Một video được truyền thông Nga đăng tải cho thấy, khi một đơn vị pháo binh Ukraine đang sử dụng pháo tự hành 203mm 2S7 Pion (Hoa mẫu đơn), thì đã xảy ra một vụ nổ bất ngờ; vụ nổ dữ dội đến mức toàn bộ khẩu pháo tự hành bị nổ tung. Có lẽ toàn bộ kíp pháo thủ đang thao tác pháo 2S7 Pion cũng chung số phận với khẩu pháo.Tờ Sohu của Trung Quốc cho rằng, do thiếu thông tin chi tiết nên tình tiết cụ thể của vụ tai nạn nghiêm trọng này vẫn chưa rõ ràng, một số nhà phân tích nghi ngờ rằng, đó không phải là một vụ nổ đạn pháo đầu nòng, mà là khẩu đội pháo đã bị quân đội Nga tấn công, trùng với thời điểm pháo thủ giật cò.Một số nhà phân tích lại cho rằng, quân đội Ukraine đã sử dụng đạn pháo cỡ nòng 203 mm do Mỹ hỗ trợ; tuy nhiên những suy đoán này thiếu bằng chứng xác thực.Pháo tự hành 203mm 2S7 Pion là loại pháo nòng cỡ nòng lớn nhất xuất hiện trong cuộc xung đột Nga-Ukraine lần này và cả quân đội Nga và Ukraine đều được trang bị loại pháo này. Tất cả quân đội hai quốc gia đều được thừa hưởng loại siêu pháo này, từ Quân đội Liên Xô trước kia.Theo trang thống kê Oryx, loại pháo hạng nặng tầm xa này đã xảy ra tai nạn nổ đầu nòng ở cả quân đội Nga và Ukraine. Mặc dù quân đội Nga và Ukraine chưa công bố kết quả điều tra với các lý do khác nhau; thậm chí không tiến hành điều tra. Nhưng một số nhà phân tích cho rằng, việc này có thể liên quan đến chất lượng chế tạo và quá trình sử dụng pháo 2S7. Trong một cuộc xung đột tổng lực như cuộc xung đột Nga-Ukraine, có khả năng nòng pháo của khẩu 2S7 không thể chịu được việc bắn đạn liều phóng cao với tốc độ liên tục. Tất nhiên, đây cũng chỉ là suy đoán và chưa được chứng minh bằng bằng chứng thực tế. Trước khi nổ ra cuộc xung đột Nga-Ukraine, quân đội Ukraine đã sử dụng pháo tự hành 2S7 Pion trong các trận đánh với lực lượng dân quân Donbass. Đạn pháo của 2S7 Pion có tầm bắn tối đa 37,5 km, vượt xa pháo tự hành 152mm 2S19 Musta-S được trang bị bởi lực lượng dân quân Donbass. Về phần Quân đội Nga cũng tích cực tái sử dụng loại “siêu pháo” này và một số khẩu đã được nâng cấp hệ thống liên lạc và định vị, có tên là 2S7M. Với loại pháo này của Nga, còn sử dụng thêm loại đạn tăng tầm do Nga phát triển, có tầm bắn tối đa tới 60km. Trong cuộc xung đột Nga-Ukraine, thành tích của những khẩu siêu pháo 2S7 của quân đội Nga và Ukraine ở mức trung bình, thậm chí kém. Tuy nhiên, so sánh hiệu suất của những khẩu pháo 2S7 của quân đội Ukraine tốt hơn.Ví dụ trong trận đánh ở sân bay Kiev vào tháng 3/2022, lữ đoàn pháo binh hạng nặng trực thuộc Bộ Tổng tham mưu quân đội Ukraine, đã sử dụng pháo 2S7 không chỉ phá hủy sân bay; kiềm chế không cho máy bay vận tải Nga hạ cánh; đồng thời gây tổn thất nặng nề cho lực lượng dù tinh nhuệ và lực lượng đặc biệt của Nga tại sân bay.Tuy nhiên số lượng pháo 2S7 của quân đội Ukraine kém xa quân đội Nga và siêu pháo 203mm của quân đội Nga gần như không có ý thức hiện diện trong cuộc chiến này. Trên thực tế, loại pháo hạng nặng cỡ nòng 203 mm này đã tụt hậu so với thời đại; nếu không, nó đã không bị quân đội Nga cho loại khỏi biên chế, sau khi chiến tranh Lạnh kết thúc. Khi "Hoa mẫu đơn" ra đời, sức mạnh và tầm bắn của nó vượt trội hoàn toàn so với số lượng lớn pháo 152mm và 155mm được trang bị ở phương Đông và phương Tây. Tuy nhiên, vào cuối Chiến tranh Lạnh, công nghệ pháo binh phát triển nhanh chóng, đặc biệt là loại 155mm tiêu chuẩn NATO. Do công nghệ luyện kim phát triển, các loại pháo 155m đã tăng chiều dài nòng từ 39 lần cỡ đạn lên 45 lần và tiếp tục lên 52 lần hiện tại và có khả năng sẽ tiếp tục tăng trong tương lai.Những khẩu pháo 155mm mới này đã vượt qua pháo 203mm của Mỹ và Liên Xô về tầm bắn; ngoài ra còn có ưu điểm về tốc độ bắn, tính cơ động và khả năng bắn số lượng đạn trên một đơn vị thời gian. Hiệu suất tổng thể cực kỳ mạnh mẽ. Trên chiến trường Ukraine, mặc dù 2S7 của quân đội Nga là pháo tự hành, nhưng khả năng cơ động của nó vẫn còn hạn chế; nếu không sơ tán kịp thời sau khi bắn, sẽ rất dễ bị radar trinh sát pháo của Ukraine (được phương Tây trang bị) khóa chặt. Quân đội Ukraine có khả năng chống pháo rất mạnh, do 2S7 không có tháp pháo che chắn cho kíp pháo thủ, nên thậm chí không cần phải bắn trúng trực tiếp, mà chỉ cần đạn rơi gần trong phạm vi sát thương, cũng đủ làm tê liệt và tiêu diệt toàn bộ kíp pháo thủ. Khả năng sống sót yếu, nhưng lại không tốt về tầm bắn, độ chính xác và số lượng đạn bắn ra trên mỗi đơn vị thời gian, việc "Hoa mẫu đơn" của Nga bị pháo hạng nặng tầm xa tiêu chuẩn NATO của quân đội Ukraine chế áp là điều khó tránh khỏi. Để so sánh, quân đội Ukraine chỉ có khoảng 10 khẩu 2S7 Pion, tuy nhiên năng lực phản pháo của pháo binh Nga rất yếu, việc tìm kiếm và tiêu diệt số “Hoa mẫu đơn” của quân đội Ukraine sẽ rất khó khăn. Vũ khí phản pháo chủ yếu của Nga là UAV tự sát Lancet, nhưng để phát huy hiệu quả loại vũ khí này, cần có khí tài trinh sát phát hiện mục tiêu. Do thiếu radar trinh sát pháo binh, nên hoạt động trinh sát pháo của Nga chủ yêu dựa vào UAV; mà tính năng của UAV trong phát hiện trận địa pháo binh, súng cối thì thua xa radar trinh sát pháo.
Một video được truyền thông Nga đăng tải cho thấy, khi một đơn vị pháo binh Ukraine đang sử dụng pháo tự hành 203mm 2S7 Pion (Hoa mẫu đơn), thì đã xảy ra một vụ nổ bất ngờ; vụ nổ dữ dội đến mức toàn bộ khẩu pháo tự hành bị nổ tung. Có lẽ toàn bộ kíp pháo thủ đang thao tác pháo 2S7 Pion cũng chung số phận với khẩu pháo.
Tờ Sohu của Trung Quốc cho rằng, do thiếu thông tin chi tiết nên tình tiết cụ thể của vụ tai nạn nghiêm trọng này vẫn chưa rõ ràng, một số nhà phân tích nghi ngờ rằng, đó không phải là một vụ nổ đạn pháo đầu nòng, mà là khẩu đội pháo đã bị quân đội Nga tấn công, trùng với thời điểm pháo thủ giật cò.
Một số nhà phân tích lại cho rằng, quân đội Ukraine đã sử dụng đạn pháo cỡ nòng 203 mm do Mỹ hỗ trợ; tuy nhiên những suy đoán này thiếu bằng chứng xác thực.
Pháo tự hành 203mm 2S7 Pion là loại pháo nòng cỡ nòng lớn nhất xuất hiện trong cuộc xung đột Nga-Ukraine lần này và cả quân đội Nga và Ukraine đều được trang bị loại pháo này. Tất cả quân đội hai quốc gia đều được thừa hưởng loại siêu pháo này, từ Quân đội Liên Xô trước kia.
Theo trang thống kê Oryx, loại pháo hạng nặng tầm xa này đã xảy ra tai nạn nổ đầu nòng ở cả quân đội Nga và Ukraine. Mặc dù quân đội Nga và Ukraine chưa công bố kết quả điều tra với các lý do khác nhau; thậm chí không tiến hành điều tra. Nhưng một số nhà phân tích cho rằng, việc này có thể liên quan đến chất lượng chế tạo và quá trình sử dụng pháo 2S7.
Trong một cuộc xung đột tổng lực như cuộc xung đột Nga-Ukraine, có khả năng nòng pháo của khẩu 2S7 không thể chịu được việc bắn đạn liều phóng cao với tốc độ liên tục. Tất nhiên, đây cũng chỉ là suy đoán và chưa được chứng minh bằng bằng chứng thực tế.
Trước khi nổ ra cuộc xung đột Nga-Ukraine, quân đội Ukraine đã sử dụng pháo tự hành 2S7 Pion trong các trận đánh với lực lượng dân quân Donbass. Đạn pháo của 2S7 Pion có tầm bắn tối đa 37,5 km, vượt xa pháo tự hành 152mm 2S19 Musta-S được trang bị bởi lực lượng dân quân Donbass.
Về phần Quân đội Nga cũng tích cực tái sử dụng loại “siêu pháo” này và một số khẩu đã được nâng cấp hệ thống liên lạc và định vị, có tên là 2S7M. Với loại pháo này của Nga, còn sử dụng thêm loại đạn tăng tầm do Nga phát triển, có tầm bắn tối đa tới 60km.
Trong cuộc xung đột Nga-Ukraine, thành tích của những khẩu siêu pháo 2S7 của quân đội Nga và Ukraine ở mức trung bình, thậm chí kém. Tuy nhiên, so sánh hiệu suất của những khẩu pháo 2S7 của quân đội Ukraine tốt hơn.
Ví dụ trong trận đánh ở sân bay Kiev vào tháng 3/2022, lữ đoàn pháo binh hạng nặng trực thuộc Bộ Tổng tham mưu quân đội Ukraine, đã sử dụng pháo 2S7 không chỉ phá hủy sân bay; kiềm chế không cho máy bay vận tải Nga hạ cánh; đồng thời gây tổn thất nặng nề cho lực lượng dù tinh nhuệ và lực lượng đặc biệt của Nga tại sân bay.
Tuy nhiên số lượng pháo 2S7 của quân đội Ukraine kém xa quân đội Nga và siêu pháo 203mm của quân đội Nga gần như không có ý thức hiện diện trong cuộc chiến này. Trên thực tế, loại pháo hạng nặng cỡ nòng 203 mm này đã tụt hậu so với thời đại; nếu không, nó đã không bị quân đội Nga cho loại khỏi biên chế, sau khi chiến tranh Lạnh kết thúc.
Khi "Hoa mẫu đơn" ra đời, sức mạnh và tầm bắn của nó vượt trội hoàn toàn so với số lượng lớn pháo 152mm và 155mm được trang bị ở phương Đông và phương Tây. Tuy nhiên, vào cuối Chiến tranh Lạnh, công nghệ pháo binh phát triển nhanh chóng, đặc biệt là loại 155mm tiêu chuẩn NATO.
Do công nghệ luyện kim phát triển, các loại pháo 155m đã tăng chiều dài nòng từ 39 lần cỡ đạn lên 45 lần và tiếp tục lên 52 lần hiện tại và có khả năng sẽ tiếp tục tăng trong tương lai.
Những khẩu pháo 155mm mới này đã vượt qua pháo 203mm của Mỹ và Liên Xô về tầm bắn; ngoài ra còn có ưu điểm về tốc độ bắn, tính cơ động và khả năng bắn số lượng đạn trên một đơn vị thời gian. Hiệu suất tổng thể cực kỳ mạnh mẽ.
Trên chiến trường Ukraine, mặc dù 2S7 của quân đội Nga là pháo tự hành, nhưng khả năng cơ động của nó vẫn còn hạn chế; nếu không sơ tán kịp thời sau khi bắn, sẽ rất dễ bị radar trinh sát pháo của Ukraine (được phương Tây trang bị) khóa chặt.
Quân đội Ukraine có khả năng chống pháo rất mạnh, do 2S7 không có tháp pháo che chắn cho kíp pháo thủ, nên thậm chí không cần phải bắn trúng trực tiếp, mà chỉ cần đạn rơi gần trong phạm vi sát thương, cũng đủ làm tê liệt và tiêu diệt toàn bộ kíp pháo thủ.
Khả năng sống sót yếu, nhưng lại không tốt về tầm bắn, độ chính xác và số lượng đạn bắn ra trên mỗi đơn vị thời gian, việc "Hoa mẫu đơn" của Nga bị pháo hạng nặng tầm xa tiêu chuẩn NATO của quân đội Ukraine chế áp là điều khó tránh khỏi.
Để so sánh, quân đội Ukraine chỉ có khoảng 10 khẩu 2S7 Pion, tuy nhiên năng lực phản pháo của pháo binh Nga rất yếu, việc tìm kiếm và tiêu diệt số “Hoa mẫu đơn” của quân đội Ukraine sẽ rất khó khăn.
Vũ khí phản pháo chủ yếu của Nga là UAV tự sát Lancet, nhưng để phát huy hiệu quả loại vũ khí này, cần có khí tài trinh sát phát hiện mục tiêu. Do thiếu radar trinh sát pháo binh, nên hoạt động trinh sát pháo của Nga chủ yêu dựa vào UAV; mà tính năng của UAV trong phát hiện trận địa pháo binh, súng cối thì thua xa radar trinh sát pháo.