Theo những thông tin mới nhất được báo chí Nga đăng tải, Không quân Nga sẽ không đặt hàng thêm chiến đấu cơ Su-57 cho tới năm... 2027. Kèm theo đó, các chuyên gia quân sự cho rằng triển vọng xuất khẩu của loại chiến đấu cơ thế hệ năm này của Nga sẽ là cực kỳ mong manh. Nguồn ảnh: Sina.Cụ thể, trong khi ở phía đối địch, các chiến đấu cơ F-35 của Mỹ đang bán "đắt như tôm tươi" với rất nhiều quốc gia đặt hàng mua liên tục thì dường như, Sukhoi Su-57 của Nga đang không có được những bước tiến khả quan lắm dù Tổng thống Putin đã nhấn mạnh Su-57 sẽ là một trong sáu loại vũ khí quan trọng nhất của Nga trong tương lai. Nguồn ảnh: Sina.Kèm theo việc bị Không quân Nga "hắt hủi", chương trình nghiên cứu và phát triển Su-57 của Nga mới đây cũng bị dội một gáo nước lạnh khi Ấn Độ quyết định rút khỏi chương trình này. Trước đó, Ấn Độ tham gia hợp tác nghiên cứu chương trình chiến đấu cơ tàng hình thế hệ mới cùng Nga, dựa trên một phần thiết kế và công nghệ của Su-57. Nguồn ảnh: Sina.Tuy nhiên, trong tháng tư vừa rồi đột nhiên phía Ấn Độ quyết định dừng chương trình nghiên cứu, chế tạo máy bay tàng hình mà nước này đang hợp tác cùng Moscow, làm dấy lên những hoài nghi về công nghệ tàng hình được phía Nga nghiên cứu, phát triển và chia sẻ cho New Delhi. Mặc dù vậy, giới quan sát lại cho rằng Ấn Độ dừng vì... thiếu kinh phí. Nguồn ảnh: Sina.Theo thông tin được nhiều tờ báo của Ấn Độ đăng tải, việc Ấn Độ quyết định dừng chương trình nghiên cứu chiến đấu cơ tàng hình thế hệ mới cùng Nga là điều khá khó hiểu vì Ấn Độ đã theo chương trình này 11 năm nay. Việc New Delhi dừng chương trình này sẽ ảnh hưởng rất lớn tới Moscow. Nguồn ảnh: BI.Cụ thể, kể từ giờ phút này, Moscow sẽ phải "gánh" toàn bộ chi phí nghiên cứu và phát triển chiến đấu cơ thế hệ năm - một khoản tiền không hề nhỏ nhất là với Nga. Ngoài ra, việc Ấn Độ tỏ ý định muốn mua chiến đấu cơ F-35 từ Mỹ cũng cho thấy, dường như Su-57 của Nga không bằng được với chiến đấu cơ thế hệ mới nhất này của Mỹ. Nguồn ảnh: BI.Trước đây, nhiều báo cáo đã hoài nghi về việc Su-57 được xếp vào hạng chiến đấu cơ thế hệ năm. Năm 2016, IHS Jane's thậm chí còn khẳng định, Su-57 chỉ có mỗi cái tên là "chiến đấu cơ thế hệ năm", còn lại không có bất cứ một đặc điểm nào chứng tỏ nó là chiến đấu cơ thế hệ mới. Nguồn ảnh: BI.Thậm chí, phía Nga còn từng khẳng định "đến một ngày nào đó" Su-57 sẽ có khả năng mang theo vũ khí hạt nhân - nghĩa là ở thời điểm hiện tại, Su-57 hoặc sẽ không mang được vũ khí hạt nhân bên trong khoang bụng - hoặc sẽ mất khả năng tàng hình nếu treo vũ khí hạt nhân ở bên ngoài cánh. Nguồn ảnh: BI.Ngoài ra, vấn đề lớn nhất với Su-57 hiện nay có thể kể đến gánh nặng tài chính, nhất là khi Moscow đang làm việc với rất nhiều loại vũ khí mới, bao gồm xe tăng, tàu ngầm, tên lửa và vũ khí hạt nhân - điều này khiến một chương trình đắt đỏ như Su-57 sẽ gặp phải rất nhiều khó khăn khi ngân sách quốc phòng hàng năm của Nga chỉ là vài chục tỷ USD. Nguồn ảnh: BI.Cuối cùng, với sự phổ biến ngày càng rộng rãi của F-35 và số lượng J-20 của Trung Quốc đang được sản xuất ngày càng nhiều, dường như, Su-57 của Nga đang bị bỏ lại ở phía sau với rất nhiều vật cản trong cuộc đua chiến đấu cơ thế hệ năm này. Nguồn ảnh: BI. Mời độc giả xem Video: Chiến đấu cơ Su-57 thể hiện khả năng cơ động tuyệt đỉnh của mình.
Theo những thông tin mới nhất được báo chí Nga đăng tải, Không quân Nga sẽ không đặt hàng thêm chiến đấu cơ Su-57 cho tới năm... 2027. Kèm theo đó, các chuyên gia quân sự cho rằng triển vọng xuất khẩu của loại chiến đấu cơ thế hệ năm này của Nga sẽ là cực kỳ mong manh. Nguồn ảnh: Sina.
Cụ thể, trong khi ở phía đối địch, các chiến đấu cơ F-35 của Mỹ đang bán "đắt như tôm tươi" với rất nhiều quốc gia đặt hàng mua liên tục thì dường như, Sukhoi Su-57 của Nga đang không có được những bước tiến khả quan lắm dù Tổng thống Putin đã nhấn mạnh Su-57 sẽ là một trong sáu loại vũ khí quan trọng nhất của Nga trong tương lai. Nguồn ảnh: Sina.
Kèm theo việc bị Không quân Nga "hắt hủi", chương trình nghiên cứu và phát triển Su-57 của Nga mới đây cũng bị dội một gáo nước lạnh khi Ấn Độ quyết định rút khỏi chương trình này. Trước đó, Ấn Độ tham gia hợp tác nghiên cứu chương trình chiến đấu cơ tàng hình thế hệ mới cùng Nga, dựa trên một phần thiết kế và công nghệ của Su-57. Nguồn ảnh: Sina.
Tuy nhiên, trong tháng tư vừa rồi đột nhiên phía Ấn Độ quyết định dừng chương trình nghiên cứu, chế tạo máy bay tàng hình mà nước này đang hợp tác cùng Moscow, làm dấy lên những hoài nghi về công nghệ tàng hình được phía Nga nghiên cứu, phát triển và chia sẻ cho New Delhi. Mặc dù vậy, giới quan sát lại cho rằng Ấn Độ dừng vì... thiếu kinh phí. Nguồn ảnh: Sina.
Theo thông tin được nhiều tờ báo của Ấn Độ đăng tải, việc Ấn Độ quyết định dừng chương trình nghiên cứu chiến đấu cơ tàng hình thế hệ mới cùng Nga là điều khá khó hiểu vì Ấn Độ đã theo chương trình này 11 năm nay. Việc New Delhi dừng chương trình này sẽ ảnh hưởng rất lớn tới Moscow. Nguồn ảnh: BI.
Cụ thể, kể từ giờ phút này, Moscow sẽ phải "gánh" toàn bộ chi phí nghiên cứu và phát triển chiến đấu cơ thế hệ năm - một khoản tiền không hề nhỏ nhất là với Nga. Ngoài ra, việc Ấn Độ tỏ ý định muốn mua chiến đấu cơ F-35 từ Mỹ cũng cho thấy, dường như Su-57 của Nga không bằng được với chiến đấu cơ thế hệ mới nhất này của Mỹ. Nguồn ảnh: BI.
Trước đây, nhiều báo cáo đã hoài nghi về việc Su-57 được xếp vào hạng chiến đấu cơ thế hệ năm. Năm 2016, IHS Jane's thậm chí còn khẳng định, Su-57 chỉ có mỗi cái tên là "chiến đấu cơ thế hệ năm", còn lại không có bất cứ một đặc điểm nào chứng tỏ nó là chiến đấu cơ thế hệ mới. Nguồn ảnh: BI.
Thậm chí, phía Nga còn từng khẳng định "đến một ngày nào đó" Su-57 sẽ có khả năng mang theo vũ khí hạt nhân - nghĩa là ở thời điểm hiện tại, Su-57 hoặc sẽ không mang được vũ khí hạt nhân bên trong khoang bụng - hoặc sẽ mất khả năng tàng hình nếu treo vũ khí hạt nhân ở bên ngoài cánh. Nguồn ảnh: BI.
Ngoài ra, vấn đề lớn nhất với Su-57 hiện nay có thể kể đến gánh nặng tài chính, nhất là khi Moscow đang làm việc với rất nhiều loại vũ khí mới, bao gồm xe tăng, tàu ngầm, tên lửa và vũ khí hạt nhân - điều này khiến một chương trình đắt đỏ như Su-57 sẽ gặp phải rất nhiều khó khăn khi ngân sách quốc phòng hàng năm của Nga chỉ là vài chục tỷ USD. Nguồn ảnh: BI.
Cuối cùng, với sự phổ biến ngày càng rộng rãi của F-35 và số lượng J-20 của Trung Quốc đang được sản xuất ngày càng nhiều, dường như, Su-57 của Nga đang bị bỏ lại ở phía sau với rất nhiều vật cản trong cuộc đua chiến đấu cơ thế hệ năm này. Nguồn ảnh: BI.
Mời độc giả xem Video: Chiến đấu cơ Su-57 thể hiện khả năng cơ động tuyệt đỉnh của mình.