Hãng thông tấn TASS dẫn thông cáo báo chí của Rosoboronexport cho biết, Nga và Ấn Độ sẽ tiếp tục phát triển chương trình chế tạo máy bay chiến đấu thế hệ thứ 5 FGFA (Fifth Generation Fighter) chung giữa hai nước, sau một thời gian ngắn gián đoạn. Và Rosoboronexport (Tập đoàn xuất nhập khẩu vũ khí nhà nước của Nga) sẽ là đại diện của Nga trong chương trình FGFA. Nguồn ảnh: militaryparitet.com.Trước đó, có nhiều thông tin cho rằng Ấn Độ muốn rời khỏi chương trình FGFA bởi dòng chiến đấu cơ thế hệ thứ 5 Sukhoi Su-57 của Nga nền tảng chính của chương trình FGFA không đáp ứng được các tính năng tàng hình như phía Ấn Độ mong muốn. Ngoài ra, Su-57 cũng không được trang bị hệ thống động cơ modul ảnh hưởng trực tiếp tới khả năng tàng hình cũng như chi phí vận hành dòng chiến đấu cơ này bị đội lên quá cao. Nguồn ảnh: LiveJournal.Rosoboronexport cho biết: "Hiện tại, hiệp định liên chính phủ Nga-Ấn đang có hiệu lực và có những cam kết, theo đó hai bên vẫn sẽ tiếp tục chương trình phát triển máy bay chiến đấu thế hệ thứ 5 FGFA với từng các giai đoạn nhất định và thời gian biểu do chương trình này đã được thông qua.”. Nguồn ảnh: Defence.Ru.Cũng vào đầu năm nay, đại diện của Nga trong chương trình FGFA cũng tuyên bố họ đã thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ của mình trong dự án này và mong đợi câu trả lời cuối cùng từ phía Ấn Độ. Được biết hiện tại phía Ấn Độ vẫn chưa có bất cứ xác nhận nào về việc vẫn tiếp tục chương trình FGFA với Nga. Nguồn ảnh: Su-27 Flanker.Phía Nga cũng cho rằng, FGFA được phát triển dựa trên cơ sở chiến đấu cơ thế hệ thứ 5 Su-57 của Nga là hoàn toàn phù hợp với yêu cầu kỹ thuật của phía Ấn Độ. Và nếu được thông qua Không quân Ấn Độ sẽ là khách hàng đầu tiên của “Su-57”, sau đó dòng chiến đấu cơ này sẽ được Nga xuất khẩu cho các đối tác chiến lược khác của mình. Nguồn ảnh: LiveJournal.Sukhoi Su-57 là dòng chiến đấu cơ tàng hình thế hệ thứ 5 đầu tiên của Nga, nó thực hiện chuyến bay đầu tiên của mình vào năm 2010 sau hơn 8 năm phát triển dựa trên các nền tảng công nghệ hàng không tốt nhất của Nga vào thời điểm đó. Hiện tại, Nga đang có trong tay khoảng 9 nguyên mẫu Su-57 với nhiều biến thể khác nhau. Nguồn ảnh: tsargrad.tv.Dù sở hữu sức mạnh lẫn công nghệ không hề thua kém các dòng chiến đấu cơ thế hệ thứ 5 của Mỹ nhưng Su-57 của Nga lại có giá thành cực kỳ cạnh tranh chỉ khoảng hơn 50 triệu USD cho mỗi chiếc, trong khi đó một chiếc F-35 của Mỹ lại gần tới 100 triệu USD. Nguồn ảnh: Naked Science.Hiện vẫn chưa có thông tin chính thức về cụ thể Không quân Nga sẽ đặt hàng bao nhiêu chiếc Su-57. Tuy nhiên, các chuyên gia ước tính Nga sẽ lắp ráp chừng 1.000 chiếc để trang bị cho không quân cũng như phục vụ xuất khẩu. Dự kiến trong giai đoạn từ năm 2018-2019, Không quân Nga sẽ chính thức biên chế những chiếc Su-57 đầu tiên. Nguồn ảnh: Pikabu.Được biết hiện tại, các nguyên mẫu mới nhất của Su-57 đang được trang bị các động cơ phản lực AL-41F3/FU tiên tiến nhất của Nga vốn là trang bị tiêu chuẩn trên tiêm kích thế hệ 4,5 Su-35S. Mặc dù loại động cơ này đem lại khả năng cơ động không tồi, có khả năng cho máy bay bay siêu hành trình không cần đốt tăng lực. Tuy nhiên, nó vẫn là động cơ của máy bay thế hệ 4. Nguồn ảnh: obozrenie.ru.Đây cũng chính là lý do lớn nhất khiến Ấn Độ cân nhắc có nên tiếp tục chương trình FGFA hay không, mặt khác Nga cũng đang tích cực phát triển một dòng động cơ phản lực khác dành riêng cho Su-57 hứa hẹn sẽ loại bỏ hết “nhược điểm” vốn có trên các dòng động cơ AL-41F và là nút thắt để Nga hoàn thiện chiến đấu cơ tàng hình đầu tiên của mình. Nguồn ảnh: MilitaryRussia.Ru.
Hãng thông tấn TASS dẫn thông cáo báo chí của Rosoboronexport cho biết, Nga và Ấn Độ sẽ tiếp tục phát triển chương trình chế tạo máy bay chiến đấu thế hệ thứ 5 FGFA (Fifth Generation Fighter) chung giữa hai nước, sau một thời gian ngắn gián đoạn. Và Rosoboronexport (Tập đoàn xuất nhập khẩu vũ khí nhà nước của Nga) sẽ là đại diện của Nga trong chương trình FGFA. Nguồn ảnh: militaryparitet.com.
Trước đó, có nhiều thông tin cho rằng Ấn Độ muốn rời khỏi chương trình FGFA bởi dòng chiến đấu cơ thế hệ thứ 5 Sukhoi Su-57 của Nga nền tảng chính của chương trình FGFA không đáp ứng được các tính năng tàng hình như phía Ấn Độ mong muốn. Ngoài ra, Su-57 cũng không được trang bị hệ thống động cơ modul ảnh hưởng trực tiếp tới khả năng tàng hình cũng như chi phí vận hành dòng chiến đấu cơ này bị đội lên quá cao. Nguồn ảnh: LiveJournal.
Rosoboronexport cho biết: "Hiện tại, hiệp định liên chính phủ Nga-Ấn đang có hiệu lực và có những cam kết, theo đó hai bên vẫn sẽ tiếp tục chương trình phát triển máy bay chiến đấu thế hệ thứ 5 FGFA với từng các giai đoạn nhất định và thời gian biểu do chương trình này đã được thông qua.”. Nguồn ảnh: Defence.Ru.
Cũng vào đầu năm nay, đại diện của Nga trong chương trình FGFA cũng tuyên bố họ đã thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ của mình trong dự án này và mong đợi câu trả lời cuối cùng từ phía Ấn Độ. Được biết hiện tại phía Ấn Độ vẫn chưa có bất cứ xác nhận nào về việc vẫn tiếp tục chương trình FGFA với Nga. Nguồn ảnh: Su-27 Flanker.
Phía Nga cũng cho rằng, FGFA được phát triển dựa trên cơ sở chiến đấu cơ thế hệ thứ 5 Su-57 của Nga là hoàn toàn phù hợp với yêu cầu kỹ thuật của phía Ấn Độ. Và nếu được thông qua Không quân Ấn Độ sẽ là khách hàng đầu tiên của “Su-57”, sau đó dòng chiến đấu cơ này sẽ được Nga xuất khẩu cho các đối tác chiến lược khác của mình. Nguồn ảnh: LiveJournal.
Sukhoi Su-57 là dòng chiến đấu cơ tàng hình thế hệ thứ 5 đầu tiên của Nga, nó thực hiện chuyến bay đầu tiên của mình vào năm 2010 sau hơn 8 năm phát triển dựa trên các nền tảng công nghệ hàng không tốt nhất của Nga vào thời điểm đó. Hiện tại, Nga đang có trong tay khoảng 9 nguyên mẫu Su-57 với nhiều biến thể khác nhau. Nguồn ảnh: tsargrad.tv.
Dù sở hữu sức mạnh lẫn công nghệ không hề thua kém các dòng chiến đấu cơ thế hệ thứ 5 của Mỹ nhưng Su-57 của Nga lại có giá thành cực kỳ cạnh tranh chỉ khoảng hơn 50 triệu USD cho mỗi chiếc, trong khi đó một chiếc F-35 của Mỹ lại gần tới 100 triệu USD. Nguồn ảnh: Naked Science.
Hiện vẫn chưa có thông tin chính thức về cụ thể Không quân Nga sẽ đặt hàng bao nhiêu chiếc Su-57. Tuy nhiên, các chuyên gia ước tính Nga sẽ lắp ráp chừng 1.000 chiếc để trang bị cho không quân cũng như phục vụ xuất khẩu. Dự kiến trong giai đoạn từ năm 2018-2019, Không quân Nga sẽ chính thức biên chế những chiếc Su-57 đầu tiên. Nguồn ảnh: Pikabu.
Được biết hiện tại, các nguyên mẫu mới nhất của Su-57 đang được trang bị các động cơ phản lực AL-41F3/FU tiên tiến nhất của Nga vốn là trang bị tiêu chuẩn trên tiêm kích thế hệ 4,5 Su-35S. Mặc dù loại động cơ này đem lại khả năng cơ động không tồi, có khả năng cho máy bay bay siêu hành trình không cần đốt tăng lực. Tuy nhiên, nó vẫn là động cơ của máy bay thế hệ 4. Nguồn ảnh: obozrenie.ru.
Đây cũng chính là lý do lớn nhất khiến Ấn Độ cân nhắc có nên tiếp tục chương trình FGFA hay không, mặt khác Nga cũng đang tích cực phát triển một dòng động cơ phản lực khác dành riêng cho Su-57 hứa hẹn sẽ loại bỏ hết “nhược điểm” vốn có trên các dòng động cơ AL-41F và là nút thắt để Nga hoàn thiện chiến đấu cơ tàng hình đầu tiên của mình. Nguồn ảnh: MilitaryRussia.Ru.