Quân đội Hàn Quốc trong ngày 18/3 thông báo đã phát hiện nhiều tên lửa đạn đạo tầm ngắn được phóng từ các khu vực gần Bình Nhưỡng và bay khoảng 300 km về phía vùng biển phía đông bán đảo Triều Tiên. Giới chuyên gia cho rằng đó có thể là rốc két bắn từ pháo phản lực siêu lớn KN-25. Ảnh: KCNA.Nhà lãnh đạo Kim Jong-un gọi các hệ thống này là "phương tiện tấn công cốt lõi" của quân đội, có vai trò quan trọng trong sự chuẩn bị chiến tranh của đất nước. Cuộc tập trận gửi thông điệp đến đối phương rằng, nếu một cuộc xung đột vũ trang xảy ra, họ sẽ không tránh khỏi thảm họa.Pháo phản lực phóng loạt siêu lớn KN-25 của Triều Tiên được xếp vào loại tên lửa tầm ngắn, có thể đặt toàn bộ lãnh thổ Hàn Quốc trong tầm bắn. Triều Tiên tuyên bố có thể gắn đầu đạn hạt nhân chiến thuật lên vũ khí như vậy.KN-25 là có cỡ nòng 600 mm, được giới thiệu lần đầu tiên năm 2019, là một vũ khí rất độc đáo với tính năng kỹ chiến thuật đáng gờm, đã củng cố vị thế dẫn đầu lâu dài của Triều Tiên trước các đối thủ tiềm tàng về khả năng pháo phản lực, với tầm bắn 400 km cho phép bắn phá các mục tiêu trên khắp Hàn Quốc. Tầm bắn của nó xa hơn nhiều so với các tên lửa đạn đạo như Hwasong-5 và KN-02.Báo cáo của Cơ quan Nghiên cứu Quốc hội Mỹ năm 2020 coi KN-25 như một hệ thống “xóa mờ ranh giới giữa tên lửa và pháo phản lực” thể hiện “hệ thống điện tử hàng không tiên tiến, hệ thống dẫn đường quán tính và vệ tinh, cấu trúc khí động học”.KN-25 hai biến thể, đặt trên khung gầm xe tải việt dã bánh lốp 8 x 8, hoặc xe thiết giáp bánh xích. Ở biến thể xe bánh xích thì dàn phóng mang theo 6 quả tên lửa, còn đối với xe tải việt dã bánh lốp thì số tên lửa giảm xuống còn 4 quả.Với cỡ nòng 600 mm, chiều dài 8,2 m, trọng lượng 3.000 kg, đây thực sự là một quả tên lửa đạn đạo chiến thuật tầm ngắn chứ không còn là đạn rocket dẫn đường. Giới phân tích cho rằng rằng ngoài các đầu đạn thông thường, đạn tên lửa trang bị cho tổ hợp KN-25 còn có thể sử dụng đầu đạn hạt nhân chiến thuật với đương lượng nổ vào khoảng 1 kT.Trong các cuộc thử nghiệm, tên lửa được phóng từ KN-25 di chuyển được quãng đường 380km, trần bay 97km. Đây là con số ấn tượng so với tầm bắn 300km của HIMARS. Ngoài ra, dù được gọi là pháo phản lực phóng loạt nhưng rất dễ nhận thấy kích thước của tên lửa sử dụng trên KN-25 tiệm cận với tên lửa đạn đạo chiến thuật tầm gần. Về hệ thống dẫn đường, KN-25 sử dụng UAV hoặc vệ tinh Bắc Đẩu của Trung QuốcTrên lý thuyết, cả tầm bắn và mức sát thương của KN-25 đều vượt trội so với HIMARS. Tuy vậy, với một loại vũ khí chưa có nhiều lịch sử thực chiến, hệ thống tên lửa của Triều Tiên sẽ còn phải kiểm nghiệm thêm để xem nó có thực sự vượt trội sản phẩm của Mỹ hay không.Chuyên gia người Nga Yury Lyamin, một nhà nghiên cứu cấp cao tại Trung tâm Phân tích Chiến lược và Công nghệ từng lưu ý, hệ thống pháo phản lực phóng loạt KN-25 hiện không có đối thủ tương đương trên thế giới.Theo ông Yury Lyamin, rõ ràng KN-25 của Triều Tiên vượt xa mọi tổ hợp pháo phản lực dẫn đường khác của phương Tây và dĩ nhiên áp đảo hoàn toàn khi đặt cạnh Hệ thống tên lửa Pháo binh cơ động cao M142 HIMARS do Mỹ chế tạo. Nhưng đây cũng là điều hiển nhiên vì KN-25 là loại đạn đường kính 600 mm, còn tên lửa GMLRS trang bị cho HIMARS chỉ là 227 mm mà thôi, dĩ nhiên tầm bắn và uy lực kém hơn nhiều.Nếu so sánh thì KN-25 phải đặt cạnh tên lửa MGM-140 ATACMS hay PrSM đang được Mỹ phát triển, bởi vì chúng mới thực sự là các loại đạn "đồng cân đồng lạng" với nhau. Đặt cạnh PrSM, quả đạn tên lửa thế hệ mới của Mỹ chỉ có đường kính 430 mm nhưng lại vượt qua được quãng đường 500 km với độ chính xác cực cao, nó cũng mang được đầu đạn hạt nhân chiến thuật công suất nhỏChuyên gia Ryu Sung-yeop tại Viện Nghiên cứu Quân sự Hàn Quốc cho rằng, rocket tầm xa bắn cấp tập trong thời gian ngắn sẽ gây khó khăn lớn cho lưới phòng không của Mỹ và Hàn Quốc, do chúng khó bị phát hiện và đánh chặn. Nó có thể làm nhiệm vụ tập trung hỏa lực, trong đó các quả đạn phóng từ một hoặc nhiều khẩu đội ở những vị trí phân tán dội xuống khu vực mục tiêu vào cùng một thời điểm".
Quân đội Hàn Quốc trong ngày 18/3 thông báo đã phát hiện nhiều tên lửa đạn đạo tầm ngắn được phóng từ các khu vực gần Bình Nhưỡng và bay khoảng 300 km về phía vùng biển phía đông bán đảo Triều Tiên. Giới chuyên gia cho rằng đó có thể là rốc két bắn từ pháo phản lực siêu lớn KN-25. Ảnh: KCNA.
Nhà lãnh đạo Kim Jong-un gọi các hệ thống này là "phương tiện tấn công cốt lõi" của quân đội, có vai trò quan trọng trong sự chuẩn bị chiến tranh của đất nước. Cuộc tập trận gửi thông điệp đến đối phương rằng, nếu một cuộc xung đột vũ trang xảy ra, họ sẽ không tránh khỏi thảm họa.
Pháo phản lực phóng loạt siêu lớn KN-25 của Triều Tiên được xếp vào loại tên lửa tầm ngắn, có thể đặt toàn bộ lãnh thổ Hàn Quốc trong tầm bắn. Triều Tiên tuyên bố có thể gắn đầu đạn hạt nhân chiến thuật lên vũ khí như vậy.
KN-25 là có cỡ nòng 600 mm, được giới thiệu lần đầu tiên năm 2019, là một vũ khí rất độc đáo với tính năng kỹ chiến thuật đáng gờm, đã củng cố vị thế dẫn đầu lâu dài của Triều Tiên trước các đối thủ tiềm tàng về khả năng pháo phản lực, với tầm bắn 400 km cho phép bắn phá các mục tiêu trên khắp Hàn Quốc. Tầm bắn của nó xa hơn nhiều so với các tên lửa đạn đạo như Hwasong-5 và KN-02.
Báo cáo của Cơ quan Nghiên cứu Quốc hội Mỹ năm 2020 coi KN-25 như một hệ thống “xóa mờ ranh giới giữa tên lửa và pháo phản lực” thể hiện “hệ thống điện tử hàng không tiên tiến, hệ thống dẫn đường quán tính và vệ tinh, cấu trúc khí động học”.
KN-25 hai biến thể, đặt trên khung gầm xe tải việt dã bánh lốp 8 x 8, hoặc xe thiết giáp bánh xích. Ở biến thể xe bánh xích thì dàn phóng mang theo 6 quả tên lửa, còn đối với xe tải việt dã bánh lốp thì số tên lửa giảm xuống còn 4 quả.
Với cỡ nòng 600 mm, chiều dài 8,2 m, trọng lượng 3.000 kg, đây thực sự là một quả tên lửa đạn đạo chiến thuật tầm ngắn chứ không còn là đạn rocket dẫn đường. Giới phân tích cho rằng rằng ngoài các đầu đạn thông thường, đạn tên lửa trang bị cho tổ hợp KN-25 còn có thể sử dụng đầu đạn hạt nhân chiến thuật với đương lượng nổ vào khoảng 1 kT.
Trong các cuộc thử nghiệm, tên lửa được phóng từ KN-25 di chuyển được quãng đường 380km, trần bay 97km. Đây là con số ấn tượng so với tầm bắn 300km của HIMARS. Ngoài ra, dù được gọi là pháo phản lực phóng loạt nhưng rất dễ nhận thấy kích thước của tên lửa sử dụng trên KN-25 tiệm cận với tên lửa đạn đạo chiến thuật tầm gần. Về hệ thống dẫn đường, KN-25 sử dụng UAV hoặc vệ tinh Bắc Đẩu của Trung Quốc
Trên lý thuyết, cả tầm bắn và mức sát thương của KN-25 đều vượt trội so với HIMARS. Tuy vậy, với một loại vũ khí chưa có nhiều lịch sử thực chiến, hệ thống tên lửa của Triều Tiên sẽ còn phải kiểm nghiệm thêm để xem nó có thực sự vượt trội sản phẩm của Mỹ hay không.
Chuyên gia người Nga Yury Lyamin, một nhà nghiên cứu cấp cao tại Trung tâm Phân tích Chiến lược và Công nghệ từng lưu ý, hệ thống pháo phản lực phóng loạt KN-25 hiện không có đối thủ tương đương trên thế giới.
Theo ông Yury Lyamin, rõ ràng KN-25 của Triều Tiên vượt xa mọi tổ hợp pháo phản lực dẫn đường khác của phương Tây và dĩ nhiên áp đảo hoàn toàn khi đặt cạnh Hệ thống tên lửa Pháo binh cơ động cao M142 HIMARS do Mỹ chế tạo. Nhưng đây cũng là điều hiển nhiên vì KN-25 là loại đạn đường kính 600 mm, còn tên lửa GMLRS trang bị cho HIMARS chỉ là 227 mm mà thôi, dĩ nhiên tầm bắn và uy lực kém hơn nhiều.
Nếu so sánh thì KN-25 phải đặt cạnh tên lửa MGM-140 ATACMS hay PrSM đang được Mỹ phát triển, bởi vì chúng mới thực sự là các loại đạn "đồng cân đồng lạng" với nhau. Đặt cạnh PrSM, quả đạn tên lửa thế hệ mới của Mỹ chỉ có đường kính 430 mm nhưng lại vượt qua được quãng đường 500 km với độ chính xác cực cao, nó cũng mang được đầu đạn hạt nhân chiến thuật công suất nhỏ
Chuyên gia Ryu Sung-yeop tại Viện Nghiên cứu Quân sự Hàn Quốc cho rằng, rocket tầm xa bắn cấp tập trong thời gian ngắn sẽ gây khó khăn lớn cho lưới phòng không của Mỹ và Hàn Quốc, do chúng khó bị phát hiện và đánh chặn. Nó có thể làm nhiệm vụ tập trung hỏa lực, trong đó các quả đạn phóng từ một hoặc nhiều khẩu đội ở những vị trí phân tán dội xuống khu vực mục tiêu vào cùng một thời điểm".