Tiêm kích Su T-50 của Nga hứa hẹn sẽ tạo ra một chuẩn mực mới trong thiết kế chiến đấu cơ thế hệ thứ 5. Có tốc độ tối đa lên tới 2.600 km/h và có tốc độ leo lên tới 330 m/s. Đây hứa hẹn sẽ là chiến đấu cơ thế hệ 5 có khả năng cơ động tốt nhất tại thời điểm hiện tại, vượt qua cả F-22 Raptor và F-35 Lighting của Mỹ. Nguồn ảnh: Sina.Ngoài khả năng cơ động tốt trên không, những chiến đấu cơ Su T-50 còn có khả năng hoạt động liên tục cực kỳ bền bỉ. Cụ thể, thời gian hoạt động tối đa của T-50 trên không lên tới 5,8 tiếng đồng hồ (được tiếp nhiên liệu liên tục) trước khi chúng buộc phải hạ cánh để bảo dưỡng và kiểm tra. Nguồn ảnh: Sputnik.Mặc dù chưa có thông tin tối đa về khả năng "mang vác" của tiêm kích Sukhoi T-50, tuy nhiên nhiều chuyên gia cho rằng chiếc máy bay này có khả năng mang tới 10 tấn vũ khí các loại. Cụ thể, chiếc máy bay này có trọng lượng rỗng khoảng 18 tấn, tuy nhiên trọng lượng cất cánh tối đa theo thiết kế được công bố lại lên tới 35 tấn, điều này hứa hẹn khả năng "thồ" vũ khí cực kỳ đáng nể. Nguồn ảnh: Sputnik.Ngoài khả năng cơ động tuyệt vời, Sukhoi T-50 còn có tốc độ bay cực kỳ đáng nể khi phía Nga hứa hẹn rằng chiếc chiến đấu cơ này có khả năng bay siêu âm ở tốc độ hành trình mà không cần phải sử dụng tới động cơ đốt tăng lực. Đây là điều hoàn toàn không có ở chiến đấu cơ F-35 trị giá trăm triệu USD của Mỹ. Nguồn ảnh: Sina.Su T-50 cũng được hứa hẹn trang bị khả năng cất-hạ cánh trên đường băng ngắn. Ngoài ra, chiếc chiến đấu cơ này cũng được hứa hẹn sẽ cho khả năng tấn công trên không và tấn công mặt đất vượt trội hơn hẳn so với các chiến đấu cơ thế hệ 4++ hiện tại của Nga. Nguồn ảnh: Sputnik.Một điểm đặc biệt nữa của siêu cơ Su T-50 đó là nó được trang bị một trợ lý ảo trong máy bay. Chiếc máy bay này chỉ có một phi công và hòa chung vào xu thế phát triển của... điện thoại di động, các kỹ sư Nga cũng trang bị hẳn cho phi công T-50 một trợ lý ảo trong buồng lái. Hiện vẫn chưa rõ những nhiệm vụ cụ thể của người "trợ lý ảo" này, tuy nhiên, rất có thể người trợ lý ảo này sẽ có khả năng nhận diện câu lệnh của phi công qua giọng nói để thực hiện mệnh lệnh một cách tự động. Nguồn ảnh: Sina.Quá trình phát chiến chiến đấu cơ thế hệ thứ 5 Sukhoi T-50 PAK FA đã được Nga bắt đầu từ năm 2001 khi nước này muốn tìm kiếm một chiến đấu cơ "phù hợp với công nghệ của thế kỷ 21". Sau đó một năm, vào năm 2002, phác thảo thiết kế và ý tưởng về chiếc T-50 của Sukhoi đã được chọn. Nguồn ảnh: Sputnik.Mất tới 4 năm, từ mức độ ý tưởng phác thảo, các kỹ sư Nga mới lên được thiết kế chi tiết cho chiếc phi cơ PAK FA. Kỹ sư trưởng đứng đầu dự án thiết kế này là ông Alexander Davydenko. Năm 2006, bản vẽ chi tiết của PAK FA chính thức được thông qua. Nguồn ảnh: Sina.Tới năm 2009, nguyên mẫu đầu tiên đã được ra đời và thử nghiệm dưới mặt đất với các bài thử nghiệm trong hầm gió, thử nghiệm khả năng chịu lực của bộ phận khung và đánh giá khả năng bay cơ bản so với thiết kế ban đầu của nguyên mẫu. Nguồn ảnh: Sputnik.Năm 2010, PAK FA cất cánh chuyến đầu tiên tại sân bay Komsomolsk-on-Amur thành công, tới năm 2011, tại triển lãm hàng không quốc tế Moscow (MAKS-2011), hai chiếc chiến đấu cơ T-50 đầu tiên đã được ra mắt công chúng, gây bất ngờ lớn cho toàn thế giới. Nguồn ảnh: Sputnik.Tuy nhiên, vào hồi cuối năm 2016 vừa qua, phía Nga đã từng có phát biểu rằng họ chưa thực sự cần chiến đấu cơ Su T-50 trong thời gian ngắn sắp tới vì đối trọng của nó, chiếc F-35 của Mỹ có vẻ không vượt trội hoàn toàn so với các chiến đấu cơ thế hệ 4,5 của Nga. Phía Nga sẵn sàng "om" dự án thêm một thời gian nữa để khắc phục hoàn toàn các lỗi kỹ thuật trong dự án vì tính tới thời điểm hiện tại, dự án T-50 của Nga vẫn còn vấp phải nhiều trở ngại kỹ thuật. Nguồn ảnh: Sputnik.
Tiêm kích Su T-50 của Nga hứa hẹn sẽ tạo ra một chuẩn mực mới trong thiết kế chiến đấu cơ thế hệ thứ 5. Có tốc độ tối đa lên tới 2.600 km/h và có tốc độ leo lên tới 330 m/s. Đây hứa hẹn sẽ là chiến đấu cơ thế hệ 5 có khả năng cơ động tốt nhất tại thời điểm hiện tại, vượt qua cả F-22 Raptor và F-35 Lighting của Mỹ. Nguồn ảnh: Sina.
Ngoài khả năng cơ động tốt trên không, những chiến đấu cơ Su T-50 còn có khả năng hoạt động liên tục cực kỳ bền bỉ. Cụ thể, thời gian hoạt động tối đa của T-50 trên không lên tới 5,8 tiếng đồng hồ (được tiếp nhiên liệu liên tục) trước khi chúng buộc phải hạ cánh để bảo dưỡng và kiểm tra. Nguồn ảnh: Sputnik.
Mặc dù chưa có thông tin tối đa về khả năng "mang vác" của tiêm kích Sukhoi T-50, tuy nhiên nhiều chuyên gia cho rằng chiếc máy bay này có khả năng mang tới 10 tấn vũ khí các loại. Cụ thể, chiếc máy bay này có trọng lượng rỗng khoảng 18 tấn, tuy nhiên trọng lượng cất cánh tối đa theo thiết kế được công bố lại lên tới 35 tấn, điều này hứa hẹn khả năng "thồ" vũ khí cực kỳ đáng nể. Nguồn ảnh: Sputnik.
Ngoài khả năng cơ động tuyệt vời, Sukhoi T-50 còn có tốc độ bay cực kỳ đáng nể khi phía Nga hứa hẹn rằng chiếc chiến đấu cơ này có khả năng bay siêu âm ở tốc độ hành trình mà không cần phải sử dụng tới động cơ đốt tăng lực. Đây là điều hoàn toàn không có ở chiến đấu cơ F-35 trị giá trăm triệu USD của Mỹ. Nguồn ảnh: Sina.
Su T-50 cũng được hứa hẹn trang bị khả năng cất-hạ cánh trên đường băng ngắn. Ngoài ra, chiếc chiến đấu cơ này cũng được hứa hẹn sẽ cho khả năng tấn công trên không và tấn công mặt đất vượt trội hơn hẳn so với các chiến đấu cơ thế hệ 4++ hiện tại của Nga. Nguồn ảnh: Sputnik.
Một điểm đặc biệt nữa của siêu cơ Su T-50 đó là nó được trang bị một trợ lý ảo trong máy bay. Chiếc máy bay này chỉ có một phi công và hòa chung vào xu thế phát triển của... điện thoại di động, các kỹ sư Nga cũng trang bị hẳn cho phi công T-50 một trợ lý ảo trong buồng lái. Hiện vẫn chưa rõ những nhiệm vụ cụ thể của người "trợ lý ảo" này, tuy nhiên, rất có thể người trợ lý ảo này sẽ có khả năng nhận diện câu lệnh của phi công qua giọng nói để thực hiện mệnh lệnh một cách tự động. Nguồn ảnh: Sina.
Quá trình phát chiến chiến đấu cơ thế hệ thứ 5 Sukhoi T-50 PAK FA đã được Nga bắt đầu từ năm 2001 khi nước này muốn tìm kiếm một chiến đấu cơ "phù hợp với công nghệ của thế kỷ 21". Sau đó một năm, vào năm 2002, phác thảo thiết kế và ý tưởng về chiếc T-50 của Sukhoi đã được chọn. Nguồn ảnh: Sputnik.
Mất tới 4 năm, từ mức độ ý tưởng phác thảo, các kỹ sư Nga mới lên được thiết kế chi tiết cho chiếc phi cơ PAK FA. Kỹ sư trưởng đứng đầu dự án thiết kế này là ông Alexander Davydenko. Năm 2006, bản vẽ chi tiết của PAK FA chính thức được thông qua. Nguồn ảnh: Sina.
Tới năm 2009, nguyên mẫu đầu tiên đã được ra đời và thử nghiệm dưới mặt đất với các bài thử nghiệm trong hầm gió, thử nghiệm khả năng chịu lực của bộ phận khung và đánh giá khả năng bay cơ bản so với thiết kế ban đầu của nguyên mẫu. Nguồn ảnh: Sputnik.
Năm 2010, PAK FA cất cánh chuyến đầu tiên tại sân bay Komsomolsk-on-Amur thành công, tới năm 2011, tại triển lãm hàng không quốc tế Moscow (MAKS-2011), hai chiếc chiến đấu cơ T-50 đầu tiên đã được ra mắt công chúng, gây bất ngờ lớn cho toàn thế giới. Nguồn ảnh: Sputnik.
Tuy nhiên, vào hồi cuối năm 2016 vừa qua, phía Nga đã từng có phát biểu rằng họ chưa thực sự cần chiến đấu cơ Su T-50 trong thời gian ngắn sắp tới vì đối trọng của nó, chiếc F-35 của Mỹ có vẻ không vượt trội hoàn toàn so với các chiến đấu cơ thế hệ 4,5 của Nga. Phía Nga sẵn sàng "om" dự án thêm một thời gian nữa để khắc phục hoàn toàn các lỗi kỹ thuật trong dự án vì tính tới thời điểm hiện tại, dự án T-50 của Nga vẫn còn vấp phải nhiều trở ngại kỹ thuật. Nguồn ảnh: Sputnik.