Thời gian vừa qua xuất hiện nhiều thông tin cho biết Iran đã triển khai một số tổ hợp tên lửa phòng không tầm xa Bavar 373 do họ chế tạo tại các căn cứ quân sự trên đất Syria.Sở dĩ Tehran phải hành động như bậy là bởi họ cảm thấy không yên tâm khi phó mặc số phận binh lính nước mình cho các hệ thống Pantsir-S1 của Syria vốn rất nhiều lần bị tiêm kích Israel qua mặt.Bên cạnh đó, phía Iran cho rằng các hệ thống phòng không tầm xa S-400 Triumf của Nga cũng như S-300PMU-2 của Syria vẫn bị Nga khống chế để không gây hại cho tiêm kích Israel.Về tính năng của tổ hợp Bavar 373, Iran tiết lộ vũ khí này là bản lai ghép giữa S-300 và S-400 của Nga, có kết hợp với một số công nghệ tham khảo từ Patriot của Mỹ.Iran khẳng định rằng Bavar 373 thậm chí còn có nhiều tính năng ưu việt hơn S-400 khi được tối ưu hóa cho việc đánh chặn mục tiêu tàng hình, ngoài ra năng lực vũ khí Iran đã được đảm bảo qua chiến công bắn rơi chiếc UAV RQ-4 Global Hawk của Mỹ.Chính vì vậy, giới phân tích đang rất kỳ vọng một cuộc đối đầu giữa hệ thống Bavar 373 của Iran với tiêm kích tàng hình F-35I Adir của không quân Israel, xem vũ khí này có "thần diệu" như Iran vẫn quảng cáo hay không.Tuy nhiên chưa cần tới khi đối đầu với tiêm kích thế hệ 5, ngay cả khi chiến đấu với tiêm kích thế hệ 4 là chiếc F-15E Strike Eagle của Mỹ thì Bavar 373 đã cho thấy nỗi thất vọng tràn trề.Truyền thông khu vực cho biết, các máy bay chiến đấu F-15 của Mỹ đã tiến hành vụ tấn công vào các vị trí của Hezbollah trên biên giới Syria - Iraq, cũng như một căn cứ quân sự của Iran trên lãnh thổ Syria.Đây là hành động trả đũa của phía Mỹ nhằm đáp trả việc căn cứ quân sự của họ nằm gần thành phố Kirkuk của Iraq bị nã rocket, theo cáo buộc từ Washington thì lực lượng vũ trang Iran cùng đồng minh đứng sau hành động này.Kết quả của trận không kích đó là hệ thống phòng không Bavar 373 vốn được Teheran quảng cáo sánh ngang S-400 của Nga tỏ ra hoàn toàn vô dụng khi không bắn trúng máy bay chiến đấu của Mỹ dù chỉ cách khoảng vài chục km.Theo dữ liệu được trang Avia của Nga đăng tải, tổng cộng 5 mục tiêu đã bị phá hủy hoàn toàn, trong đó 2 ở Syria (căn cứ quân sự của Iran) và 3 trên đất Iraq.Việc hệ thống phòng không đình đám Bavar 373 của Iran "án binh bất động" khi tiêm kích Mỹ tấn công khiến nó bị nhận xét rằng "vô dụng chẳng khác gì S-400".Tuy nhiên bên cạnh đó cũng có một số ý kiến bào chữa rằng sở dĩ hệ thống Bavar 373 im lặng là bởi nó chưa được lắp đặt đầy đủ toàn bộ mọi thành phần.Nhưng nếu như vậy thì rõ ràng Iran đã nói quá về tình trạng sẵn sàng chiến đấu củaBavar 373,đây là điều không gây ngạc nhiên bởi trong quá khứ không ít lần Tehran đã bị "vạ miệng" với phát ngôn của mình.Thất bại của Bavar 373 trong trận chiến vừa qua có lẽ sẽ trở thành chất xúc tác để Tehran thêm quyết tâm đặt mua hệ thống phòng không S-400 Triumf của Nga.
Thời gian vừa qua xuất hiện nhiều thông tin cho biết Iran đã triển khai một số tổ hợp tên lửa phòng không tầm xa Bavar 373 do họ chế tạo tại các căn cứ quân sự trên đất Syria.
Sở dĩ Tehran phải hành động như bậy là bởi họ cảm thấy không yên tâm khi phó mặc số phận binh lính nước mình cho các hệ thống Pantsir-S1 của Syria vốn rất nhiều lần bị tiêm kích Israel qua mặt.
Bên cạnh đó, phía Iran cho rằng các hệ thống phòng không tầm xa S-400 Triumf của Nga cũng như S-300PMU-2 của Syria vẫn bị Nga khống chế để không gây hại cho tiêm kích Israel.
Về tính năng của tổ hợp Bavar 373, Iran tiết lộ vũ khí này là bản lai ghép giữa S-300 và S-400 của Nga, có kết hợp với một số công nghệ tham khảo từ Patriot của Mỹ.
Iran khẳng định rằng Bavar 373 thậm chí còn có nhiều tính năng ưu việt hơn S-400 khi được tối ưu hóa cho việc đánh chặn mục tiêu tàng hình, ngoài ra năng lực vũ khí Iran đã được đảm bảo qua chiến công bắn rơi chiếc UAV RQ-4 Global Hawk của Mỹ.
Chính vì vậy, giới phân tích đang rất kỳ vọng một cuộc đối đầu giữa hệ thống Bavar 373 của Iran với tiêm kích tàng hình F-35I Adir của không quân Israel, xem vũ khí này có "thần diệu" như Iran vẫn quảng cáo hay không.
Tuy nhiên chưa cần tới khi đối đầu với tiêm kích thế hệ 5, ngay cả khi chiến đấu với tiêm kích thế hệ 4 là chiếc F-15E Strike Eagle của Mỹ thì Bavar 373 đã cho thấy nỗi thất vọng tràn trề.
Truyền thông khu vực cho biết, các máy bay chiến đấu F-15 của Mỹ đã tiến hành vụ tấn công vào các vị trí của Hezbollah trên biên giới Syria - Iraq, cũng như một căn cứ quân sự của Iran trên lãnh thổ Syria.
Đây là hành động trả đũa của phía Mỹ nhằm đáp trả việc căn cứ quân sự của họ nằm gần thành phố Kirkuk của Iraq bị nã rocket, theo cáo buộc từ Washington thì lực lượng vũ trang Iran cùng đồng minh đứng sau hành động này.
Kết quả của trận không kích đó là hệ thống phòng không Bavar 373 vốn được Teheran quảng cáo sánh ngang S-400 của Nga tỏ ra hoàn toàn vô dụng khi không bắn trúng máy bay chiến đấu của Mỹ dù chỉ cách khoảng vài chục km.
Theo dữ liệu được trang Avia của Nga đăng tải, tổng cộng 5 mục tiêu đã bị phá hủy hoàn toàn, trong đó 2 ở Syria (căn cứ quân sự của Iran) và 3 trên đất Iraq.
Việc hệ thống phòng không đình đám Bavar 373 của Iran "án binh bất động" khi tiêm kích Mỹ tấn công khiến nó bị nhận xét rằng "vô dụng chẳng khác gì S-400".
Tuy nhiên bên cạnh đó cũng có một số ý kiến bào chữa rằng sở dĩ hệ thống Bavar 373 im lặng là bởi nó chưa được lắp đặt đầy đủ toàn bộ mọi thành phần.
Nhưng nếu như vậy thì rõ ràng Iran đã nói quá về tình trạng sẵn sàng chiến đấu củaBavar 373,đây là điều không gây ngạc nhiên bởi trong quá khứ không ít lần Tehran đã bị "vạ miệng" với phát ngôn của mình.
Thất bại của Bavar 373 trong trận chiến vừa qua có lẽ sẽ trở thành chất xúc tác để Tehran thêm quyết tâm đặt mua hệ thống phòng không S-400 Triumf của Nga.