Trong ảnh, máy bay săn ngầm Il-38N đánh số hiệu RF-75138 đang cất cánh bay thử nghiệm tại sân bay Zhukovsky.Điểm nhấn trên phiên bản nâng cấp máy bay săn ngầm Il-38N từ nguyên bản Il-38 là hệ thống trinh sát và theo dõi mục tiêu Novella P-38 cho phép phát hiện mục tiêu trên không ở khoảng cách 90km và dưới mặt biển là 320km.Với hệ thống trinh sát mới, nó có thể theo dõi cùng một lúc 32 mục tiêu cả trên mặt và dưới mặt nước, nhờ đó Il-38N có thể dễ dàng "vạch mặt" tàu ngầm hay tàu nổi đang hoạt cũng như các mục tiêu trên không.Thông số kỹ thuật cơ bản của máy bay tuần tra chống ngầm Il-38N bao gồm: kíp chiến đấu 10 người; chiều dài 39,6 m; sải cánh 37,42 m; chiều cao 10,16 m; trọng lượng cất cánh tối đa 63.500 kg.Máy bay được trang bị 4 động cơ cánh quạt AI-20M (công suất 4.250 mã lực mỗi chiếc) cho tốc độ tối đa 724 km/h, tầm hoạt động 9.500 km. Hiện nay Il-38N mới được sản xuất với số lượng hạn chế cho hải quân Nga và Ấn Độ.Khoang chứa vũ khí và các điểm treo bên ngoài của máy bay tuần tra săn ngầm Il-38N có thể mang theo 9.000 kg bao gồm tên lửa đối hạm, ngư lôi và bom chìm.So sánh về tính năng kỹ chiến thuật thì Il-38N của Nga được đánh giá tương đương với P-3C Orion của Mỹ, tức là còn có khoảng cách nhất định so với chiếc P-8A Poseidon tối tân.Từ năm 2015, Bộ Quốc phòng Nga đã triển khai hiện đại hóa toàn bộ phi đội Il-38 đang phục vụ trong Không quân Hải quân Nga.Dù vẫn nâng cấp các máy bay Il-38, tuy nhiên theo tư lệnh Không quân Hải quân Nga, một nền tảng thống nhất để thay thế cho các máy bay Il-38 và Il-38 đã được lựa chọn từ giai đoạn 2015-2016.Có thể dễ dàng nhận ra điểm khác giữa Il-38N với thế hệ cũ, chính là đĩa anten đặt ở ngay trên buồng lái máy bay. Video "Sát thủ săn ngầm" của Hải quân Việt Nam trên Biển Đông - Nguồn: QPVN
Trong ảnh, máy bay săn ngầm Il-38N đánh số hiệu RF-75138 đang cất cánh bay thử nghiệm tại sân bay Zhukovsky.
Điểm nhấn trên phiên bản nâng cấp máy bay săn ngầm Il-38N từ nguyên bản Il-38 là hệ thống trinh sát và theo dõi mục tiêu Novella P-38 cho phép phát hiện mục tiêu trên không ở khoảng cách 90km và dưới mặt biển là 320km.
Với hệ thống trinh sát mới, nó có thể theo dõi cùng một lúc 32 mục tiêu cả trên mặt và dưới mặt nước, nhờ đó Il-38N có thể dễ dàng "vạch mặt" tàu ngầm hay tàu nổi đang hoạt cũng như các mục tiêu trên không.
Thông số kỹ thuật cơ bản của máy bay tuần tra chống ngầm Il-38N bao gồm: kíp chiến đấu 10 người; chiều dài 39,6 m; sải cánh 37,42 m; chiều cao 10,16 m; trọng lượng cất cánh tối đa 63.500 kg.
Máy bay được trang bị 4 động cơ cánh quạt AI-20M (công suất 4.250 mã lực mỗi chiếc) cho tốc độ tối đa 724 km/h, tầm hoạt động 9.500 km. Hiện nay Il-38N mới được sản xuất với số lượng hạn chế cho hải quân Nga và Ấn Độ.
Khoang chứa vũ khí và các điểm treo bên ngoài của máy bay tuần tra săn ngầm Il-38N có thể mang theo 9.000 kg bao gồm tên lửa đối hạm, ngư lôi và bom chìm.
So sánh về tính năng kỹ chiến thuật thì Il-38N của Nga được đánh giá tương đương với P-3C Orion của Mỹ, tức là còn có khoảng cách nhất định so với chiếc P-8A Poseidon tối tân.
Từ năm 2015, Bộ Quốc phòng Nga đã triển khai hiện đại hóa toàn bộ phi đội Il-38 đang phục vụ trong Không quân Hải quân Nga.
Dù vẫn nâng cấp các máy bay Il-38, tuy nhiên theo tư lệnh Không quân Hải quân Nga, một nền tảng thống nhất để thay thế cho các máy bay Il-38 và Il-38 đã được lựa chọn từ giai đoạn 2015-2016.
Có thể dễ dàng nhận ra điểm khác giữa Il-38N với thế hệ cũ, chính là đĩa anten đặt ở ngay trên buồng lái máy bay.
Video "Sát thủ săn ngầm" của Hải quân Việt Nam trên Biển Đông - Nguồn: QPVN