máy bay Thẩm Dương (SAC) phát triển từ cuối những năm 1990 trên cơ sở mẫu tiêm kích Su-27SK của Nga. Tính tới nay, Trung Quốc đã trang bị khoảng 276 loại máy bay này cho cả lực lượng không quân và hải quân.
Mặc dù là sản phẩm sao chép nhưng tiêm kích J-11 được đánh giá là đã vượt trội thế hệ Su-27SK của Nga sau nhiều lần cải tiến trong suốt gần 20 năm qua. Theo đó biến thể J-11BS xuất hiện vào năm 2007 sở hữu tính năng cao cấp hơn Su-27SK với khả năng tấn công chính xác cao bằng vũ khí thông minh, cải tiến mạnh về radar, hệ thống hỗ trợ sự sống cho phi công, hệ thống điện tử hàng không, hệ thống phòng vệ...
Theo các nguồn tin, J-11B được trang bị loại radar mới do Trung Quốc sản xuất có thể theo dõi 6-8 mục tiêu cùng lúc, khóa và tấn công đồng thời 4 mục tiêu, có tầm trinh sát đến 350km.
Về mặt vũ khí J-11 và J-11B có thể mang được tên lửa không đối không do Nga sản xuất như R-73, R-27, R-77. Bên cạnh đó, vì được nội địa hóa nên mẫu máy bay này mang được cả vũ khí Trung Quốc gồm tên lửa không đối không PL-12 có tầm bắn 100km, tên lửa tầm ngắn PL-8/9...
Trong tấn công đối đất/đối hải, thế hệ J-11A chỉ mang được rocket và bom “ngu”, từ J-11B Trung Quốc tuyên bố là có thể mang được vũ khí tấn công thông minh nhưng không rõ loại nào.
Về động lực, J-11 vẫn phải sử dụng động cơ hàng không AL-31F do Nga sản xuất do động cơ Thái Hành WS-10A không đủ độ tin cậy. J-11 có thể đạt tốc độ tối đa Mach 2,35, tầm bay 3.530km, trần bay 19.000m. Nó có khả năng lướt ở độ cao thấp đến 1.400km/h nếu không mang vũ khí.
Còn JH-7 là máy bay cường kích hai chỗ ngồi, hai động cơ do Tập đoàn Công nghiệp máy bay Tây An sản xuất cho Không quân Trung Quốc từ đầu những năm 1990. Đây là một trong những chiến đấu cơ "ít ỏi" được Trung Quốc tự thiết kế từ ý tưởng, kiểu dáng tới công nghệ.
Dù vậy, các nhà phân tích phương Tây cho rằng JH-7 vẫn chịu ảnh hưởng ít nhiều từ mẫu F-111 Mỹ, nhưng không quá rõ ràng.
JH-7 được thiết kế chuyên nhiệm cho vai trò tấn công không đối đất/đối hải với các loại vũ khí dẫn đường chính xác cao. Theo các nguồn tin, JH-7 có khả năng mang tên lửa không đối hải YJ-8K và YJ-82K; tên lửa không đối đất tầm trung - xa CM-802A, KD-88; tên lửa chống radar YJ-91, LD-10, CM-102; bom thông minh và khi cần là tên lửa không đối không tầm ngắn PL-5, PL-8, PL-9.
Hiện nay biến thể JH-7A được coi là loại hiện đại nhất của dòng JH-7, trang bị hệ thống điện tử cải tiến mạnh mẽ với radar xung JL-10A có khả năng theo dõi đồng thời 15 mục tiêu và hạ 6 mục tiêu trong số đó bằng tên lửa không đối không tự dẫn radar chủ động. Tên lửa có thể cung cấp khả năng dẫn đường cho tên lửa chống radar và bom thông minh.
JH-7 trang bị động cơ phản lực Tây An WS-9 cho tốc độ bay tối đa Mach 1,75, bán kính chiến đấu 1.700km.
Đánh giá về JH-7, các nhà phân tích cho rằng mẫu máy bay này kém xa về tải trọng vũ khí so với Su-24 Nga hay F-111 Mỹ cũng như yếu hơn hẳn về động cơ. Tuy nhiên, bù lại nó được cho là rẻ hơn, nhẹ hơn so với Su-24/F-111.