Trang Avia của Nga vừa đăng tải thông tin, trong cuộc oanh kích xuống lãnh thổ phía Nam Syria hôm 23/12, một chiến đấu cơ của không quân Israel đã bị bắn hạ.Điểm bất thường ở đây đó là máy bay chiến đấu Israel thường thực hiện chiến thuật bắn tên lửa từ xa, do vậy khi chiến đấu cơ áp sát để ném bom thì đó phải là tiêm kích tàng hình F-35I Adir.Bên cạnh đó, quân đội chính phủ Syria chưa triển khai các hệ thống phòng không tại khu vực này, cho nên quả đạn phải được bắn từ vị trí khác cách xa địa điểm trên.Căn cứ vào tầm bắn có thể vươn tới mục tiêu, trang Avia của Nga cho rằng hệ thống tên lửa phòng không tầm xa S-300 của Syria là "tác giả" của vụ đánh chặn trên.Đây là lần đầu tiên S-300 của Syria thực sự tham chiến sau thời gian dài im hơi lặng tiếng. Nhưng cần lưu ý đây không phải lần đầu Avia đưa tin S-300 Syria đã khai hỏa, các thông tin trước đó đều bị xác định thiếu chính xác.Bên cạnh đó, ngoài S-300PM nâng cấp thì trong biên chế lực lượng phòng không Syria còn có tổ hợp S-200 Angara với tầm bắn thậm chí còn xa hơn khá nhiều.Nhưng chi tiết bất thường nhất đã được chỉ ra, đó là tại sao máy bay Israel bị tuyên bố bắn rơi mà cho đến thời điểm hiện tại vẫn chẳng có hình ảnh nào về nó.Rất nhiều lần trong quá khứ lực lượng phòng không Syria cũng cho biết họ đã bắn hạ được tên lửa, máy bay không người lái hay chiến đấu cơ của Israel nhưng lại chẳng có bằng chứng để xác thực.Chính vì vậy, các chuyên gia quân sự cho rằng vụ nổ tại miền Nam Syria rất có thể là do một trong những tên lửa được bắn bởi máy bay chiến đấu Israel vào mục tiêu chứ không phải nó bị bắn hạ.Nếu vậy, mặc dù có khả năng bắn hạ vật thể như tên lửa nhưng với chi phí lớn và tối ưu hóa để đánh chặn đối tượng bay ở tầm cao mà khó có khả năng S-300 đã được quân đội Syria sử dụng.Hiện tại ngoài thông báo của trang Avia từ nước Nga, cả Bộ Quốc phòng Israel và Syria đều chưa đưa ra khẳng định nào về thông báo trên, càng khiến có nhiều câu hỏi về độ xác thực.Không quân Israel nhiều lần lợi dụng khoảng trống khu vực phía Nam Syria để tấn công vào các cơ sở quân sự của Iran, điều này buộc Tehran đã phải đưa hệ thống phòng không nội địa của mình sang tham chiến.Hệ thống phòng không mà Iran triển khai tại Syria được nhận định là Bavar 373, đây là bản lai ghép giữa S-300 và S-400, có sự tham khảo công nghệ Patriot của Mỹ, vũ khí này được kỳ vọng sẽ tạo ra khác biệt trên chiến trường.Nhưng trong trận không kích mới đây của Israel thì tổ hợp vũ khí đình đám trên của Iran cũng "tàng hình" như S-300, bất chấp việc Tehran đã tuyên bố đanh thép là sẵn sàng bắn hạ máy bay chiến đấu của không quân Israel.
Trang Avia của Nga vừa đăng tải thông tin, trong cuộc oanh kích xuống lãnh thổ phía Nam Syria hôm 23/12, một chiến đấu cơ của không quân Israel đã bị bắn hạ.
Điểm bất thường ở đây đó là máy bay chiến đấu Israel thường thực hiện chiến thuật bắn tên lửa từ xa, do vậy khi chiến đấu cơ áp sát để ném bom thì đó phải là tiêm kích tàng hình F-35I Adir.
Bên cạnh đó, quân đội chính phủ Syria chưa triển khai các hệ thống phòng không tại khu vực này, cho nên quả đạn phải được bắn từ vị trí khác cách xa địa điểm trên.
Căn cứ vào tầm bắn có thể vươn tới mục tiêu, trang Avia của Nga cho rằng hệ thống tên lửa phòng không tầm xa S-300 của Syria là "tác giả" của vụ đánh chặn trên.
Đây là lần đầu tiên S-300 của Syria thực sự tham chiến sau thời gian dài im hơi lặng tiếng. Nhưng cần lưu ý đây không phải lần đầu Avia đưa tin S-300 Syria đã khai hỏa, các thông tin trước đó đều bị xác định thiếu chính xác.
Bên cạnh đó, ngoài S-300PM nâng cấp thì trong biên chế lực lượng phòng không Syria còn có tổ hợp S-200 Angara với tầm bắn thậm chí còn xa hơn khá nhiều.
Nhưng chi tiết bất thường nhất đã được chỉ ra, đó là tại sao máy bay Israel bị tuyên bố bắn rơi mà cho đến thời điểm hiện tại vẫn chẳng có hình ảnh nào về nó.
Rất nhiều lần trong quá khứ lực lượng phòng không Syria cũng cho biết họ đã bắn hạ được tên lửa, máy bay không người lái hay chiến đấu cơ của Israel nhưng lại chẳng có bằng chứng để xác thực.
Chính vì vậy, các chuyên gia quân sự cho rằng vụ nổ tại miền Nam Syria rất có thể là do một trong những tên lửa được bắn bởi máy bay chiến đấu Israel vào mục tiêu chứ không phải nó bị bắn hạ.
Nếu vậy, mặc dù có khả năng bắn hạ vật thể như tên lửa nhưng với chi phí lớn và tối ưu hóa để đánh chặn đối tượng bay ở tầm cao mà khó có khả năng S-300 đã được quân đội Syria sử dụng.
Hiện tại ngoài thông báo của trang Avia từ nước Nga, cả Bộ Quốc phòng Israel và Syria đều chưa đưa ra khẳng định nào về thông báo trên, càng khiến có nhiều câu hỏi về độ xác thực.
Không quân Israel nhiều lần lợi dụng khoảng trống khu vực phía Nam Syria để tấn công vào các cơ sở quân sự của Iran, điều này buộc Tehran đã phải đưa hệ thống phòng không nội địa của mình sang tham chiến.
Hệ thống phòng không mà Iran triển khai tại Syria được nhận định là Bavar 373, đây là bản lai ghép giữa S-300 và S-400, có sự tham khảo công nghệ Patriot của Mỹ, vũ khí này được kỳ vọng sẽ tạo ra khác biệt trên chiến trường.
Nhưng trong trận không kích mới đây của Israel thì tổ hợp vũ khí đình đám trên của Iran cũng "tàng hình" như S-300, bất chấp việc Tehran đã tuyên bố đanh thép là sẵn sàng bắn hạ máy bay chiến đấu của không quân Israel.