Theo tờ Rossiyskaya Gazeta, đầu thế kỷ 21, Quân đội Serbia còn trong trang bị khoảng 700 xe tăng chiến đấu chủ lực T-55 mà Nam Tư chế tạo theo giấy phép của Liên bang Xô Viết. Nhìn chung, tất cả đều được đánh giá lỗi thời cho nên sau một thời gian đắn đo, các chỉ huy Quân đội Serbia quyết định loại biên chế toàn bộ số xe này. Nguồn ảnh: WikipediaTuy vậy, loại biên là quyết định dễ dàng, nhưng việc xử lý sau đó không dễ. Ngay cả việc phá dỡ 700 chiếc xe tăng sẽ tiêu tốn ngân sách đáng kể của đất nước. Đó là bài toán đau đầu mỗi khi người ta muốn loại bỏ trang bị vũ khí nào đó? Nguồn ảnh: WikipediaTrong trường hợp với Serbia, sau một thời gian nghiên cứu họ quyết định trên cơ sở khung gầm xe tăng T-55 dù đã gần 50 tuổi, họ tạo ra phiên bản vũ khí mới cho quân đội nước này. Nguồn ảnh: WikipediaĐó là cơ sở ra đời dòng xe thiết giáp chở quân hạng nặng và xe công trình cứu kéo hỗ trợ chiến đấu VIU-55 Lightning. Ước tính Quân đội Serbia quyết định cải tạo 200 chiếc xe tăng T-55 sang phiên bản xe công trình bọc thép VIU-55. Nguồn ảnh: WikipediaViệc cải tạo khoongphair quá khó khăn, họ sẽ loại bỏ toàn bộ phần tháp pháo của T-55 và thay bằng cấu trúc mới phục vụ việc cứu kéo, sửa chữa các trang bị bọc thép. Ngoài ra, việc loại bỏ khoang chiến đấu giúp không gian bên trong rộng hơn cho phép thiết kế khoang chở 6 binh sĩ. Nguồn ảnh: WikipediaChiếc xe thiết giáp hạng nặng VIU-55 vẫn sẽ có vũ khí nhưng là một tháp pháo nhỏ lắp súng phóng lựu 30mm và một khẩu đại liên M84 7,62mm. Các vũ khí này có thể điều khiển hoàn toàn từ trong xe mà không cần xạ thủ leo ra ngoài. Nguồn ảnh: WikipediaRõ ràng, việc sử dụng khung bệ T-55, góp phần bảo vệ tiểu đội bộ binh trên chiến trường tốt hơn hẳn các dòng xe thiết giáp chở quân truyền thống với giáp khá mỏng. T-55 vẫn có vỏ giáp tốt, có khả năng chống được đạn pháo. Chiếc xe trang bị một động cơ diesel cho tốc độ tối đa khoảng 50km/h. Nguồn ảnh: WikipediaTất nhiên hẵng còn đó 500 chiếc xe tăng T-55 cần xử lý, theo một số nguồn tin, tháng 6/2015, Serbia đã bán 282 chiếc T-55 hiện đại hóa lên chuẩn "55H" cho Pakistan. Phiên bản này tập trung vào cải thiện hệ thống động cơ, thay vũ khí phụ gồm súng máy 12,7mm và 7,62mm, có thể lắp đặt thêm các loại giáp phản ứng nổ, nâng cấp một phần khí tài ảnh nhiệt hệ thống điều khiển hỏa lực. Nguồn ảnh: militarrieNgoài Pakistan, Campuchia được cho là vị khách thứ 2 của lô T-55 “khổng lồ” từ Serbia. Các nguồn tin khẳng định Campuchia đã mua ít nhất 50 chiếc T-55A với giá cả phải chăng vào năm 2010. Nguồn ảnh: KucharscyVideo phiên bản T-55 hiện đại hóa của Slovenia. Nguồn: Youtube
Theo tờ Rossiyskaya Gazeta, đầu thế kỷ 21, Quân đội Serbia còn trong trang bị khoảng 700 xe tăng chiến đấu chủ lực T-55 mà Nam Tư chế tạo theo giấy phép của Liên bang Xô Viết. Nhìn chung, tất cả đều được đánh giá lỗi thời cho nên sau một thời gian đắn đo, các chỉ huy Quân đội Serbia quyết định loại biên chế toàn bộ số xe này. Nguồn ảnh: Wikipedia
Tuy vậy, loại biên là quyết định dễ dàng, nhưng việc xử lý sau đó không dễ. Ngay cả việc phá dỡ 700 chiếc xe tăng sẽ tiêu tốn ngân sách đáng kể của đất nước. Đó là bài toán đau đầu mỗi khi người ta muốn loại bỏ trang bị vũ khí nào đó? Nguồn ảnh: Wikipedia
Trong trường hợp với Serbia, sau một thời gian nghiên cứu họ quyết định trên cơ sở khung gầm xe tăng T-55 dù đã gần 50 tuổi, họ tạo ra phiên bản vũ khí mới cho quân đội nước này. Nguồn ảnh: Wikipedia
Đó là cơ sở ra đời dòng xe thiết giáp chở quân hạng nặng và xe công trình cứu kéo hỗ trợ chiến đấu VIU-55 Lightning. Ước tính Quân đội Serbia quyết định cải tạo 200 chiếc xe tăng T-55 sang phiên bản xe công trình bọc thép VIU-55. Nguồn ảnh: Wikipedia
Việc cải tạo khoongphair quá khó khăn, họ sẽ loại bỏ toàn bộ phần tháp pháo của T-55 và thay bằng cấu trúc mới phục vụ việc cứu kéo, sửa chữa các trang bị bọc thép. Ngoài ra, việc loại bỏ khoang chiến đấu giúp không gian bên trong rộng hơn cho phép thiết kế khoang chở 6 binh sĩ. Nguồn ảnh: Wikipedia
Chiếc xe thiết giáp hạng nặng VIU-55 vẫn sẽ có vũ khí nhưng là một tháp pháo nhỏ lắp súng phóng lựu 30mm và một khẩu đại liên M84 7,62mm. Các vũ khí này có thể điều khiển hoàn toàn từ trong xe mà không cần xạ thủ leo ra ngoài. Nguồn ảnh: Wikipedia
Rõ ràng, việc sử dụng khung bệ T-55, góp phần bảo vệ tiểu đội bộ binh trên chiến trường tốt hơn hẳn các dòng xe thiết giáp chở quân truyền thống với giáp khá mỏng. T-55 vẫn có vỏ giáp tốt, có khả năng chống được đạn pháo. Chiếc xe trang bị một động cơ diesel cho tốc độ tối đa khoảng 50km/h. Nguồn ảnh: Wikipedia
Tất nhiên hẵng còn đó 500 chiếc xe tăng T-55 cần xử lý, theo một số nguồn tin, tháng 6/2015, Serbia đã bán 282 chiếc T-55 hiện đại hóa lên chuẩn "55H" cho Pakistan. Phiên bản này tập trung vào cải thiện hệ thống động cơ, thay vũ khí phụ gồm súng máy 12,7mm và 7,62mm, có thể lắp đặt thêm các loại giáp phản ứng nổ, nâng cấp một phần khí tài ảnh nhiệt hệ thống điều khiển hỏa lực. Nguồn ảnh: militarrie
Ngoài Pakistan, Campuchia được cho là vị khách thứ 2 của lô T-55 “khổng lồ” từ Serbia. Các nguồn tin khẳng định Campuchia đã mua ít nhất 50 chiếc T-55A với giá cả phải chăng vào năm 2010. Nguồn ảnh: Kucharscy
Video phiên bản T-55 hiện đại hóa của Slovenia. Nguồn: Youtube