Tính từ khi phát triển ra công nghệ máy bay tàng hình, nhiều hệ thống radar khác nhau đã được quảng cáo là có thể phát hiện vật thể bay tàng hình. Một trong những radar có tính sáng tạo hơn là radar Struna-1/Barrier-E của Nga, do NNIIRT, một bộ phận của Công ty Cổ phần Almaz-Antey phát triển. Ảnh: Một máy phát và thu của radar Struna-1 - Nguồn: WikipediaNguyên tắc hoạt động cơ bản của radar thông thường, dựa trên nguyên tắc bức xạ năng lượng điện từ và tiếp nhận phản xạ của nó từ các đối tượng trong không gian. Các tín hiệu phản xạ tiếp nhận được, tiếp tục xử lý và phân tích, cho phép xác định tốc độ, vị trí và các thông số khác của mục tiêu. Ảnh: Radar Podsolnukh (Hoa hướng dương) của Nga - Nguồn: Nguồn: WikipediaMáy bay tàng hình thực hiện “tàng hình” theo nguyên lý “tán xạ sóng radar”, tức là không để chùm bức xạ từ máy phát sóng radar của đối phương phản hồi về máy thu, mà chúng hấp thụ một phần và phản xạ năng lượng sóng radar còn lại thành nhiều hướng; nên máy thu của radar không bắt được tín hiệu phản hồi từ mục tiêu. Ảnh: Máy bay chiến đấu tàng hình F-22 của Mỹ - Nguồn: WikipediaRadar Struna-1 vẫn hoạt động dựa theo nguyên lý của radar thông thường, nhưng thay vì máy phát sóng và thu sóng đặt tại một chỗ, radar Struna-1 đặt các trạm thu sóng ở nhiều điểm khác nhau, do vậy khi mục tiêu máy bay tàng hình tán xạ sóng radar đều bị các trạm thu lại và xử lý. Ảnh: Một trạm thu-phát của radar Struna-1 - Nguồn: WikipediaStruna-1 là một hệ thống gồm 10 cặp tháp với máy thu và máy phát ở khoảng cách xa nhau 50 km, giúp Struna-1 đối phó hiệu quả với máy bay tàng hình và bay ở độ cao thấp, trong khi các hệ thống radar thông thường đều gặp khó khăn trong các tình huống này. Ảnh: Một trạm Radar Struna-1 bố trí ở ngoại ô Thủ đô Ma-xcơ-va của Nga - Nguồn: WikipediaVới giản pháp này, liên kết giữa máy phát và máy thu đã làm tăng công suất so với rađa thông thường và làm radar Struna-1 nhạy hơn; đồng thời tăng khả năng phản xạ radar hiệu dụng (RCS) của mục tiêu lên gần gấp ba lần, làm vô dụng bất kỳ lớp sơn phủ chống radar nào có thể làm tán xạ sóng vô tuyến.Giải pháp nhiều máy thu phát của radar Struna-1, cho phép phát hiện không chỉ máy bay tàng hình mà còn các vật thể khác có RCS thấp như tàu lượn và tên lửa hành trình. Ảnh: Sơ đồ bố trí radar Struna-1 - Nguồn: WikipediaStruna-1 tiêu tốn và phát ra ít năng lượng như các radar truyền thống, nên khó bị phát hiện và ít bị tổn thương hơn trước các loại vũ khí chống radar của đối phương. Ảnh: Một ca-bin của radar Struna-1 - Nguồn: WikipediaHạn chế của Struna-1 là khó phát hiện mục tiêu ở những độ cao lớn, độ cao phát hiện lớn nhất là khoảng 7km và nó không thể thay thế các radar truyền thống như một radar tìm kiếm tổng thể. Ảnh: Một trạm thu sóng của radar Struna-1 - Nguồn: WikipediaBên cạnh đó, Struna-1 không thể hoạt động như một radar xác định mục tiêu thông thường, do nó không có khả năng cung cấp khả năng chiếu xạ radar liên tục để theo dõi mục tiêu, vì vậy nó không thể được sử dụng để dẫn đường cho tên lửa đất đối không hoạt động theo nguyên lý bán chủ động. Ảnh: Bên trong một ca-bin của radar Struna-1 - Nguồn: WikipediaTuy nhiên, với khả năng phát hiện máy bay tàng hình với mức chính xác cao, Struna-1 sẽ đóng vai trò là một đối trọng tốt với các hệ thống radar băng tần dài hơn như radar Podsolnukh (Hoa hướng dương), hoặc cung cấp thông tin dẫn đường cho các máy bay đánh chặn. Ảnh: Trạm radar Podsolnukh - Nguồn: WikipediaTheo thông tin, radar Struna-1 có thể phát hiện được mục tiêu tàng hình ở khoảng cách đến 500 km và Struna-1 có thể gây ra mối đe dọa đáng kể đối với máy bay tàng hình của NATO trong một cuộc xung đột trong tương lai. Ảnh: Chiến đấu cơ tàng hình F-35 của Mỹ và radar Struna-1 của Nga; cuộc chiến giữa giáo và khiên. Video Tổ hợp tên lửa phòng không Buk-3 của Nga - Nguồn: QPVN
Tính từ khi phát triển ra công nghệ máy bay tàng hình, nhiều hệ thống radar khác nhau đã được quảng cáo là có thể phát hiện vật thể bay tàng hình. Một trong những radar có tính sáng tạo hơn là radar Struna-1/Barrier-E của Nga, do NNIIRT, một bộ phận của Công ty Cổ phần Almaz-Antey phát triển. Ảnh: Một máy phát và thu của radar Struna-1 - Nguồn: Wikipedia
Nguyên tắc hoạt động cơ bản của radar thông thường, dựa trên nguyên tắc bức xạ năng lượng điện từ và tiếp nhận phản xạ của nó từ các đối tượng trong không gian. Các tín hiệu phản xạ tiếp nhận được, tiếp tục xử lý và phân tích, cho phép xác định tốc độ, vị trí và các thông số khác của mục tiêu. Ảnh: Radar Podsolnukh (Hoa hướng dương) của Nga - Nguồn: Nguồn: Wikipedia
Máy bay tàng hình thực hiện “tàng hình” theo nguyên lý “tán xạ sóng radar”, tức là không để chùm bức xạ từ máy phát sóng radar của đối phương phản hồi về máy thu, mà chúng hấp thụ một phần và phản xạ năng lượng sóng radar còn lại thành nhiều hướng; nên máy thu của radar không bắt được tín hiệu phản hồi từ mục tiêu. Ảnh: Máy bay chiến đấu tàng hình F-22 của Mỹ - Nguồn: Wikipedia
Radar Struna-1 vẫn hoạt động dựa theo nguyên lý của radar thông thường, nhưng thay vì máy phát sóng và thu sóng đặt tại một chỗ, radar Struna-1 đặt các trạm thu sóng ở nhiều điểm khác nhau, do vậy khi mục tiêu máy bay tàng hình tán xạ sóng radar đều bị các trạm thu lại và xử lý. Ảnh: Một trạm thu-phát của radar Struna-1 - Nguồn: Wikipedia
Struna-1 là một hệ thống gồm 10 cặp tháp với máy thu và máy phát ở khoảng cách xa nhau 50 km, giúp Struna-1 đối phó hiệu quả với máy bay tàng hình và bay ở độ cao thấp, trong khi các hệ thống radar thông thường đều gặp khó khăn trong các tình huống này. Ảnh: Một trạm Radar Struna-1 bố trí ở ngoại ô Thủ đô Ma-xcơ-va của Nga - Nguồn: Wikipedia
Với giản pháp này, liên kết giữa máy phát và máy thu đã làm tăng công suất so với rađa thông thường và làm radar Struna-1 nhạy hơn; đồng thời tăng khả năng phản xạ radar hiệu dụng (RCS) của mục tiêu lên gần gấp ba lần, làm vô dụng bất kỳ lớp sơn phủ chống radar nào có thể làm tán xạ sóng vô tuyến.
Giải pháp nhiều máy thu phát của radar Struna-1, cho phép phát hiện không chỉ máy bay tàng hình mà còn các vật thể khác có RCS thấp như tàu lượn và tên lửa hành trình. Ảnh: Sơ đồ bố trí radar Struna-1 - Nguồn: Wikipedia
Struna-1 tiêu tốn và phát ra ít năng lượng như các radar truyền thống, nên khó bị phát hiện và ít bị tổn thương hơn trước các loại vũ khí chống radar của đối phương. Ảnh: Một ca-bin của radar Struna-1 - Nguồn: Wikipedia
Hạn chế của Struna-1 là khó phát hiện mục tiêu ở những độ cao lớn, độ cao phát hiện lớn nhất là khoảng 7km và nó không thể thay thế các radar truyền thống như một radar tìm kiếm tổng thể. Ảnh: Một trạm thu sóng của radar Struna-1 - Nguồn: Wikipedia
Bên cạnh đó, Struna-1 không thể hoạt động như một radar xác định mục tiêu thông thường, do nó không có khả năng cung cấp khả năng chiếu xạ radar liên tục để theo dõi mục tiêu, vì vậy nó không thể được sử dụng để dẫn đường cho tên lửa đất đối không hoạt động theo nguyên lý bán chủ động. Ảnh: Bên trong một ca-bin của radar Struna-1 - Nguồn: Wikipedia
Tuy nhiên, với khả năng phát hiện máy bay tàng hình với mức chính xác cao, Struna-1 sẽ đóng vai trò là một đối trọng tốt với các hệ thống radar băng tần dài hơn như radar Podsolnukh (Hoa hướng dương), hoặc cung cấp thông tin dẫn đường cho các máy bay đánh chặn. Ảnh: Trạm radar Podsolnukh - Nguồn: Wikipedia
Theo thông tin, radar Struna-1 có thể phát hiện được mục tiêu tàng hình ở khoảng cách đến 500 km và Struna-1 có thể gây ra mối đe dọa đáng kể đối với máy bay tàng hình của NATO trong một cuộc xung đột trong tương lai. Ảnh: Chiến đấu cơ tàng hình F-35 của Mỹ và radar Struna-1 của Nga; cuộc chiến giữa giáo và khiên.
Video Tổ hợp tên lửa phòng không Buk-3 của Nga - Nguồn: QPVN