Loạt máy bay tàng hình F-22 Raptor, F-35 Lighting II, B-2 Spirit và RQ-170 Sentinel đã tề tựu về căn cứ không quân Nellis, bang Nevada, Mỹ để tập trận áp chế phòng không đối phương (SEAD), tăng khả năng xâm nhập đường không tầm thấp (LO) và tương tác giữa máy bay chiến đấu thế hệ 4 và 5."Phi đoàn thử nghiệm và đánh giá số 53 đã tổ chức sự kiện Thử nghiệm lực lượng Quy mô lớn (LFTE) ngày 4-6/8. Đợt diễn tập này giúp không quân Mỹ cải thiện chiến thuật hiệp đồng tác chiến điện tử giữa các tiêm kích thế hệ 4 và 5", không quân Mỹ ra thông cáo cho biết hôm 7/8.Đợt diễn tập LFTE lần này dùng chiến thuật sử dụng tiêm kích tàng hình F-22 và F-35 vô hiệu hóa lưới phòng không đối phương, hỗ trợ các phi cơ đồng đội trong môi trường tác chiến sát thực tế.Nội dung diễn tập xoay quanh hoạt động xâm nhập lưới phòng thủ đối phương, chế áp và tiêu diệt.Một trong những mục tiêu chính là thử nghiệm F-35 cho nhiệm vụ SEAD, còn được gọi là “phi vụ chồn hoang”, chiến thuật áp chế phòng không từ Chiến tranh Việt Nam, khi Không quân Mỹ phải đương đầu với hỏa lực phòng không dày đặc.Ngoài khả năng tàng hình, F-35 còn nhận được sự hỗ trợ của máy bay tác chiến điện tử để gây nhiễu mạng lưới radar của đối phương.Trong khi đó, F-22 sẽ đảm nhận vai trò chiếm ưu thế trên không, kết hợp với chiến đấu cơ F-15E Strike Eagle mở đường, xuyên qua mạng lưới phòng không để máy bay không người lái tàng hình RQ-170 và oanh tạc cơ tàng hình B-2 tấn công sâu vào lãnh thổ đối phương.SEAD là một trong những nhiệm vụ nguy hiểm nhất đối với phi công chiến đấu Mỹ. Mục tiêu của nhiệm vụ là phá hủy mạng lưới radar để vô hiệu hóa năng lực tác chiến của các hệ thống phòng không."Đợt diễn tập cho thấy hiệu năng của các phi cơ tàng hình trước những mối đe dọa hiện đại. Chúng tôi tận dụng những công nghệ và chiến thuật mới phát triển để hạn chế điểm yếu, cũng như đẩy mạnh năng lực hiệp đồng liên binh chủng", thiếu tá Theodore Ellis, trưởng phòng quân khí Phi đoàn số 53 cho hay.Dù cuộc tập trận liên quan đến máy bay tàng hình song chúng không hoàn toàn bay thẳng vào vùng phủ sóng của radar.Đặc biệt là tiêm kích F-35, nó được trang bị hơn 20 cảm biến và ăng ten khác nhau.Thông tin từ hệ thống cảm biến cho phép vạch ra đường bay xung quanh rìa phủ sóng của radar đối phương, nơi mà sự xuất hiện tình cờ của F-35 trên radar có thể bị nhầm là chim hoặc nhiễu tín hiệu.Trong cuộc tập trận khác ở căn cứ Nellis, các máy bay tàng hình đã thử nghiệm bay thẳng vào vùng phủ sóng của radar để xem có thể ẩn nấp bao lâu, trước khi bị phát hiện.Ngoài các máy bay tàng hình, quân đội Mỹ cũng triển khai tiêm kích hạng nặng F-15E Strike Eagle và chiến đấu cơ tác chiến điện tử EA-18G Growler tham gia đợt diễn tập.Đây là lần tập trận hiếm hoi quy tụ toàn bộ khí tài tinh hoa của không quân Mỹ. Giới quan sát nhận định Mỹ đang ngày càng củng cố sức mạnh sau những tổn thương đặc biệt về hải quân với nhiều tàu sân bay phải nằm bờ trong dịp đại dịch Covid-19 đang diễn ra.
Loạt máy bay tàng hình F-22 Raptor, F-35 Lighting II, B-2 Spirit và RQ-170 Sentinel đã tề tựu về căn cứ không quân Nellis, bang Nevada, Mỹ để tập trận áp chế phòng không đối phương (SEAD), tăng khả năng xâm nhập đường không tầm thấp (LO) và tương tác giữa máy bay chiến đấu thế hệ 4 và 5.
"Phi đoàn thử nghiệm và đánh giá số 53 đã tổ chức sự kiện Thử nghiệm lực lượng Quy mô lớn (LFTE) ngày 4-6/8. Đợt diễn tập này giúp không quân Mỹ cải thiện chiến thuật hiệp đồng tác chiến điện tử giữa các tiêm kích thế hệ 4 và 5", không quân Mỹ ra thông cáo cho biết hôm 7/8.
Đợt diễn tập LFTE lần này dùng chiến thuật sử dụng tiêm kích tàng hình F-22 và F-35 vô hiệu hóa lưới phòng không đối phương, hỗ trợ các phi cơ đồng đội trong môi trường tác chiến sát thực tế.
Nội dung diễn tập xoay quanh hoạt động xâm nhập lưới phòng thủ đối phương, chế áp và tiêu diệt.
Một trong những mục tiêu chính là thử nghiệm F-35 cho nhiệm vụ SEAD, còn được gọi là “phi vụ chồn hoang”, chiến thuật áp chế phòng không từ Chiến tranh Việt Nam, khi Không quân Mỹ phải đương đầu với hỏa lực phòng không dày đặc.
Ngoài khả năng tàng hình, F-35 còn nhận được sự hỗ trợ của máy bay tác chiến điện tử để gây nhiễu mạng lưới radar của đối phương.
Trong khi đó, F-22 sẽ đảm nhận vai trò chiếm ưu thế trên không, kết hợp với chiến đấu cơ F-15E Strike Eagle mở đường, xuyên qua mạng lưới phòng không để máy bay không người lái tàng hình RQ-170 và oanh tạc cơ tàng hình B-2 tấn công sâu vào lãnh thổ đối phương.
SEAD là một trong những nhiệm vụ nguy hiểm nhất đối với phi công chiến đấu Mỹ. Mục tiêu của nhiệm vụ là phá hủy mạng lưới radar để vô hiệu hóa năng lực tác chiến của các hệ thống phòng không.
"Đợt diễn tập cho thấy hiệu năng của các phi cơ tàng hình trước những mối đe dọa hiện đại. Chúng tôi tận dụng những công nghệ và chiến thuật mới phát triển để hạn chế điểm yếu, cũng như đẩy mạnh năng lực hiệp đồng liên binh chủng", thiếu tá Theodore Ellis, trưởng phòng quân khí Phi đoàn số 53 cho hay.
Dù cuộc tập trận liên quan đến máy bay tàng hình song chúng không hoàn toàn bay thẳng vào vùng phủ sóng của radar.
Đặc biệt là tiêm kích F-35, nó được trang bị hơn 20 cảm biến và ăng ten khác nhau.
Thông tin từ hệ thống cảm biến cho phép vạch ra đường bay xung quanh rìa phủ sóng của radar đối phương, nơi mà sự xuất hiện tình cờ của F-35 trên radar có thể bị nhầm là chim hoặc nhiễu tín hiệu.
Trong cuộc tập trận khác ở căn cứ Nellis, các máy bay tàng hình đã thử nghiệm bay thẳng vào vùng phủ sóng của radar để xem có thể ẩn nấp bao lâu, trước khi bị phát hiện.
Ngoài các máy bay tàng hình, quân đội Mỹ cũng triển khai tiêm kích hạng nặng F-15E Strike Eagle và chiến đấu cơ tác chiến điện tử EA-18G Growler tham gia đợt diễn tập.
Đây là lần tập trận hiếm hoi quy tụ toàn bộ khí tài tinh hoa của không quân Mỹ. Giới quan sát nhận định Mỹ đang ngày càng củng cố sức mạnh sau những tổn thương đặc biệt về hải quân với nhiều tàu sân bay phải nằm bờ trong dịp đại dịch Covid-19 đang diễn ra.