Cụ thể trong thời gian gần đây Việt Nam đã có những bước tiến đáng kể trong việc tự chủ nâng cấp, cải tiến và hiện đại hóa một số dòng vũ khí do Mỹ sản xuất có trong biên chế sau một thời gian dài niêm cất và bảo dưỡng. Đây có thể xem là bước tiến mới thể hiện sự phát triển của ngành công nghiệp quốc phòng trong nước hiện nay. Nguồn ảnh: Quân khu 7.Bằng chứng là việc ta đã có thể chủ động nâng cấp hay sản xuất mới một số chi tiết bộ phận trên xe thiết giáp chở quân M113 trước đây vốn phải nhập khẩu từ nước ngoài. Đây cũng là bước tiến tạo tiền đề cho sự ra đời của mẫu cối tự hành 100mm trên nền tảng thiết giáp M113 được Quân khu 9 thử nghiệm trong thời gian gần đây. Nguồn ảnh: QĐND.Với thành công của M113, rất có thể trong tương lai gần Việt Nam sẽ tiếp tục hiện đại hóa các loại vũ khí có nguồn gốc từ Mỹ có trong biên chế nhưng không thể hoạt động liên tục cho hạn chế về mặt kỹ thuật hay vật tư phụ tùng thay thế. Mà một trong số đó có thể kể tới trực thăng vận tải quân sự đa năng UH-1H “Iroquois”. Nguồn ảnh: airliners.netTheo đó, hiện tại Việt Nam có trong biên chế số lượng chưa xác định với con số có thể lên đến vài chục chiếc UH-1H trong trạng thái tạm ngừng hoạt động và niêm cất dài hạn. Số trực thăng này có nguồn gốc từ Mỹ và được trang bị cho Quân đội ta sau năm 1975.Ở thời điểm hiện tại, rất khó để Việt Nam có thể tự hiện đại hóa hay nâng cấp UH-1H với công nghệ trong nước kể cả khi có phụ tùng thay thế, thì việc hợp tác với các công ty quốc phòng bên ngoài được xem là một giải pháp hợp lý nhằm đảm bảo các yếu tố kỹ thuật cần thiết cho những chiếc UH-1H “trở lại” và hoạt động trong ít nhất một thập kỷ nữa.Mặc dù có vòng đời hoạt động đã khá lâu, nhưng UH-1 và các biến thể của nó vẫn là một trong những dòng trực thăng quân sự phổ biến nhất trên thế giới hiện nay có lẽ chỉ đứng sau Mi-8/17 của Nga hiện tại. Do đó việc tìm kiếm các nhà thầu quốc phòng phù hợp cho một gói nâng cấp toàn diện UH-1H của Việt Nam là điều không quá khó, thậm chí ở thời điểm hiện tại Quân đội Mỹ vẫn đang sử dụng dòng trực thăng này với các biến thể UH-1N và UH-1Y.Việc đưa vào biên chế trở lại số lượng lớn trực thăng UH-1H cũng sẽ giúp quân đội ta giải được một phần bài toán trong việc không vận chiến thuật trong một số tình huống sẵn sàng chiến đấu, vốn đang được giao phó hết cho các dòng Mi-8/17 và chỉ đáp ứng được một phần yêu cầu tác chiến đặt ra trong tình hình mới. Nguồn ảnh: airliners.netSo với các dòng trực thăng vận tải quân sự của Liên Xô hay Nga sau này, trực thăng UH-1H có khả năng cơ động trên chiến trường cao hơn hẳn mặc dù nó chở theo ít quân hơn (14 binh sĩ so với 24 binh sĩ). Nguồn ảnh: airliners.netƯu điểm nổi bật của UH-1H có thể kể tới là độ linh hoạt rất cao, xoay trở nhanh, không kén chọn bãi, có thể hạ cánh trên nền đất yếu, lồi lõm như mặt ruộng, thời gian đổ quân chỉ từ 10-20 giây. Trong khi đó con số này đối với Mi-8/17 có thể gấp đôi. Nguồn ảnh: airliners.netNăng lực tác chiến của UH-1H tại Việt Nam cũng đã được chứng minh qua nhiều cuộc chiến khác nhau, nhất là trong chiến tranh biên giới Tây Nam dòng trực thăng này được Quân đội ta sử dụng rất hiệu quả trong nhiệm vụ đổ bộ đường không cũng như hỗ trợ hỏa lực cho bộ binh từ trên không. Nguồn ảnh: airliners.netTheo đó UH-1H có thể được vũ trang nhẹ làm nhiệm vụ chi viện hỏa lực khi cần với các thùng phóng rocket 70mm, và mang theo đại liên GAU-16 12,7mm hoặc các khẩu trung liên đa nòng GAU-17 7,62mm. Tuy vũ khí “nhẹ”, nhưng với khả năng bay thấp, cơ động cao, trực thăng UH-1 là nỗi khiếp sợ với bộ binh mặt đất, nhất là với lực lượng không mạnh về phòng không. Nguồn ảnh: airliners.netVề thiết kế cơ bản trực thăng UH-1 có kíp lái 1 - 4 người; dài 17,4 m; cao 4,39 m; trọng lượng rỗng 2.365 kg, có tải 4.100 kg, trọng lượng cất cánh tối đa 4.309 kg. Máy bay có tốc độ tối đa 217 km/h, tầm bay chuyển sân 507 km, trần bay 5.910 m, sức chứa 14 người. Nguồn ảnh: airliners.netTrong ảnh là một chiếc UH-1H được vũ trang với pod phóng rocket 70mm và pod súng máy 7.62mm dành cho nhiệm vụ chi viện hỏa lực đường không. Nguồn ảnh: airliners.netTừ những nhận định đã nêu trên việc chúng ta có thể thực hiện nâng cấp và đưa vào trang bị trở lại những chiếc UH-1H là điều hoàn toàn có cơ sở, tuy nhiên cũng cần có một kế hoạch nâng cấp toàn diện cho dòng khí tài hàng không đặc biệt này nhằm đảm bảo kỹ thuật cũng như các tính năng cần thiết giúp UH-1H có thể hoạt động hiệu quả trước khi ta có thể thay thế chúng bằng một dòng trực thăng khác tốt hơn. Nguồn ảnh: airliners.netMời độc giả xem video: Trực thăng UH-1 đổ quân trên địa hình trống và cất cánh trở lại chỉ trong 5 giây. (nguồn Shawn Adams)
Cụ thể trong thời gian gần đây Việt Nam đã có những bước tiến đáng kể trong việc tự chủ nâng cấp, cải tiến và hiện đại hóa một số dòng vũ khí do Mỹ sản xuất có trong biên chế sau một thời gian dài niêm cất và bảo dưỡng. Đây có thể xem là bước tiến mới thể hiện sự phát triển của ngành công nghiệp quốc phòng trong nước hiện nay. Nguồn ảnh: Quân khu 7.
Bằng chứng là việc ta đã có thể chủ động nâng cấp hay sản xuất mới một số chi tiết bộ phận trên xe thiết giáp chở quân M113 trước đây vốn phải nhập khẩu từ nước ngoài. Đây cũng là bước tiến tạo tiền đề cho sự ra đời của mẫu cối tự hành 100mm trên nền tảng thiết giáp M113 được Quân khu 9 thử nghiệm trong thời gian gần đây. Nguồn ảnh: QĐND.
Với thành công của M113, rất có thể trong tương lai gần Việt Nam sẽ tiếp tục hiện đại hóa các loại vũ khí có nguồn gốc từ Mỹ có trong biên chế nhưng không thể hoạt động liên tục cho hạn chế về mặt kỹ thuật hay vật tư phụ tùng thay thế. Mà một trong số đó có thể kể tới trực thăng vận tải quân sự đa năng UH-1H “Iroquois”. Nguồn ảnh: airliners.net
Theo đó, hiện tại Việt Nam có trong biên chế số lượng chưa xác định với con số có thể lên đến vài chục chiếc UH-1H trong trạng thái tạm ngừng hoạt động và niêm cất dài hạn. Số trực thăng này có nguồn gốc từ Mỹ và được trang bị cho Quân đội ta sau năm 1975.
Ở thời điểm hiện tại, rất khó để Việt Nam có thể tự hiện đại hóa hay nâng cấp UH-1H với công nghệ trong nước kể cả khi có phụ tùng thay thế, thì việc hợp tác với các công ty quốc phòng bên ngoài được xem là một giải pháp hợp lý nhằm đảm bảo các yếu tố kỹ thuật cần thiết cho những chiếc UH-1H “trở lại” và hoạt động trong ít nhất một thập kỷ nữa.
Mặc dù có vòng đời hoạt động đã khá lâu, nhưng UH-1 và các biến thể của nó vẫn là một trong những dòng trực thăng quân sự phổ biến nhất trên thế giới hiện nay có lẽ chỉ đứng sau Mi-8/17 của Nga hiện tại. Do đó việc tìm kiếm các nhà thầu quốc phòng phù hợp cho một gói nâng cấp toàn diện UH-1H của Việt Nam là điều không quá khó, thậm chí ở thời điểm hiện tại Quân đội Mỹ vẫn đang sử dụng dòng trực thăng này với các biến thể UH-1N và UH-1Y.
Việc đưa vào biên chế trở lại số lượng lớn trực thăng UH-1H cũng sẽ giúp quân đội ta giải được một phần bài toán trong việc không vận chiến thuật trong một số tình huống sẵn sàng chiến đấu, vốn đang được giao phó hết cho các dòng Mi-8/17 và chỉ đáp ứng được một phần yêu cầu tác chiến đặt ra trong tình hình mới. Nguồn ảnh: airliners.net
So với các dòng trực thăng vận tải quân sự của Liên Xô hay Nga sau này, trực thăng UH-1H có khả năng cơ động trên chiến trường cao hơn hẳn mặc dù nó chở theo ít quân hơn (14 binh sĩ so với 24 binh sĩ). Nguồn ảnh: airliners.net
Ưu điểm nổi bật của UH-1H có thể kể tới là độ linh hoạt rất cao, xoay trở nhanh, không kén chọn bãi, có thể hạ cánh trên nền đất yếu, lồi lõm như mặt ruộng, thời gian đổ quân chỉ từ 10-20 giây. Trong khi đó con số này đối với Mi-8/17 có thể gấp đôi. Nguồn ảnh: airliners.net
Năng lực tác chiến của UH-1H tại Việt Nam cũng đã được chứng minh qua nhiều cuộc chiến khác nhau, nhất là trong chiến tranh biên giới Tây Nam dòng trực thăng này được Quân đội ta sử dụng rất hiệu quả trong nhiệm vụ đổ bộ đường không cũng như hỗ trợ hỏa lực cho bộ binh từ trên không. Nguồn ảnh: airliners.net
Theo đó UH-1H có thể được vũ trang nhẹ làm nhiệm vụ chi viện hỏa lực khi cần với các thùng phóng rocket 70mm, và mang theo đại liên GAU-16 12,7mm hoặc các khẩu trung liên đa nòng GAU-17 7,62mm. Tuy vũ khí “nhẹ”, nhưng với khả năng bay thấp, cơ động cao, trực thăng UH-1 là nỗi khiếp sợ với bộ binh mặt đất, nhất là với lực lượng không mạnh về phòng không. Nguồn ảnh: airliners.net
Về thiết kế cơ bản trực thăng UH-1 có kíp lái 1 - 4 người; dài 17,4 m; cao 4,39 m; trọng lượng rỗng 2.365 kg, có tải 4.100 kg, trọng lượng cất cánh tối đa 4.309 kg. Máy bay có tốc độ tối đa 217 km/h, tầm bay chuyển sân 507 km, trần bay 5.910 m, sức chứa 14 người. Nguồn ảnh: airliners.net
Trong ảnh là một chiếc UH-1H được vũ trang với pod phóng rocket 70mm và pod súng máy 7.62mm dành cho nhiệm vụ chi viện hỏa lực đường không. Nguồn ảnh: airliners.net
Từ những nhận định đã nêu trên việc chúng ta có thể thực hiện nâng cấp và đưa vào trang bị trở lại những chiếc UH-1H là điều hoàn toàn có cơ sở, tuy nhiên cũng cần có một kế hoạch nâng cấp toàn diện cho dòng khí tài hàng không đặc biệt này nhằm đảm bảo kỹ thuật cũng như các tính năng cần thiết giúp UH-1H có thể hoạt động hiệu quả trước khi ta có thể thay thế chúng bằng một dòng trực thăng khác tốt hơn. Nguồn ảnh: airliners.net
Mời độc giả xem video: Trực thăng UH-1 đổ quân trên địa hình trống và cất cánh trở lại chỉ trong 5 giây. (nguồn Shawn Adams)