Tính tới ngày 7/10 vừa qua, Quân đội Mỹ, Chính phủ Mỹ và người dân Mỹ đã trải qua 18 năm tham chiến ở Afghanistan. Và điều trớ trêu là nước Mỹ đang chứng kiến lịch sử lặp lại khi những gì đang diễn ra ở Afghanistan không khác gì mấy cuộc Chiến tranh Việt Nam cách đây 43 năm, nơi người Mỹ không tìm thấy bất cứ lối thoát nào cho cuộc chiến này. Nguồn ảnh: BI.Cuộc chiến tranh Afghanistan bắt đầu từ năm 2001 khi Mỹ tung quân tới Afghanistan lấy lý do truy tìm khủng bố Osama bin Laden - kẻ chủ mưu gây ra vụ tấn công 11/9, cũng như xóa sổ tổ chức khủng bố al-Qaeda. Nguồn ảnh: BI.Năm 2002, Mỹ tung ra chiến dịch quân sự mang tên Anaconda, quét 800 quân Taliban. Cùng thời gian này, Mỹ và quốc tế đã ngồi vào bàn đàm phán để tìm cách xây dựng lại Afghanistan sau một năm chiến tranh tàn phá. Nguồn ảnh: BI.Năm 2003, Mỹ tiến hình một loạt các chiến dịch quân sự mang tính "quyết định", quân số của Mỹ ở chiến trường Afghanistan tăng lên 13.000 lính. Bất chấp điều này, lực lượng Taliban cũng tái tổ chức lại lực lượng và bắt đầu một cuộc chiến tranh dài hơi với Mỹ. Nguồn ảnh: BI.Năm 2004, Mỹ dựng lên chính phủ Afghanistan hiện tại. Người lãnh đạo đầu tiên của đất nước Afghanistan dân chủ được dân bầu nên là Hamid Karzai. Quân số Mỹ ở Afghanistan tăng lên 20.000. Nguồn ảnh: BI.Cuộc chiến tranh Afghanistan bắt đầu thay đổi từ năm 2005, khi người Mỹ và truyền thông quốc tế dồn quá nhiều sự chú ý vào chiến trường Iraq, binh lính Mỹ ở Afghanistan cảm thấy bị bỏ rơi. Quân số hiện tại của Mỹ ở Afghanistan lúc này vẫn là 20.000. Nguồn ảnh: BI.Năm 2006, Quân đội và người dân Mỹ vẫn quá chú tâm vào cuộc chiến ở Iraq, tình trạng an ninh ở Afghanistan bắt đầu vượt ra ngoài tầm kiểm soát. Số vụ đánh bom liều chết vượt lên trên 139 vụ và có tới 1677 vụ đánh bom xảy ra trong năm này. Số lính Mỹ thường trực tăng lên trên 20.000 quân. Nguồn ảnh: BI.Năm 2007, số lượng quân nhân Mỹ tăng lên 25.000 quân trong khi đó số lượng khủng bố Taliban cũng tăng lên theo cấp số nhân và một loạt các vụ khủng bố đã liên tục xảy ra. Nguồn ảnh: BI.Năm 2008, bắt đầu xuất hiện làn sóng phản đối cuộc chiến ở Afghanistan trong dân chúng Mỹ, tỷ lệ bạo lực ở Afghanistan tăng kỷ lục, bao gồm cả các vụ bạo lực nhắm vào dân thường. Nguồn ảnh: BI.Năm 2009, Tổng thống Barrack Obama dồn sự ưu tiên quay trở lại Afghanistan thay vì Iraq, quyết diệt sạch Taliban trước khi tổ chức khủng bố này kịp "hồi sinh". Tính tới tháng 12/2009, quân số Mỹ ở Afghanistan đã tăng lên.... 100.000 lính. Nguồn ảnh: BI.Năm 2010, NATO đã đặt một mốc thời gian không tưởng, buộc chính quyền và quân đội Afghanistan phải sẵn sàng nhận bàn giao lại một quốc gia cực kỳ bất ổn vào cuối năm 2014. Đây được coi là lối thoát duy nhất của Mỹ trong cuộc chiến này nhưng lại sẽ đẩy Afghanistan vào hỗn loạn do chính quyền dân chủ ở đây còn quá yếu. Nguồn ảnh: BI.Năm 2011, cuộc săn tìm trùm khủng bố Osama bin Laden kết thúc với việc đặc nhiệm SEAL của Mỹ tiêu diệt được tên này tại phòng ngủ của y. Đổi lại sau 10 năm chiến đấu, Mỹ đã mất 1.800 lính và chi hết 444 tỷ USD. Nguồn ảnh: BI.Quân đội Mỹ bắt đầu rút dần khỏi Afghanistan từ năm 2012. Đây cũng là lúc làn sóng chống Mỹ tại đất nước này tăng cao tới mức không thể kiểm soát nổi. Nguồn ảnh: BI.Năm 2013, quân số Mỹ ở Afghanistan giảm còn 34.000, quân đội Afghanistan dù không đủ năng lực vẫn buộc phải bắt đầu tiếp nhận sự chuyển giao quyền lực từ NATO. Nguồn ảnh: BI.Tổng thống Obama đã rút gần như hoàn toàn quân đội ra khỏi Afghanistan từ năm 2016, chỉ còn sót lại khoảng 10.000 sĩ quan cố vấn. NATO cũng dừng mọi chiến dịch tấn công ở khu vực này, quân đội Afghanistan chính thức tiếp quản quốc gia này. Nguồn ảnh: BI.Trong hai năm tiếp theo từ năm 2016 tới năm 2017, Tổng thống Obama vẫn chần chừ chưa muốn rút hoàn toàn 10.000 quân còn lại ra khỏi Afghanistan vì tình hình an ninh ở quốc gia này không hề có chút khả quan nào kể từ khi người Mỹ ra đi. Nguồn ảnh: BI.Năm 2017, Tổng thống Donald Trump lên ngôi và "Mẹ của các loại bom" được Mỹ ném xuống Afghanistan. "Việc sử dụng vũ khí mạnh hơn không đồng nghĩa với việc cuộc chiến ở Afghanistan đang nóng trở lại" - Mỹ biện minh. Nguồn ảnh: BI.Năm 2018, cuộc chiến dài nhất lịch sử Mỹ vẫn tiếp tục, cuộc chiến tranh Afghanistan kéo dài tới nay tổng cộng đã 17 năm, săp vượt qua chiến tranh Việt Nam để trở thành cuộc chiến dài nhất mà Mỹ từng tham gia. Nguồn ảnh: BI. Mời độc giả xem Video: Quân đội Mỹ và hoả lực Mỹ vẫn còn ở Chiến trường Afghanistan.
Tính tới ngày 7/10 vừa qua, Quân đội Mỹ, Chính phủ Mỹ và người dân Mỹ đã trải qua 18 năm tham chiến ở Afghanistan. Và điều trớ trêu là nước Mỹ đang chứng kiến lịch sử lặp lại khi những gì đang diễn ra ở Afghanistan không khác gì mấy cuộc Chiến tranh Việt Nam cách đây 43 năm, nơi người Mỹ không tìm thấy bất cứ lối thoát nào cho cuộc chiến này. Nguồn ảnh: BI.
Cuộc chiến tranh Afghanistan bắt đầu từ năm 2001 khi Mỹ tung quân tới Afghanistan lấy lý do truy tìm khủng bố Osama bin Laden - kẻ chủ mưu gây ra vụ tấn công 11/9, cũng như xóa sổ tổ chức khủng bố al-Qaeda. Nguồn ảnh: BI.
Năm 2002, Mỹ tung ra chiến dịch quân sự mang tên Anaconda, quét 800 quân Taliban. Cùng thời gian này, Mỹ và quốc tế đã ngồi vào bàn đàm phán để tìm cách xây dựng lại Afghanistan sau một năm chiến tranh tàn phá. Nguồn ảnh: BI.
Năm 2003, Mỹ tiến hình một loạt các chiến dịch quân sự mang tính "quyết định", quân số của Mỹ ở chiến trường Afghanistan tăng lên 13.000 lính. Bất chấp điều này, lực lượng Taliban cũng tái tổ chức lại lực lượng và bắt đầu một cuộc chiến tranh dài hơi với Mỹ. Nguồn ảnh: BI.
Năm 2004, Mỹ dựng lên chính phủ Afghanistan hiện tại. Người lãnh đạo đầu tiên của đất nước Afghanistan dân chủ được dân bầu nên là Hamid Karzai. Quân số Mỹ ở Afghanistan tăng lên 20.000. Nguồn ảnh: BI.
Cuộc chiến tranh Afghanistan bắt đầu thay đổi từ năm 2005, khi người Mỹ và truyền thông quốc tế dồn quá nhiều sự chú ý vào chiến trường Iraq, binh lính Mỹ ở Afghanistan cảm thấy bị bỏ rơi. Quân số hiện tại của Mỹ ở Afghanistan lúc này vẫn là 20.000. Nguồn ảnh: BI.
Năm 2006, Quân đội và người dân Mỹ vẫn quá chú tâm vào cuộc chiến ở Iraq, tình trạng an ninh ở Afghanistan bắt đầu vượt ra ngoài tầm kiểm soát. Số vụ đánh bom liều chết vượt lên trên 139 vụ và có tới 1677 vụ đánh bom xảy ra trong năm này. Số lính Mỹ thường trực tăng lên trên 20.000 quân. Nguồn ảnh: BI.
Năm 2007, số lượng quân nhân Mỹ tăng lên 25.000 quân trong khi đó số lượng khủng bố Taliban cũng tăng lên theo cấp số nhân và một loạt các vụ khủng bố đã liên tục xảy ra. Nguồn ảnh: BI.
Năm 2008, bắt đầu xuất hiện làn sóng phản đối cuộc chiến ở Afghanistan trong dân chúng Mỹ, tỷ lệ bạo lực ở Afghanistan tăng kỷ lục, bao gồm cả các vụ bạo lực nhắm vào dân thường. Nguồn ảnh: BI.
Năm 2009, Tổng thống Barrack Obama dồn sự ưu tiên quay trở lại Afghanistan thay vì Iraq, quyết diệt sạch Taliban trước khi tổ chức khủng bố này kịp "hồi sinh". Tính tới tháng 12/2009, quân số Mỹ ở Afghanistan đã tăng lên.... 100.000 lính. Nguồn ảnh: BI.
Năm 2010, NATO đã đặt một mốc thời gian không tưởng, buộc chính quyền và quân đội Afghanistan phải sẵn sàng nhận bàn giao lại một quốc gia cực kỳ bất ổn vào cuối năm 2014. Đây được coi là lối thoát duy nhất của Mỹ trong cuộc chiến này nhưng lại sẽ đẩy Afghanistan vào hỗn loạn do chính quyền dân chủ ở đây còn quá yếu. Nguồn ảnh: BI.
Năm 2011, cuộc săn tìm trùm khủng bố Osama bin Laden kết thúc với việc đặc nhiệm SEAL của Mỹ tiêu diệt được tên này tại phòng ngủ của y. Đổi lại sau 10 năm chiến đấu, Mỹ đã mất 1.800 lính và chi hết 444 tỷ USD. Nguồn ảnh: BI.
Quân đội Mỹ bắt đầu rút dần khỏi Afghanistan từ năm 2012. Đây cũng là lúc làn sóng chống Mỹ tại đất nước này tăng cao tới mức không thể kiểm soát nổi. Nguồn ảnh: BI.
Năm 2013, quân số Mỹ ở Afghanistan giảm còn 34.000, quân đội Afghanistan dù không đủ năng lực vẫn buộc phải bắt đầu tiếp nhận sự chuyển giao quyền lực từ NATO. Nguồn ảnh: BI.
Tổng thống Obama đã rút gần như hoàn toàn quân đội ra khỏi Afghanistan từ năm 2016, chỉ còn sót lại khoảng 10.000 sĩ quan cố vấn. NATO cũng dừng mọi chiến dịch tấn công ở khu vực này, quân đội Afghanistan chính thức tiếp quản quốc gia này. Nguồn ảnh: BI.
Trong hai năm tiếp theo từ năm 2016 tới năm 2017, Tổng thống Obama vẫn chần chừ chưa muốn rút hoàn toàn 10.000 quân còn lại ra khỏi Afghanistan vì tình hình an ninh ở quốc gia này không hề có chút khả quan nào kể từ khi người Mỹ ra đi. Nguồn ảnh: BI.
Năm 2017, Tổng thống Donald Trump lên ngôi và "Mẹ của các loại bom" được Mỹ ném xuống Afghanistan. "Việc sử dụng vũ khí mạnh hơn không đồng nghĩa với việc cuộc chiến ở Afghanistan đang nóng trở lại" - Mỹ biện minh. Nguồn ảnh: BI.
Năm 2018, cuộc chiến dài nhất lịch sử Mỹ vẫn tiếp tục, cuộc chiến tranh Afghanistan kéo dài tới nay tổng cộng đã 17 năm, săp vượt qua chiến tranh Việt Nam để trở thành cuộc chiến dài nhất mà Mỹ từng tham gia. Nguồn ảnh: BI.
Mời độc giả xem Video: Quân đội Mỹ và hoả lực Mỹ vẫn còn ở Chiến trường Afghanistan.