Theo hãng thông tấn TASS của Nga cho biết, Tập đoàn quân phía Nam của Nga đã triển khai một số xe tăng chiến đấu chủ lực T-14 Armata trong các hoạt động chiến đấu trực tiếp tại chiến trường Ukraine.Theo nguồn tin được TASS trích dẫn, việc triển khai xe tăng T-14 Armata, được thực hiện với mục tiêu chính là đánh giá hiệu quả hoạt động của nó trong các tình huống chiến đấu thực tế. Có thông tin cho rằng, số T-14 đã được bố trí cách xa tiền tuyến.Từ những thông tin được TASS dẫn lời từ Bộ Quốc phòng Nga, cho thấy có vấn đề nghiêm trọng với hệ thống hộp số truyền động của xe tăng T-14; những lỗi này, lần đầu tiên được chỉ ra vào năm 2020, nhưng cho đến nay vẫn chưa được giải quyết.Đi cùng với một động cơ có sức mạnh là một hộp số tự động tiên tiến, được đặt tên là 2К25 Kulibin; gồm có bảy số tiến và một số lùi duy nhất. Thiết kế chiến lược của hộp số nhằm mục đích tạo điều kiện chuyển số liền mạch và hiệu quả, từ đó giúp xe tăng có khả năng duy trì vận tốc và sự linh hoạt trong nhiều trường hợp.Tuy nhiên, hộp số 2K25 Kulibin được biết là “có vấn đề” về độ tin cậy, đặc biệt là với hệ thống điều khiển điện tử; dẫn đến bộ truyền động có thể dễ bị quá nhiệt và hỏng hóc, điều này có thể dẫn đến thời gian ngừng hoạt động và chi phí bảo dưỡng. Các kỹ sư Nga đã thừa nhận những lỗi này và được cho là đang nỗ lực giải quyết, thông qua nhiều giải pháp khác nhau. Xe tăng T-14 là một kết cấu phức tạp, hoạt động trên một mạng lưới cảm biến và camera, mang đến cho kíp xe tầm nhìn toàn cảnh 360 độ về chiến trường. Tuy nhiên, các trường hợp “rối loạn cảm biến” đã xuất hiện trong hệ thống khí tài quan sát ảnh nhiệt, dẫn đến khả năng gây nhầm lẫn trong việc xác định bạn-thù. Một tình trạng gây khó khăn cho hệ thống quan sát ảnh nhiệt của T-14 và các cảm biến, đó chính là “tính nhạy cảm” của nó đối với các hoạt động tác chiến điện tử của đối phương; vấn đề này các kỹ sư Nga chưa thể khắc phục. Do kíp xe T-14 phụ thuộc quá nhiều vào các hệ thống quan sát ảnh nhiệt và cảm biến điện tử trên xe, khiến dễ trở thành nạn nhân của các hệ thống tác chiến điện tử của đôi phương. Một kịch bản như vậy có thể khiến kíp xe mất khả năng nhận thức, khiến xe tăng bị lộ và dễ bị tấn công.Trong bối cảnh chiến trường Ukraine diễn biến ác liệt, tình báo Anh tỏ ra nghi ngờ về khả năng Quân đội Nga đưa các mẫu xe tăng T-14 mới nhất vào chiến trường. Tình báo Anh cho rằng, xe tăng T-14 Armata có thể đã được nhìn thấy ở Ukraine, nhưng chưa tham gia vào bất kỳ trận chiến đấu nào. Tình báo Anh cũng cho rằng, nếu Quân đội Nga triển khai xe tăng T-14 tại chiến trường Ukraine, động cơ chính rõ ràng sẽ là vì mục đích tuyên truyền, vì số lượng xe tăng T-14 hiện có của Nga, chỉ giới hạn ở “số lượng khiêm tốn”; có lẽ chỉ ở mức hàng chục chiếc mà thôi. Hơn nữa, rất có thể lãnh đạo Quân đội Nga chưa có độ tin cậy vào khả năng sẵn sàng chiến đấu của xe tăng T-14, từ đó làm giảm khả năng sử dụng loại xe tăng này trong chiến đấu. Bên cạnh đó, bài học về việc chiếc T-90M của Nga rơi vào tay Ukraine, ảnh hưởng nhiều đến hình ảnh vũ khí của Nga vẫn còn tính thời sự. T-14 Armata, xe tăng chiến đấu chủ lực tiên tiến thế hệ 4 đầu tiên của Nga (cũng là đầu tiên trên thế giới), có thiết kế tập trung xung quanh một tháp pháo không người lái. Cấu hình đặc biệt này khiến nó trở nên khác biệt so với tất cả các xe tăng chiến đấu chủ lực (MBT) đang hoạt động khác, mang lại cho nó một loạt điểm mạnh và điểm yếu riêng. Đối mặt với hàng loạt thách thức về công nghệ, T-14 đã trải qua một hành trình đầy biến động trong quá trình phát triển. Ban đầu, Điện Kremlin đặt lệnh sản xuất 2.300 chiếc MBT tiên tiến này vào năm 2020. Tuy nhiên, do những biến chứng không lường trước được, thời gian hoàn thành đã bất đắc dĩ được kéo dài đến năm 2025. Trong tháng 4, vô số phương tiện truyền thông Nga đã phổ biến thông tin khẳng định việc triển khai xe tăng T-14 Armata tại chiến trường Ukraine. Tin tức ban đầu được công bố bởi cổng thông tin trực tuyến Izvestia của Nga, dựa trên thông tin do RIA Novosti cung cấp. Ngược lại, RIA Novosti đưa ra thông tin của mình dựa trên một nguồn tin “không được tiết lộ”.Theo một nguồn tin thân cận cung cấp thông tin cho RIA Novosti, quân đội Nga đã bắt đầu sử dụng xe tăng chủ lực T-14 Armata trong các hoạt động tấn công vào các vị trí của Quân đội Ukraine. Tuy nhiên, nguồn tin làm rõ rằng, những chiếc xe tăng này vẫn chưa được sử dụng trong các hoạt động tấn công trực tiếp. Theo đó, xe tăng T-14 đã được trang bị thêm một lớp bảo vệ bên hông, được thiết kế đặc biệt để bảo vệ khung gầm và thân xe trước tên lửa chống tăng của đối phương. Sự tăng cường chiến lược này, theo thông tin của RIA Novosti, đã được triển khai trên T-14 Armata đóng ở Donbass kể từ năm trước.Cũng theo một số thông tin khác, chiếc “siêu tăng” T-14 của Nga chưa hề xuất hiện ở chiến trường Ukraine mà chỉ ở các bãi tập thử nghiệm vùng Kazan của Nga. Trong một số đoạn video, có thể quan sát thấy một đội xe tăng đang tham gia một buổi huấn luyện với xe tăng T-14 Armata, cơ động vượt qua các địa hình đầy thử thách của vùng lầy lội ở Kazan.Đoạn video tranh cãi về liệu những chiếc xe tăng T-14 của Nga có ở chiến trường Ukraine hay không. Nguồn Bulgarian Military.
Theo hãng thông tấn TASS của Nga cho biết, Tập đoàn quân phía Nam của Nga đã triển khai một số xe tăng chiến đấu chủ lực T-14 Armata trong các hoạt động chiến đấu trực tiếp tại chiến trường Ukraine.
Theo nguồn tin được TASS trích dẫn, việc triển khai xe tăng T-14 Armata, được thực hiện với mục tiêu chính là đánh giá hiệu quả hoạt động của nó trong các tình huống chiến đấu thực tế. Có thông tin cho rằng, số T-14 đã được bố trí cách xa tiền tuyến.
Từ những thông tin được TASS dẫn lời từ Bộ Quốc phòng Nga, cho thấy có vấn đề nghiêm trọng với hệ thống hộp số truyền động của xe tăng T-14; những lỗi này, lần đầu tiên được chỉ ra vào năm 2020, nhưng cho đến nay vẫn chưa được giải quyết.
Đi cùng với một động cơ có sức mạnh là một hộp số tự động tiên tiến, được đặt tên là 2К25 Kulibin; gồm có bảy số tiến và một số lùi duy nhất. Thiết kế chiến lược của hộp số nhằm mục đích tạo điều kiện chuyển số liền mạch và hiệu quả, từ đó giúp xe tăng có khả năng duy trì vận tốc và sự linh hoạt trong nhiều trường hợp.
Tuy nhiên, hộp số 2K25 Kulibin được biết là “có vấn đề” về độ tin cậy, đặc biệt là với hệ thống điều khiển điện tử; dẫn đến bộ truyền động có thể dễ bị quá nhiệt và hỏng hóc, điều này có thể dẫn đến thời gian ngừng hoạt động và chi phí bảo dưỡng. Các kỹ sư Nga đã thừa nhận những lỗi này và được cho là đang nỗ lực giải quyết, thông qua nhiều giải pháp khác nhau.
Xe tăng T-14 là một kết cấu phức tạp, hoạt động trên một mạng lưới cảm biến và camera, mang đến cho kíp xe tầm nhìn toàn cảnh 360 độ về chiến trường. Tuy nhiên, các trường hợp “rối loạn cảm biến” đã xuất hiện trong hệ thống khí tài quan sát ảnh nhiệt, dẫn đến khả năng gây nhầm lẫn trong việc xác định bạn-thù.
Một tình trạng gây khó khăn cho hệ thống quan sát ảnh nhiệt của T-14 và các cảm biến, đó chính là “tính nhạy cảm” của nó đối với các hoạt động tác chiến điện tử của đối phương; vấn đề này các kỹ sư Nga chưa thể khắc phục.
Do kíp xe T-14 phụ thuộc quá nhiều vào các hệ thống quan sát ảnh nhiệt và cảm biến điện tử trên xe, khiến dễ trở thành nạn nhân của các hệ thống tác chiến điện tử của đôi phương. Một kịch bản như vậy có thể khiến kíp xe mất khả năng nhận thức, khiến xe tăng bị lộ và dễ bị tấn công.
Trong bối cảnh chiến trường Ukraine diễn biến ác liệt, tình báo Anh tỏ ra nghi ngờ về khả năng Quân đội Nga đưa các mẫu xe tăng T-14 mới nhất vào chiến trường. Tình báo Anh cho rằng, xe tăng T-14 Armata có thể đã được nhìn thấy ở Ukraine, nhưng chưa tham gia vào bất kỳ trận chiến đấu nào.
Tình báo Anh cũng cho rằng, nếu Quân đội Nga triển khai xe tăng T-14 tại chiến trường Ukraine, động cơ chính rõ ràng sẽ là vì mục đích tuyên truyền, vì số lượng xe tăng T-14 hiện có của Nga, chỉ giới hạn ở “số lượng khiêm tốn”; có lẽ chỉ ở mức hàng chục chiếc mà thôi.
Hơn nữa, rất có thể lãnh đạo Quân đội Nga chưa có độ tin cậy vào khả năng sẵn sàng chiến đấu của xe tăng T-14, từ đó làm giảm khả năng sử dụng loại xe tăng này trong chiến đấu. Bên cạnh đó, bài học về việc chiếc T-90M của Nga rơi vào tay Ukraine, ảnh hưởng nhiều đến hình ảnh vũ khí của Nga vẫn còn tính thời sự.
T-14 Armata, xe tăng chiến đấu chủ lực tiên tiến thế hệ 4 đầu tiên của Nga (cũng là đầu tiên trên thế giới), có thiết kế tập trung xung quanh một tháp pháo không người lái. Cấu hình đặc biệt này khiến nó trở nên khác biệt so với tất cả các xe tăng chiến đấu chủ lực (MBT) đang hoạt động khác, mang lại cho nó một loạt điểm mạnh và điểm yếu riêng.
Đối mặt với hàng loạt thách thức về công nghệ, T-14 đã trải qua một hành trình đầy biến động trong quá trình phát triển. Ban đầu, Điện Kremlin đặt lệnh sản xuất 2.300 chiếc MBT tiên tiến này vào năm 2020. Tuy nhiên, do những biến chứng không lường trước được, thời gian hoàn thành đã bất đắc dĩ được kéo dài đến năm 2025.
Trong tháng 4, vô số phương tiện truyền thông Nga đã phổ biến thông tin khẳng định việc triển khai xe tăng T-14 Armata tại chiến trường Ukraine. Tin tức ban đầu được công bố bởi cổng thông tin trực tuyến Izvestia của Nga, dựa trên thông tin do RIA Novosti cung cấp. Ngược lại, RIA Novosti đưa ra thông tin của mình dựa trên một nguồn tin “không được tiết lộ”.
Theo một nguồn tin thân cận cung cấp thông tin cho RIA Novosti, quân đội Nga đã bắt đầu sử dụng xe tăng chủ lực T-14 Armata trong các hoạt động tấn công vào các vị trí của Quân đội Ukraine. Tuy nhiên, nguồn tin làm rõ rằng, những chiếc xe tăng này vẫn chưa được sử dụng trong các hoạt động tấn công trực tiếp.
Theo đó, xe tăng T-14 đã được trang bị thêm một lớp bảo vệ bên hông, được thiết kế đặc biệt để bảo vệ khung gầm và thân xe trước tên lửa chống tăng của đối phương. Sự tăng cường chiến lược này, theo thông tin của RIA Novosti, đã được triển khai trên T-14 Armata đóng ở Donbass kể từ năm trước.
Cũng theo một số thông tin khác, chiếc “siêu tăng” T-14 của Nga chưa hề xuất hiện ở chiến trường Ukraine mà chỉ ở các bãi tập thử nghiệm vùng Kazan của Nga. Trong một số đoạn video, có thể quan sát thấy một đội xe tăng đang tham gia một buổi huấn luyện với xe tăng T-14 Armata, cơ động vượt qua các địa hình đầy thử thách của vùng lầy lội ở Kazan.
Đoạn video tranh cãi về liệu những chiếc xe tăng T-14 của Nga có ở chiến trường Ukraine hay không. Nguồn Bulgarian Military.