Cụ thể, Quân đội Ukraine tuyên bố rằng lực lượng không quân nước này đã tổ chức các cuộc tấn công vào các mục tiêu của Nga ở bán đảo Crimea. Có thông tin cho rằng, mục tiêu là trận địa tên lửa phòng không S-400 của Trung đoàn tên lửa phòng không 12 của Nga, nằm ở phía nam quân cảng Sevastopol.Theo tuyên bố của Ukraine, máy bay chiến đấu MiG-29 của nước này đã tiếp cận mục tiêu ở độ cao cực thấp, sau đó phóng tên lửa chống bức xạ AGM-88 do Mỹ mới viện trợ vào trận địa tên lửa S-400 của Nga.Tờ EurAsian Times cho rằng, việc Quân đội Ukraine tấn công hệ thống phòng không của Nga, là để mở đường cho các hành động quân sự tiếp theo của họ ở bán đảo Crimea, nơi được Nga tăng cường khả năng phòng thủ rất mạnh. Ukraine đã cố gắng tấn công sân bay quân sự của Nga ở Crimea trong điều kiện có thể của họ; nhưng trước khi hành động, quân đội Ukraine đã sử dụng tên lửa AGM-88 và mục tiêu của nó là trận địa tên lửa phòng không S-300 của Nga.Tuy nhiên lần này, quân đội Ukraine đã tấn công thẳng vào trận địa tên lửa phòng không S-400 của Nga ở phía nam quân cảng Sevastopol. Trên thực tế, mục tiêu thực sự có khả năng, đó chính là hạm đội Nga đang neo đậu ở quân cảng Sevastopol.Kế hoạch tác chiến tiếp theo của quân đội Ukraine được thể hiện rõ ràng: Đầu tiên là phá hủy hệ thống phòng không xung quanh quân cảng, sau đó chờ thời cơ phóng tên lửa đạn đạo tập kích các tàu chiến đang đậu trong quân cảng. Trước đó tại cảng Berdyansk, quân đội Ukraine đã sử dụng tên lửa đạn đạo Tochka-U, đánh chìm 1 tàu đổ bộ và làm hỏng 2 tàu khác.Điều đáng chú ý là kể từ tháng 8, quân đội Ukraine đã tiến hành các hoạt động quấy rối then chốt vào Crimea. Bắt đầu là bằng cuộc tấn công bằng máy bay không người lái vào Sở chỉ huy Hạm đội Biển Đen.Tiếp đến là cuộc tấn công tên lửa vào căn cứ không quân, kho đạn lộ thiên; dùng UAV trinh sát cầu Crimea cho đến dùng tên lửa chống bức xạ tiêu diệt S-400 hiện nay. Tuy nhiên, tới tận tháng 9 vừa rồi, Ukraine mới lên tiếng thừa nhận đứng sau vụ tấn công vào sân bay Saki của Nga - vốn xảy ra từ đầu tháng 8.Theo Viện nghiên cứu Chiến tranh Mỹ, Quân đội Ukraine rất có thể đã nắm được phạm vi phát hiện, góc phát hiện mục tiêu, thời gian khởi động và tần số phát hiện của radar Nga; cùng với đó là độ cao tuần tra, thời gian và phạm vi phát hiện radar của máy bay chiến đấu Nga. Chính vì đã đủ tự tin, nên quân đội Ukraine mới dám điều một máy bay chiến đấu kiểu cũ như MiG-29 xuất kích tầm cực thấp và phóng tên lửa vào các trận địa tên lửa phòng không gần quân cảng Sevastopol - trọng điểm phòng thủ của quân đội Nga. Đồng thời, quân đội Ukraine đã sử dụng nhiều chiến thuật khác nhau để phát hiện và quấy rối các mục tiêu của Nga ở Crimea trong thời gian qua; bao gồm chế áp, phá hủy, quấy rối và tấn công. Các loại vũ khí như tên lửa đạn đạo, máy bay chiến đấu, tên lửa chống bức xạ, UAV đã được sử dụng để quấy rối khả năng phòng thủ của quân đội Nga. Mục đích chính của việc quân đội Ukraine liên tục quấy rối Crimea có thể ở hai khía cạnh: thứ nhất là làm suy yếu lực lượng không quân Nga ở Crimea; cũng vì lo sợ tên lửa Ukraine tấn công sân bay, nên quân đội Nga đã phải chuyển một số máy bay chiến đấu từ Kerry, Mia đến các khu vực khác của Nga. Quân đội Ukraine đang chiến đấu mà không có ưu thế trên không. Và cách tốt nhất để làm suy yếu ưu thế trên không của quân đội Nga, là tấn công sân bay Nga bằng tên lửa. Nên nhớ rằng, quanh khu vực bán đảo Crimea, số lượng căn cứ sân bay quân sự của Ukraine nhiều gấp 3 lần Nga.Bằng cách này, sự hỗ trợ trên không của quân đội Nga ở mặt trận phía nam đã giảm xuống mức tối thiểu. Nếu không, ngay khi lực lượng bộ binh, xe tăng hoặc pháo binh Ukraine xuất kích, họ sẽ dễ dàng bị hoả lực Không quân Nga đè bẹp. Thứ hai, quân đội Ukraine có thể sẽ lấy việc phá hủy hệ thống đường sắt ở Crimea làm mục tiêu cuối cùng; một khi hệ thống đường sắt ở Crimea bị tê liệt, việc vận chuyển hậu cần của quân đội Nga trên tuyến phía nam sẽ gặp khó khăn lớn. Nếu muốn đạt được hai mục tiêu này, việc “bẻ khóa” hệ thống phòng không Nga đã trở thành sự lựa chọn cần thiết đối với Ukraine. Nếu không, với hệ thống phòng không hùng hậu của Nga, các máy bay chiến đấu, UAV và tên lửa mà quân đội Ukraine sẽ khó có thể tiếp cận được mục tiêu.Do đó, quân đội Ukraine đã sử dụng nhiều vũ khí và chiến thuật khác nhau, để phát hiện hệ thống phòng không Nga ở Crimea; đồng thời tiếp tục tìm cơ hội sử dụng tên lửa chống bức xạ để tấn công hệ thống phòng không Nga. Đối với Nga, vấn đề mấu chốt hiện nay là quân đội Ukraine đã có tên lửa đạn đạo Thunder 2 (Grom-2) tầm bắn 500 km, giúp cải thiện đáng kể phạm vi tấn công và khả năng tấn công; nhất là khi hệ thống phòng không tầm cao suy yếu, Thunder 2 càng là mối đe dọa với Nga. Có thông tin cho rằng sau khi xung đột Nga-Ukraine bùng nổ, Ukraine đã sử dụng trường bắn của Mỹ, để hoàn thành đợt thử nghiệm cuối cùng của tên lửa đạn đạo Thunder 2, thậm chí có thể sử dụng các linh kiện và công nghệ của Mỹ, để nhanh chóng hoàn thiện và sản xuất hàng loạt tên lửa Thunder 2. Mỹ cũng đã chuyển sang cung cấp tên lửa đạn đạo cho Ukraine; mặc dù sau khi bắt đầu xung đột Nga-Ukraine, Mỹ đã nhiều lần tuyên bố sẽ không tham gia vào các cuộc tranh chấp giữa hai bên, nhưng trên thực tế họ đã và đang cung cấp cho Ukraine nhiều loại vũ khí tối tân.
Cụ thể, Quân đội Ukraine tuyên bố rằng lực lượng không quân nước này đã tổ chức các cuộc tấn công vào các mục tiêu của Nga ở bán đảo Crimea. Có thông tin cho rằng, mục tiêu là trận địa tên lửa phòng không S-400 của Trung đoàn tên lửa phòng không 12 của Nga, nằm ở phía nam quân cảng Sevastopol.
Theo tuyên bố của Ukraine, máy bay chiến đấu MiG-29 của nước này đã tiếp cận mục tiêu ở độ cao cực thấp, sau đó phóng tên lửa chống bức xạ AGM-88 do Mỹ mới viện trợ vào trận địa tên lửa S-400 của Nga.
Tờ EurAsian Times cho rằng, việc Quân đội Ukraine tấn công hệ thống phòng không của Nga, là để mở đường cho các hành động quân sự tiếp theo của họ ở bán đảo Crimea, nơi được Nga tăng cường khả năng phòng thủ rất mạnh.
Ukraine đã cố gắng tấn công sân bay quân sự của Nga ở Crimea trong điều kiện có thể của họ; nhưng trước khi hành động, quân đội Ukraine đã sử dụng tên lửa AGM-88 và mục tiêu của nó là trận địa tên lửa phòng không S-300 của Nga.
Tuy nhiên lần này, quân đội Ukraine đã tấn công thẳng vào trận địa tên lửa phòng không S-400 của Nga ở phía nam quân cảng Sevastopol. Trên thực tế, mục tiêu thực sự có khả năng, đó chính là hạm đội Nga đang neo đậu ở quân cảng Sevastopol.
Kế hoạch tác chiến tiếp theo của quân đội Ukraine được thể hiện rõ ràng: Đầu tiên là phá hủy hệ thống phòng không xung quanh quân cảng, sau đó chờ thời cơ phóng tên lửa đạn đạo tập kích các tàu chiến đang đậu trong quân cảng. Trước đó tại cảng Berdyansk, quân đội Ukraine đã sử dụng tên lửa đạn đạo Tochka-U, đánh chìm 1 tàu đổ bộ và làm hỏng 2 tàu khác.
Điều đáng chú ý là kể từ tháng 8, quân đội Ukraine đã tiến hành các hoạt động quấy rối then chốt vào Crimea. Bắt đầu là bằng cuộc tấn công bằng máy bay không người lái vào Sở chỉ huy Hạm đội Biển Đen.
Tiếp đến là cuộc tấn công tên lửa vào căn cứ không quân, kho đạn lộ thiên; dùng UAV trinh sát cầu Crimea cho đến dùng tên lửa chống bức xạ tiêu diệt S-400 hiện nay. Tuy nhiên, tới tận tháng 9 vừa rồi, Ukraine mới lên tiếng thừa nhận đứng sau vụ tấn công vào sân bay Saki của Nga - vốn xảy ra từ đầu tháng 8.
Theo Viện nghiên cứu Chiến tranh Mỹ, Quân đội Ukraine rất có thể đã nắm được phạm vi phát hiện, góc phát hiện mục tiêu, thời gian khởi động và tần số phát hiện của radar Nga; cùng với đó là độ cao tuần tra, thời gian và phạm vi phát hiện radar của máy bay chiến đấu Nga.
Chính vì đã đủ tự tin, nên quân đội Ukraine mới dám điều một máy bay chiến đấu kiểu cũ như MiG-29 xuất kích tầm cực thấp và phóng tên lửa vào các trận địa tên lửa phòng không gần quân cảng Sevastopol - trọng điểm phòng thủ của quân đội Nga.
Đồng thời, quân đội Ukraine đã sử dụng nhiều chiến thuật khác nhau để phát hiện và quấy rối các mục tiêu của Nga ở Crimea trong thời gian qua; bao gồm chế áp, phá hủy, quấy rối và tấn công. Các loại vũ khí như tên lửa đạn đạo, máy bay chiến đấu, tên lửa chống bức xạ, UAV đã được sử dụng để quấy rối khả năng phòng thủ của quân đội Nga.
Mục đích chính của việc quân đội Ukraine liên tục quấy rối Crimea có thể ở hai khía cạnh: thứ nhất là làm suy yếu lực lượng không quân Nga ở Crimea; cũng vì lo sợ tên lửa Ukraine tấn công sân bay, nên quân đội Nga đã phải chuyển một số máy bay chiến đấu từ Kerry, Mia đến các khu vực khác của Nga.
Quân đội Ukraine đang chiến đấu mà không có ưu thế trên không. Và cách tốt nhất để làm suy yếu ưu thế trên không của quân đội Nga, là tấn công sân bay Nga bằng tên lửa. Nên nhớ rằng, quanh khu vực bán đảo Crimea, số lượng căn cứ sân bay quân sự của Ukraine nhiều gấp 3 lần Nga.
Bằng cách này, sự hỗ trợ trên không của quân đội Nga ở mặt trận phía nam đã giảm xuống mức tối thiểu. Nếu không, ngay khi lực lượng bộ binh, xe tăng hoặc pháo binh Ukraine xuất kích, họ sẽ dễ dàng bị hoả lực Không quân Nga đè bẹp.
Thứ hai, quân đội Ukraine có thể sẽ lấy việc phá hủy hệ thống đường sắt ở Crimea làm mục tiêu cuối cùng; một khi hệ thống đường sắt ở Crimea bị tê liệt, việc vận chuyển hậu cần của quân đội Nga trên tuyến phía nam sẽ gặp khó khăn lớn.
Nếu muốn đạt được hai mục tiêu này, việc “bẻ khóa” hệ thống phòng không Nga đã trở thành sự lựa chọn cần thiết đối với Ukraine. Nếu không, với hệ thống phòng không hùng hậu của Nga, các máy bay chiến đấu, UAV và tên lửa mà quân đội Ukraine sẽ khó có thể tiếp cận được mục tiêu.
Do đó, quân đội Ukraine đã sử dụng nhiều vũ khí và chiến thuật khác nhau, để phát hiện hệ thống phòng không Nga ở Crimea; đồng thời tiếp tục tìm cơ hội sử dụng tên lửa chống bức xạ để tấn công hệ thống phòng không Nga.
Đối với Nga, vấn đề mấu chốt hiện nay là quân đội Ukraine đã có tên lửa đạn đạo Thunder 2 (Grom-2) tầm bắn 500 km, giúp cải thiện đáng kể phạm vi tấn công và khả năng tấn công; nhất là khi hệ thống phòng không tầm cao suy yếu, Thunder 2 càng là mối đe dọa với Nga.
Có thông tin cho rằng sau khi xung đột Nga-Ukraine bùng nổ, Ukraine đã sử dụng trường bắn của Mỹ, để hoàn thành đợt thử nghiệm cuối cùng của tên lửa đạn đạo Thunder 2, thậm chí có thể sử dụng các linh kiện và công nghệ của Mỹ, để nhanh chóng hoàn thiện và sản xuất hàng loạt tên lửa Thunder 2.
Mỹ cũng đã chuyển sang cung cấp tên lửa đạn đạo cho Ukraine; mặc dù sau khi bắt đầu xung đột Nga-Ukraine, Mỹ đã nhiều lần tuyên bố sẽ không tham gia vào các cuộc tranh chấp giữa hai bên, nhưng trên thực tế họ đã và đang cung cấp cho Ukraine nhiều loại vũ khí tối tân.