Bên cạnh một vài cái tên đã quá quen thuộc như F-22 Raptor, F-35 Lightning II, Sukhoi Su-57 hay Chengdu J-20; vẫn còn rất nhiều loại chiến đấu cơ thế hệ 5 khác đang được các quốc gia trên thế giới phát triển để phù hợp với xu thế chung của tác chiến không quân trong tương lai. Và điều đáng ngạc nhiên là ở châu Á có tới ít nhất 4 quốc gia có chương trình phát triển chiến đấu cơ thế hệ 5 riêng, trong khi đó ở châu Âu chỉ có một hoặc hai nước tỏ ra quan tâm. Nguồn ảnh: USAF.Đầu tiên phải kể đến J-31 của Trung Quốc. Nếu coi J-20 của Trung Quốc là con bài đối trọng với F-22 Raptor của Mỹ thì J-31 lại được Bắc Kinh thiết kế để làm đối trọng của F-35. Nguồn ảnh: Weibo.Các thông tin chi tiết của J-31 vẫn còn khá mù mờ dù nó đã cất cánh lần đầu tiên từ năm 2012. Mặc dù vậy tới nay, nhiều nguồn tin vẫn khẳng định động cơ được J-31 sử dụng là động cơ Klimov RD-93 của Nga. Ảnh: J-31 Trung Quốc trên, F-35 của Mỹ dưới. Nguồn ảnh: Sina.Tiếp đến là dự án chiến đấu cơ thế hệ thứ năm của Ấn Độ mang tên Sukhoi/HAL FGFA. Các chiến đấu cơ thế hệ thứ năm này được Ấn Độ phát triển từ chương trình PAK FA của Nga nay là Sukhoi Su-57, tuy nhiên tới nay vẫn chưa có bất cứ nguyên mẫu FGFA nào xuất hiện. Nguồn ảnh: Simulator.Theo nguồn tin của Ấn Độ, mỗi chiếc FGFA sẽ có giá lên tới 100 triệu USD và toàn bộ dự án này đã tốn của Ấn Độ tới 30 tỷ USD. Tuy nhiên dường như FGFA đã cùng chung số phận với Su-57 sau khi Ấn Độ quyết định rút khỏi chương trình hợp tác với Nga cách đây ít tháng. Nguồn ảnh: Indianews.Với mục tiêu tới năm 2022 có nguyên mẫu bay thử nghiệm đầu tiên, sau thất bại của chương trình chiến đấu cơ FGFA, Ấn Độ đặt hết kỳ vọng vào chương trình chiến đấu cơ thế hệ 5 nội địa mang tên HAL AMCA và chương trình này được coi là "điểm sáng" duy nhất mà Không quân Ấn Độ có trong vòng 10 năm tới. Nguồn ảnh: Twitter.Theo đó sau khi Ấn Độ quyết định rút khỏi chương trình FGFA với Nga thì có vẻ HAL AMCA sẽ là con bài chiến đấu cơ thế hệ 5 cuối cùng mà Ấn Độ "buộc phải thắng" trong tương lai, nếu không Không quân Ấn Độ buộc phải nhập khẩu dòng máy bay này từ nước ngoài và lựa chọn của họ hiện tại chỉ có F-35 của Mỹ hoặc một biến thể xuất khẩu của Sukhoi Su-35 của Nga. Nguồn ảnh: AMCA.Có chút phật lòng vì không được Mỹ bán chiến đấu cơ tàng hình F-22 và cũng quá đau đầu vì phải phụ thuộc vào nguồn cung vũ khí từ Mỹ, Nhật Bản đã lên kế hoạch tự phát triển chiến đấu cơ thế hệ 5 cho riêng mình, lấy tên Mitsubishi X-2 Shinshin và đã được cất cánh thử thành công lần đầu tiên vào năm 2016. Đây cũng là chiến đấu cơ đầu tiên Nhật tự phát triển hoàn toàn kể từ sau Thế chiến thứ 2. Nguồn ảnh: Pinterest.Đây được coi là tham vọng mang tính đột phá của Nhật Bản, không chỉ giúp Tokyo thoát khỏi sự kiểm soát về mặt nguồn cung vũ khí mà còn giúp Nhật Bản có thể khẳng định được khả năng phát triển vũ khí của mình sau hơn 70 năm chịu sự kìm kẹp của Mỹ. Nguồn ảnh: Tokyotimes.Tiếp đến phải kể tới nỗ lực thiết kế chiến đấu cơ thế hệ thứ năm dự kiến sẽ tốn khoảng 50 tỷ USD của Thổ Nhĩ Kỳ. Đó là loại chiến đấu cơ tàng hình mang tên TAI TF-X, dự kiến sẽ thay thế cho phi đội F-16 của Ankara trong tương lai. Nguồn ảnh: Tomcat.Tuy vậy, chương trình nghiên cứu phát triển loại chiến đấu cơ này của Thổ Nhĩ Kỳ mới được bắt đầu từ năm 2013 và nhiều chuyên gia cho rằng, chương trình của Thổ Nhĩ Kỳ chỉ thực sự đạt được bước "đại nhảy vọt" khi nước này nắm trong tay các chiến đấu cơ F-35 được Mỹ chuyển giao trong tương lai. Nguồn ảnh: Simulator.Một quốc gia giàu kinh nghiệm chế tạo chiến đấu cơ ở châu Âu là Thuỵ Điển cũng không nằm ngoài cuộc chơi này. Truyền thông Thuỵ Điển từ lâu đã đăng tải thông tin về việc nước này đang phát triển một chiến đấu cơ thế hệ thứ năm mang tên Saab 2020. Nguồn ảnh: Swenews.Mặc dù vậy, hiện vẫn chưa có bất cứ thông tin chính thức nào từ phía Không quân Thuỵ Điển về loại chiến đấu cơ thế hệ năm này. Tất cả các thông tin được truyền thông Thuỵ Điển đăng tải phần lớn là tin đồn và "tin mật" được tuồn ra ngoài một cách vô tình hay cố ý. Nguồn ảnh: Swe.Thậm chí Hàn Quốc cũng không đứng ngoài cuộc chơi với sự có mặt của chương trình KAI KF-X. Đây là chương trình nghiên cứu chiến đấu cơ thế hệ thứ năm của Hàn Quốc kết hợp với Indonesia phát triển. Nguồn ảnh: Jetline.Nếu chương trình này thành công, Indonesia sẽ là quốc gia đầu tiên ở Đông Nam Á sở hữu chiến đấu cơ thế hệ thứ năm cho riêng mình. Dự kiến tới năm 2021 chương trình KAI KF-X sẽ được ra mắt, bay thử lần đầu vào năm 2022 và tới năm 2025 sẽ được coi là "đủ điều kiện tác chiến". Nguồn ảnh: Chosun. Mời độc giả xem Video: Chương trình chiến đấu cơ thế hệ năm Su-57 của Nga.
Bên cạnh một vài cái tên đã quá quen thuộc như F-22 Raptor, F-35 Lightning II, Sukhoi Su-57 hay Chengdu J-20; vẫn còn rất nhiều loại chiến đấu cơ thế hệ 5 khác đang được các quốc gia trên thế giới phát triển để phù hợp với xu thế chung của tác chiến không quân trong tương lai. Và điều đáng ngạc nhiên là ở châu Á có tới ít nhất 4 quốc gia có chương trình phát triển chiến đấu cơ thế hệ 5 riêng, trong khi đó ở châu Âu chỉ có một hoặc hai nước tỏ ra quan tâm. Nguồn ảnh: USAF.
Đầu tiên phải kể đến J-31 của Trung Quốc. Nếu coi J-20 của Trung Quốc là con bài đối trọng với F-22 Raptor của Mỹ thì J-31 lại được Bắc Kinh thiết kế để làm đối trọng của F-35. Nguồn ảnh: Weibo.
Các thông tin chi tiết của J-31 vẫn còn khá mù mờ dù nó đã cất cánh lần đầu tiên từ năm 2012. Mặc dù vậy tới nay, nhiều nguồn tin vẫn khẳng định động cơ được J-31 sử dụng là động cơ Klimov RD-93 của Nga. Ảnh: J-31 Trung Quốc trên, F-35 của Mỹ dưới. Nguồn ảnh: Sina.
Tiếp đến là dự án chiến đấu cơ thế hệ thứ năm của Ấn Độ mang tên Sukhoi/HAL FGFA. Các chiến đấu cơ thế hệ thứ năm này được Ấn Độ phát triển từ chương trình PAK FA của Nga nay là Sukhoi Su-57, tuy nhiên tới nay vẫn chưa có bất cứ nguyên mẫu FGFA nào xuất hiện. Nguồn ảnh: Simulator.
Theo nguồn tin của Ấn Độ, mỗi chiếc FGFA sẽ có giá lên tới 100 triệu USD và toàn bộ dự án này đã tốn của Ấn Độ tới 30 tỷ USD. Tuy nhiên dường như FGFA đã cùng chung số phận với Su-57 sau khi Ấn Độ quyết định rút khỏi chương trình hợp tác với Nga cách đây ít tháng. Nguồn ảnh: Indianews.
Với mục tiêu tới năm 2022 có nguyên mẫu bay thử nghiệm đầu tiên, sau thất bại của chương trình chiến đấu cơ FGFA, Ấn Độ đặt hết kỳ vọng vào chương trình chiến đấu cơ thế hệ 5 nội địa mang tên HAL AMCA và chương trình này được coi là "điểm sáng" duy nhất mà Không quân Ấn Độ có trong vòng 10 năm tới. Nguồn ảnh: Twitter.
Theo đó sau khi Ấn Độ quyết định rút khỏi chương trình FGFA với Nga thì có vẻ HAL AMCA sẽ là con bài chiến đấu cơ thế hệ 5 cuối cùng mà Ấn Độ "buộc phải thắng" trong tương lai, nếu không Không quân Ấn Độ buộc phải nhập khẩu dòng máy bay này từ nước ngoài và lựa chọn của họ hiện tại chỉ có F-35 của Mỹ hoặc một biến thể xuất khẩu của Sukhoi Su-35 của Nga. Nguồn ảnh: AMCA.
Có chút phật lòng vì không được Mỹ bán chiến đấu cơ tàng hình F-22 và cũng quá đau đầu vì phải phụ thuộc vào nguồn cung vũ khí từ Mỹ, Nhật Bản đã lên kế hoạch tự phát triển chiến đấu cơ thế hệ 5 cho riêng mình, lấy tên Mitsubishi X-2 Shinshin và đã được cất cánh thử thành công lần đầu tiên vào năm 2016. Đây cũng là chiến đấu cơ đầu tiên Nhật tự phát triển hoàn toàn kể từ sau Thế chiến thứ 2. Nguồn ảnh: Pinterest.
Đây được coi là tham vọng mang tính đột phá của Nhật Bản, không chỉ giúp Tokyo thoát khỏi sự kiểm soát về mặt nguồn cung vũ khí mà còn giúp Nhật Bản có thể khẳng định được khả năng phát triển vũ khí của mình sau hơn 70 năm chịu sự kìm kẹp của Mỹ. Nguồn ảnh: Tokyotimes.
Tiếp đến phải kể tới nỗ lực thiết kế chiến đấu cơ thế hệ thứ năm dự kiến sẽ tốn khoảng 50 tỷ USD của Thổ Nhĩ Kỳ. Đó là loại chiến đấu cơ tàng hình mang tên TAI TF-X, dự kiến sẽ thay thế cho phi đội F-16 của Ankara trong tương lai. Nguồn ảnh: Tomcat.
Tuy vậy, chương trình nghiên cứu phát triển loại chiến đấu cơ này của Thổ Nhĩ Kỳ mới được bắt đầu từ năm 2013 và nhiều chuyên gia cho rằng, chương trình của Thổ Nhĩ Kỳ chỉ thực sự đạt được bước "đại nhảy vọt" khi nước này nắm trong tay các chiến đấu cơ F-35 được Mỹ chuyển giao trong tương lai. Nguồn ảnh: Simulator.
Một quốc gia giàu kinh nghiệm chế tạo chiến đấu cơ ở châu Âu là Thuỵ Điển cũng không nằm ngoài cuộc chơi này. Truyền thông Thuỵ Điển từ lâu đã đăng tải thông tin về việc nước này đang phát triển một chiến đấu cơ thế hệ thứ năm mang tên Saab 2020. Nguồn ảnh: Swenews.
Mặc dù vậy, hiện vẫn chưa có bất cứ thông tin chính thức nào từ phía Không quân Thuỵ Điển về loại chiến đấu cơ thế hệ năm này. Tất cả các thông tin được truyền thông Thuỵ Điển đăng tải phần lớn là tin đồn và "tin mật" được tuồn ra ngoài một cách vô tình hay cố ý. Nguồn ảnh: Swe.
Thậm chí Hàn Quốc cũng không đứng ngoài cuộc chơi với sự có mặt của chương trình KAI KF-X. Đây là chương trình nghiên cứu chiến đấu cơ thế hệ thứ năm của Hàn Quốc kết hợp với Indonesia phát triển. Nguồn ảnh: Jetline.
Nếu chương trình này thành công, Indonesia sẽ là quốc gia đầu tiên ở Đông Nam Á sở hữu chiến đấu cơ thế hệ thứ năm cho riêng mình. Dự kiến tới năm 2021 chương trình KAI KF-X sẽ được ra mắt, bay thử lần đầu vào năm 2022 và tới năm 2025 sẽ được coi là "đủ điều kiện tác chiến". Nguồn ảnh: Chosun.
Mời độc giả xem Video: Chương trình chiến đấu cơ thế hệ năm Su-57 của Nga.