Binh chủng Hóa học luôn đòi hỏi người lính phải tiếp xúc với những vùng nhiễm độc nặng nề, vùng có hàm lượng ô xy thấp, vùng bị sử dụng vũ khí hạt nhân hay vùng có phóng xạ cao. Tuy nhiên cũng có những trường hợp, người lính không thể tiếp cận được địa điểm tác chiến bởi tính chất nguy hiểm, có thể đe dọa đến sinh mạng và sức khỏe binh sĩ một các trầm trọng.
Ảnh: Bộ đội Hóa học với trang bị mặt nạ phòng độc và đồ bảo hộ.Với yêu cầu cần một mẫu robot tự hành có thể thay thế con người tác chiến ở những môi trường đặc biệt, Viện khoa học - môi trường Quân sự thuộc bộ tư lệnh Hóa học đã thiết kế, chế tạo và cho ra đời mẫu robot RBH-18.
Ảnh: Robot RBH-18 của Việt Nam.Đây là đề tài đã được viện nghiên cứu và thực hiện trong 2 năm, Robot được tích hợp nhiều công nghệ tự động hóa vô cùng hiện đại.
Ảnh: Hai loại khí tài mới được giới thiệu của binh chủng Hóa học là trạm tiêu tẩy đa năng KTH-20 và robot tự hành RBH-18 NBC của Việt Nam.Robot có chiều dài 1350mm, rộng 950mm, cao 980mm, trọng lượng xe 380kg, tốc độ di chuyển từ 5-7km/h, Robot được làm từ hợp kim nhôm dày 50mm.
Ảnh: Robot RBH-18 làm nhiệm vụ.Nó có 2 hệ thống truyền động có thể chọn là bánh xích hoặc bánh lốp tuỳ vào nhiệm vụ. Việc chuyển đổi từ bánh xích sang bánh lốp của Robot sẽ mất thời gian 10 phút. Đồng thời có khả năng leo dốc từ 30 độ - 48 độ.
Ảnh: Chiến sĩ thay hệ thống bánh xích sang bánh lốp cho Robot RBH-18.Phạm vi điều khiển của Robot là 500m khi có vật cản và tối đa 1500m khi không có vật cản, cho phép nó hoạt động ở nơi có liều lượng phóng xạ cao, khu vực nhiễm độc, những nơi con người không thể tiếp cận và lấy số liệu, thông tin truyền ra bên ngoài.
Ảnh: Chiến sĩ Hóa học triển khai Robot RBH-18 từ trạm tích hợp đặt trên xe Kamaz.Ngoài ra nó còn có thể hỗ trợ, cứu kéo các nạn nhân bị mắc kẹt, bị thương ở những khu vực con người không thể hoặc khó có thể tiếp cận.
Ảnh: Robot RBH-18 đang thực hiện cứu kéo nạn nhân bị thương trong diễn tập.Robot được tích hợp hệ thống đo liều lượng bức xạ, mức nhiễm xạ bề mặt, hệ thống phát tín hiệu cảnh báo hoá chất độc, hệ thống thu thập số liệu trinh sát, hệ thống tiêu tẩy cho trang bị, định vị GPS,... để có thể thực hiện tốt các nhiệm vụ đặc thù.
Ảnh: Cận cảnh Robot RBH-18.Robot được tích hợp lên xe Kamaz 43253 trinh sát chuyên dụng, cho phép triển khai đến những khu vực khác nhau nhanh chóng và thuận tiện, đồng thời có carbin bảo quản Robot để tránh phải ảnh hưởng bởi những tác nhân từ thời tiết.
Ảnh: Sĩ quan Hóa học triển khai hạ Robot từ trong carbin xe trinh sát.Việc đưa vào trang bị loại Robot tự hành RBH-18 đã giúp thay thế phần nào người lính trong những nhiệm vụ nguy hiểm, có thể hạn chế tối đa thương vong không đáng có trên chiến trường, đồng thời tự động hóa cao, có khả năng triển khai ở những khu vực có địa hình phức tạp và khu vực con người không thể tiếp cận. Với loại khí tài mới này, sẽ giúp cho bộ đội Hóa học phát huy hơn nữa truyền thống quý báu, hoàn thành tốt hơn nữa những nhiệm vụ được giao. Video Robot trinh sát hóa học RBH-18 do Việt Nam làm chủ công nghệ chế tạo - Nguồn: Quân đội Nhân dân
Binh chủng Hóa học luôn đòi hỏi người lính phải tiếp xúc với những vùng nhiễm độc nặng nề, vùng có hàm lượng ô xy thấp, vùng bị sử dụng vũ khí hạt nhân hay vùng có phóng xạ cao. Tuy nhiên cũng có những trường hợp, người lính không thể tiếp cận được địa điểm tác chiến bởi tính chất nguy hiểm, có thể đe dọa đến sinh mạng và sức khỏe binh sĩ một các trầm trọng.
Ảnh: Bộ đội Hóa học với trang bị mặt nạ phòng độc và đồ bảo hộ.
Với yêu cầu cần một mẫu robot tự hành có thể thay thế con người tác chiến ở những môi trường đặc biệt, Viện khoa học - môi trường Quân sự thuộc bộ tư lệnh Hóa học đã thiết kế, chế tạo và cho ra đời mẫu robot RBH-18.
Ảnh: Robot RBH-18 của Việt Nam.
Đây là đề tài đã được viện nghiên cứu và thực hiện trong 2 năm, Robot được tích hợp nhiều công nghệ tự động hóa vô cùng hiện đại.
Ảnh: Hai loại khí tài mới được giới thiệu của binh chủng Hóa học là trạm tiêu tẩy đa năng KTH-20 và robot tự hành RBH-18 NBC của Việt Nam.
Robot có chiều dài 1350mm, rộng 950mm, cao 980mm, trọng lượng xe 380kg, tốc độ di chuyển từ 5-7km/h, Robot được làm từ hợp kim nhôm dày 50mm.
Ảnh: Robot RBH-18 làm nhiệm vụ.
Nó có 2 hệ thống truyền động có thể chọn là bánh xích hoặc bánh lốp tuỳ vào nhiệm vụ. Việc chuyển đổi từ bánh xích sang bánh lốp của Robot sẽ mất thời gian 10 phút. Đồng thời có khả năng leo dốc từ 30 độ - 48 độ.
Ảnh: Chiến sĩ thay hệ thống bánh xích sang bánh lốp cho Robot RBH-18.
Phạm vi điều khiển của Robot là 500m khi có vật cản và tối đa 1500m khi không có vật cản, cho phép nó hoạt động ở nơi có liều lượng phóng xạ cao, khu vực nhiễm độc, những nơi con người không thể tiếp cận và lấy số liệu, thông tin truyền ra bên ngoài.
Ảnh: Chiến sĩ Hóa học triển khai Robot RBH-18 từ trạm tích hợp đặt trên xe Kamaz.
Ngoài ra nó còn có thể hỗ trợ, cứu kéo các nạn nhân bị mắc kẹt, bị thương ở những khu vực con người không thể hoặc khó có thể tiếp cận.
Ảnh: Robot RBH-18 đang thực hiện cứu kéo nạn nhân bị thương trong diễn tập.
Robot được tích hợp hệ thống đo liều lượng bức xạ, mức nhiễm xạ bề mặt, hệ thống phát tín hiệu cảnh báo hoá chất độc, hệ thống thu thập số liệu trinh sát, hệ thống tiêu tẩy cho trang bị, định vị GPS,... để có thể thực hiện tốt các nhiệm vụ đặc thù.
Ảnh: Cận cảnh Robot RBH-18.
Robot được tích hợp lên xe Kamaz 43253 trinh sát chuyên dụng, cho phép triển khai đến những khu vực khác nhau nhanh chóng và thuận tiện, đồng thời có carbin bảo quản Robot để tránh phải ảnh hưởng bởi những tác nhân từ thời tiết.
Ảnh: Sĩ quan Hóa học triển khai hạ Robot từ trong carbin xe trinh sát.
Việc đưa vào trang bị loại Robot tự hành RBH-18 đã giúp thay thế phần nào người lính trong những nhiệm vụ nguy hiểm, có thể hạn chế tối đa thương vong không đáng có trên chiến trường, đồng thời tự động hóa cao, có khả năng triển khai ở những khu vực có địa hình phức tạp và khu vực con người không thể tiếp cận. Với loại khí tài mới này, sẽ giúp cho bộ đội Hóa học phát huy hơn nữa truyền thống quý báu, hoàn thành tốt hơn nữa những nhiệm vụ được giao.
Video Robot trinh sát hóa học RBH-18 do Việt Nam làm chủ công nghệ chế tạo - Nguồn: Quân đội Nhân dân