Với dự định rút hết quân khỏi Afghanistan vào tháng 9 tới đây của Mỹ, Quân đội Đức đã quyết định "đi trước một bước", và đưa hết quân ra khỏi quốc gia này từ hôm thứ ba vừa rồi.Theo thông tin được Bộ trưởng Quốc phòng Đức công bố hồi tuần trước, khoảng 570 lính Đức, trong đó bao gồm các cố vấn và nhiều sĩ quan chỉ huy, vẫn đang chuẩn bị được lên chuyến "tàu vét" để rời khỏi quốc gia này.Những người cuối cùng trong số này, đã được lên máy bay cất cánh khỏi thành phố Mazar hôm thứ ba vừa rồi, chính thức kết thúc hai thập kỷ tham chiến ở quốc gia Trung Đông này.Với khoảng 5350 lính dự phòng, Đức là một trong những quốc gia chủ chốt, đóng góp quân tới chiến trường Afghanistan khốc liệt trong suốt thời gian Mỹ tham chiến tại đây.Theo các thống kê đầy đủ tính tới cuối năm 2019, đã có tổng cộng 60 quân nhân Đức thiệt mạng ở chiến trường này. Đây cũng là những người lính Đức đầu tiên thiệt mạng ở chiến trường nước ngoài, kể từ sau Chiến tranh Thế giới thứ hai.Ngoài ra, còn có 245 lính Đức bị thương trong khi thi hành nhiệm vụ ở chiến trường Afghanistan, trong đó có cả những binh lính chịu thương tật vĩnh viễn.Những lính Đức đầu tiên thiệt mạng trên chiến trường Afghanistan là Thomas Kochert và Mike Rubel. Hai sĩ quan Đức cùng ba lính Đan Mạch khác, đã thiệt mạng khi cố tháo dỡ một quả tên lửa S-125 hôm 6/3/2002.Bộ trưởng Quốc phòng Đức cho biết, việc đưa những người lính Đức cuối cùng ra khỏi Afghanistan, đã "kết thúc một chương quan trọng trong lịch sử" quốc gia này.Tính tới thời điểm tháng 4/2021, có khoảng 9500 lính nước ngoài vẫn đang tiếp tục làm nhiệm vụ tại Afghanistan. Số lính này tới từ 36 quốc gia khác nhau, nằm dưới sự chỉ huy của NATO. Bản thân quân đội Mỹ vào thời điểm này, chỉ đóng góp 2500 quân.Đức là quốc gia có đóng góp nhiều thứ hai vào cuộc chiến ở Afghanistan chỉ sau Mỹ. Tổng cộng đã có khoảng 100.000 lính Đức, được lần lượt triển khai tới Afghanistan trong suốt hai thập kỷ qua.Mặc dù vậy, quân đội Anh mới là lực lượng chịu tổn thất nhân mạng cao thứ hai cuộc chiến chỉ sau Mỹ. Cụ thể, có khoảng 450 lính Anh đã thiệt mạng trên chiến trường Afghanistan, đây mới chỉ là con số thống kê hồi năm 2016.Với quân đội Mỹ, Afghanistan là chiến trường đáng quên nhất thế kỷ 21, khi có tới 2312 lính Mỹ thiệt mạng trên chiến trường này, và kết cục của cuộc chiến vẫn là điều rất khó hiểu với rất nhiều người dân Mỹ. Nguồn ảnh: Pinterest. Những thứ vũ khí vượt ngoài sức tưởng tượng từng được Đức sáng chế trong quá khứ. Nguồn: Smithsonia.
Với dự định rút hết quân khỏi Afghanistan vào tháng 9 tới đây của Mỹ, Quân đội Đức đã quyết định "đi trước một bước", và đưa hết quân ra khỏi quốc gia này từ hôm thứ ba vừa rồi.
Theo thông tin được Bộ trưởng Quốc phòng Đức công bố hồi tuần trước, khoảng 570 lính Đức, trong đó bao gồm các cố vấn và nhiều sĩ quan chỉ huy, vẫn đang chuẩn bị được lên chuyến "tàu vét" để rời khỏi quốc gia này.
Những người cuối cùng trong số này, đã được lên máy bay cất cánh khỏi thành phố Mazar hôm thứ ba vừa rồi, chính thức kết thúc hai thập kỷ tham chiến ở quốc gia Trung Đông này.
Với khoảng 5350 lính dự phòng, Đức là một trong những quốc gia chủ chốt, đóng góp quân tới chiến trường Afghanistan khốc liệt trong suốt thời gian Mỹ tham chiến tại đây.
Theo các thống kê đầy đủ tính tới cuối năm 2019, đã có tổng cộng 60 quân nhân Đức thiệt mạng ở chiến trường này. Đây cũng là những người lính Đức đầu tiên thiệt mạng ở chiến trường nước ngoài, kể từ sau Chiến tranh Thế giới thứ hai.
Ngoài ra, còn có 245 lính Đức bị thương trong khi thi hành nhiệm vụ ở chiến trường Afghanistan, trong đó có cả những binh lính chịu thương tật vĩnh viễn.
Những lính Đức đầu tiên thiệt mạng trên chiến trường Afghanistan là Thomas Kochert và Mike Rubel. Hai sĩ quan Đức cùng ba lính Đan Mạch khác, đã thiệt mạng khi cố tháo dỡ một quả tên lửa S-125 hôm 6/3/2002.
Bộ trưởng Quốc phòng Đức cho biết, việc đưa những người lính Đức cuối cùng ra khỏi Afghanistan, đã "kết thúc một chương quan trọng trong lịch sử" quốc gia này.
Tính tới thời điểm tháng 4/2021, có khoảng 9500 lính nước ngoài vẫn đang tiếp tục làm nhiệm vụ tại Afghanistan. Số lính này tới từ 36 quốc gia khác nhau, nằm dưới sự chỉ huy của NATO. Bản thân quân đội Mỹ vào thời điểm này, chỉ đóng góp 2500 quân.
Đức là quốc gia có đóng góp nhiều thứ hai vào cuộc chiến ở Afghanistan chỉ sau Mỹ. Tổng cộng đã có khoảng 100.000 lính Đức, được lần lượt triển khai tới Afghanistan trong suốt hai thập kỷ qua.
Mặc dù vậy, quân đội Anh mới là lực lượng chịu tổn thất nhân mạng cao thứ hai cuộc chiến chỉ sau Mỹ. Cụ thể, có khoảng 450 lính Anh đã thiệt mạng trên chiến trường Afghanistan, đây mới chỉ là con số thống kê hồi năm 2016.
Với quân đội Mỹ, Afghanistan là chiến trường đáng quên nhất thế kỷ 21, khi có tới 2312 lính Mỹ thiệt mạng trên chiến trường này, và kết cục của cuộc chiến vẫn là điều rất khó hiểu với rất nhiều người dân Mỹ. Nguồn ảnh: Pinterest.
Những thứ vũ khí vượt ngoài sức tưởng tượng từng được Đức sáng chế trong quá khứ. Nguồn: Smithsonia.