Sở hữu hàng chục các đơn vị đặc nhiệm khác nhau, nhưng Nga hay Mỹ đều không phải là quốc gia nắm trong tay lực lượng đặc nhiệm tinh nhuệ nhất, bởi vị trí này luôn luôn thuộc về người Anh.Mới đây, trang Reddit đã có một cuộc khảo sát đánh giá xem lực lượng đặc nhiệm nào khó gia nhập nhất trên thế giới. Theo những người tham gia khảo sát, phần lớn đều tự nhận mình đã từng là lính đặc nhiệm thì lực lượng được đánh giá là khó gia nhập nhất chính là Đặc nhiệm SAS của Anh.Theo đó, lực lượng Đặc nhiệm SAS (Special Air Service - Đặc nhiệm đổ bộ đường không) của Quân đội Anh chỉ tuyển những người có thành tích đặc biệt trong quân ngũ, kèm theo đó là phẩm chất đạo đức tốt và có một lý lịch gần như không tỳ vết.Khóa tuyển chọn của đặc nhiệm SAS Anh được coi là khắc nghiệt nhất thế giới với giáo án được xây dựng từ trước Chiến tranh Thế giới thứ 2 và kèm theo đó là sự cập nhật liên tục để phù hợp với kiểu chiến tranh hiện đại ngày nay.Với đặc tính chuyên thực hiện các nhiệm vụ mạo hiểm, đánh sâu vào lòng địch, hay thậm chí là các nhiệm vụ cảm tử, binh lính của SAS không những phải có kỹ năng chiến đấu, sức chịu đựng bền bỉ mà còn phải có một thần kinh thép.Trong Chiến tranh Thế giới thứ 2, lực lượng đặc nhiệm SAS của Anh từng được giao những nhiệm vụ cực khó như đánh du kích trên địa hình sa mạc hay thậm chí là nỗ lực bắt sống một viên tướng của quân Đức ở ngay trong lòng địch và áp giải về làm tù binh.Nếu lực lượng SAS của Anh là lực lượng có mức độ tuyển chọn vào hàng khó nhất thì lực lượng Đặc nhiệm Đổ bộ Đường thủy cũng của Anh - hay còn gọi là SBS (Special Boat Service) sẽ được xếp độ khó vào mức ngoại hạng - không thể xếp hạng được.Các kỹ năng cần có của những người lính trong SBS có độ "gai góc" không kém gì so với những binh lính SAS, kèm theo đó là khả năng bơi lội cùng sức khỏe tuyệt vời để chịu được sóng gió do phương tiện di chuyển của họ là đường thủy.Chính vì việc có quá ít tên tuổi, nhiều người hoài nghi rằng SBS thực chất là một lực lượng phản gián nước ngoài của Anh hơn là một lực lượng đặc nhiệm của quân đội.Tuy nhiên, trong quá khứ lực lượng này cũng đã từng có rất nhiều thành tích nổi trội, nhất là trong Chiến tranh Thế giới thứ 2 và trong cuộc chiến tranh giữa Anh và Arghentina.Đặc nhiệm SAS của Anh đã hoàn thành nhiều nhiệm vụ nổi tiếng như Chiến dịch giải cứu con tin ở Sierra Leone hay cuộc đột kích vào các tay súng chiếm giữ đại sứ quán Iran ở London năm 1980. SAS nổi tiếng với độ chuyên nghiệp, hiệu quả cao, cũng như trở thành hình mẫu cho một số nước khác xây dựng lực lượng đặc nhiệm.Bên cạnh đó các xạ thủ bắn tỉa của đặc nhiệm Anh cũng được đánh giá có trình độ bắn tỉa tốt nhất thế giới, rất nhiều phiến quân IS bị tiêu diệt dưới họng súng ngắm của lực lượng này.Đó là lí do vì sao lực lượng đặc nhiệm SAS của Quân đội Anh chính là hình mẫu cho tất cả các lực lượng đặc nhiệm trên thế giới sau này. Nguồn ảnh: Pinterest. Đặc nhiệm SAS huấn luyện binh lính Ấn Độ sử dụng vũ khí cá nhân của phương Tây. Nguồn: Forces.
Sở hữu hàng chục các đơn vị đặc nhiệm khác nhau, nhưng Nga hay Mỹ đều không phải là quốc gia nắm trong tay lực lượng đặc nhiệm tinh nhuệ nhất, bởi vị trí này luôn luôn thuộc về người Anh.
Mới đây, trang Reddit đã có một cuộc khảo sát đánh giá xem lực lượng đặc nhiệm nào khó gia nhập nhất trên thế giới. Theo những người tham gia khảo sát, phần lớn đều tự nhận mình đã từng là lính đặc nhiệm thì lực lượng được đánh giá là khó gia nhập nhất chính là Đặc nhiệm SAS của Anh.
Theo đó, lực lượng Đặc nhiệm SAS (Special Air Service - Đặc nhiệm đổ bộ đường không) của Quân đội Anh chỉ tuyển những người có thành tích đặc biệt trong quân ngũ, kèm theo đó là phẩm chất đạo đức tốt và có một lý lịch gần như không tỳ vết.
Khóa tuyển chọn của đặc nhiệm SAS Anh được coi là khắc nghiệt nhất thế giới với giáo án được xây dựng từ trước Chiến tranh Thế giới thứ 2 và kèm theo đó là sự cập nhật liên tục để phù hợp với kiểu chiến tranh hiện đại ngày nay.
Với đặc tính chuyên thực hiện các nhiệm vụ mạo hiểm, đánh sâu vào lòng địch, hay thậm chí là các nhiệm vụ cảm tử, binh lính của SAS không những phải có kỹ năng chiến đấu, sức chịu đựng bền bỉ mà còn phải có một thần kinh thép.
Trong Chiến tranh Thế giới thứ 2, lực lượng đặc nhiệm SAS của Anh từng được giao những nhiệm vụ cực khó như đánh du kích trên địa hình sa mạc hay thậm chí là nỗ lực bắt sống một viên tướng của quân Đức ở ngay trong lòng địch và áp giải về làm tù binh.
Nếu lực lượng SAS của Anh là lực lượng có mức độ tuyển chọn vào hàng khó nhất thì lực lượng Đặc nhiệm Đổ bộ Đường thủy cũng của Anh - hay còn gọi là SBS (Special Boat Service) sẽ được xếp độ khó vào mức ngoại hạng - không thể xếp hạng được.
Các kỹ năng cần có của những người lính trong SBS có độ "gai góc" không kém gì so với những binh lính SAS, kèm theo đó là khả năng bơi lội cùng sức khỏe tuyệt vời để chịu được sóng gió do phương tiện di chuyển của họ là đường thủy.
Chính vì việc có quá ít tên tuổi, nhiều người hoài nghi rằng SBS thực chất là một lực lượng phản gián nước ngoài của Anh hơn là một lực lượng đặc nhiệm của quân đội.
Tuy nhiên, trong quá khứ lực lượng này cũng đã từng có rất nhiều thành tích nổi trội, nhất là trong Chiến tranh Thế giới thứ 2 và trong cuộc chiến tranh giữa Anh và Arghentina.
Đặc nhiệm SAS của Anh đã hoàn thành nhiều nhiệm vụ nổi tiếng như Chiến dịch giải cứu con tin ở Sierra Leone hay cuộc đột kích vào các tay súng chiếm giữ đại sứ quán Iran ở London năm 1980. SAS nổi tiếng với độ chuyên nghiệp, hiệu quả cao, cũng như trở thành hình mẫu cho một số nước khác xây dựng lực lượng đặc nhiệm.
Bên cạnh đó các xạ thủ bắn tỉa của đặc nhiệm Anh cũng được đánh giá có trình độ bắn tỉa tốt nhất thế giới, rất nhiều phiến quân IS bị tiêu diệt dưới họng súng ngắm của lực lượng này.
Đó là lí do vì sao lực lượng đặc nhiệm SAS của Quân đội Anh chính là hình mẫu cho tất cả các lực lượng đặc nhiệm trên thế giới sau này. Nguồn ảnh: Pinterest.
Đặc nhiệm SAS huấn luyện binh lính Ấn Độ sử dụng vũ khí cá nhân của phương Tây. Nguồn: Forces.