Hôm 1/7, máy bay chiến đấu Không quân Israel đã tấn công một loạt vị trí của Quân đội chính phủ Syria (SAA) ở Damascus và Homs. Những mục tiêu bị đánh phá theo cáo buộc là đã tiếp tay cho Vệ binh Cách mạng Hồi giáo Iran cất trữ vũ khí nhằm chống lại Tel Aviv.
Hình ảnh vệ tinh của Israel cung cấp sau đó đã cho thấy hiệu quả của vụ bắn phá, khi toàn bộ các mục tiêu đều bị san phẳng, trong khi đó Syria tuyên bố đưa ra phản ứng kịp thời và đẩy lui cuộc tấn công sau khi đã "bắn hạ hầu hết tên lửa Israel".
Tuy nhiên vấn đề gây thất vọng nhất dĩ nhiên vẫn là sự im hơi lặng tiếng hoàn toàn của tổ hợp tên lửa phòng không tầm xa tối tân S-300PM trong tay SAA, khi có bằng chứng rõ ràng cho thấy nó đã bước vào tình trạng trực chiến, vậy mà hệ thống từng được kỳ vọng rất nhiều này lại "tàng hình" tuyệt đối.
|
Tổ hợp phòng không tầm xa S-300PM của Syria đãbị tiêm kích Israel chế áp hoàn toàn |
Trước tình hình trên trang Avia.pro (một trang web tự do ở Nga) cho rằng sở dĩ có tình hình trên là do máy bay Israel thường sử dụng tên lửa tầm xa trong các cuộc tấn công và khai hỏa bên ngoài phạm vi đánh chặn hiệu quả của S-300.
Các nhà phân tích tin rằng hiệu quả đối vớicác hệ thống phòng không của Syria có thể được cải thiện bằng cách đặt bệ phóng gần biển Địa Trung Hải. Tuy nhiên điều đó sẽ khiến S-300 gặp rủi ro rất cao, vì bản thân hệ thống chắc chắn sẽ bị Israel tấn công trực tiếp khi gần như "lộ thiên".
Bài viết trên trang tin này kết thúc với một thông điệp khá bất ngờ đó là nếu muốn thay đổi tình hình một cách quyết liệt, Moskva nên cân nhắc gửi các hệ thống S-400 tới Syria khi Triumf có phạm vi hoạt động lớn hơn nhiều.
|
Tổ hợp S-300PM của Syria thực chất có tính năng kỹ chiến thuật còn cao hơn S-400 Nga bán cho Trung Quốc |
Mặc dù vậy có lẽ các cây viết tự do trên Avia.pro đã quên mất rằng thực chất tổ hợp phòng không S-300PM của Syria đã được Nga nâng cấp lên chuẩn S-300PMU-2, thậm chí theo lời Bộ trưởng Quốc phòng Sergei Shoigu thì S-300PM còn được tích hợp đạn 48N6E3 tầm xa 250 km, tức là tương đương với S-400 của Nga trực chiến tại sân bay Hmeimim, khi hiện tại đạn tầm siêu xa 40N6 chưa chính thức hoạt động.
Bên cạnh đó, Nga còn tiến hành hiện đại hóa radar và bàn giao cho Syria cả hệ thống quản lý bầu trời Polyana D4M, đây là thiết bị mà S-400 của Trung Quốc cũng không có, cho thấy tính năng kỹ chiến thuật của S-300PM Syria còn cao hơn cả S-400 bản xuất khẩu.