Mới đây hải quân Nga đã công bố hình ảnh đưa tên lửa chống hạm siêu vượt âm 3M22 Zircon lên khinh hạm Đô đốc Gorshkov - Dự án 22350 để bắt đầu tiến hành các bài thử nghiệm.Phía Nga tự tin cho rằng vũ khí của mình là số một thế giới, không có sản phẩm tương tự, sẽ khiến cho ưu thế của các biên đội tàu sân bay Mỹ bị triệt tiêu hoàn toàn.Tuy nhiên có một chi tiết cần quan tâm đó là cấu tạo phần chiến đấu của tên lửa Zircon có khá nhiều nét tương đồng với tên lửa đạn đạo siêu vượt âm DF-17 của Trung Quốc.Trước tình hình trên, giới chuyên gia quân sự Trung Quốc cho rằng công nghệ ứng dụng trên Zircon của Nga không có gì đặc biệt, nó chỉ đơn giản là bản sao thu nhỏ dựa trên thiết kế DF-17 đã phục vụ từ vài năm nay mà thôi.Theo truyền thông Trung Quốc, quá trình phát triển tên lửa DF-17 diễn ra từ năm 2009, thử nghiệm đầu tiên được tiến hành vào năm 2014. Tình báo Mỹ sau khi phát hiện thứ vũ khí mới đã đặt cho nó tên định danh Wu-14 và sau đó là DF-ZF.Tên gọi chính thức DF-17 của vũ khí này được tiết lộ vào năm 2017 trong một tài liệu của PLA và thứ vũ khí này được công khai hoàn toàn trong lễ duyệt binh chào mừng 70 năm quốc khánh Trung Quốc.Như vậy có thể nhận thấy tính từ thời điểm phát triển tên lửa DF-17 cho đến khi hoàn thành thì chỉ mất có vỏn vẹn 10 năm, một khoảng thời gian siêu kỷ lục.Trong một phóng sự của kênh truyền hình quốc phòng CCTV-7, vũ khí này được tuyên bố sẽ chính thức đạt trạng thái sẵn sàng chiến đấu đầy đủ vào cuối năm 2019 khi được trang bị đủ số lượng.Tên gọi DF (Dong Feng - Đông Phong) biểu thị nó thuộc biên chế "Hoả tiễn quân", dự kiến DF-17 sẽ cùng DF-16 tạo thành cặp vũ khí có khả năng xuyên phá lá chắn phòng thủ đối phương mức cao - thấp.Nhìn từ bề ngoài dễ nhận thấy DF-17 có một tầng tên lửa đẩy thông thường và phần đầu đạn kiểu tàu lượn vượt siêu âm thiết kế tương tự HTV-2 của Mỹ hay Avangard của Nga.Ước tính thông số kỹ thuật của DF-17 bao gồm chiều dài 14,4 m; trọng lượng 14 tấn, phần đầu đạn tàu lượn nặng khoảng 1,4 tấn; tầm bắn 1.700 km; tốc độ giai đoạn công kích mục tiêu lên tới 3200 m/s.CCTV cho biết "DF-17 là tên lửa thông thường tầm ngắn - trung." Thuật ngữ này cho thấy phạm vi của nó nằm trong khoảng 1.000 - 3.000 km. Dữ liệu tình báo Mỹ từng cho biết một vụ thử của DF-17 đã bắn trúng mục tiêu ở khoảng cách hơn 1.400 km.Tuy nhiên việc cáo buộc Nga đã sao chép công nghệ của DF-17 để ứng dụng trên 3M22 Zircon có vẻ như khá miễn cưỡng, bởi chức năng hai loại vũ khí này hoàn toàn khác nhau.Trong khi DF-17 là tên lửa đạn đạo tấn công mặt đất, chuyên tiêu diệt mục tiêu tĩnh thì 3M22 Zircon lại là tên lửa hành trình chống hạm có đầu dò radar chủ động để phá hủy tàu chiến với độ cơ động cao.Đó là chưa kể bên cạnh Zircon, Nga còn có chương trình tên lửa Avangard cũng có phần chiến đấu với thiết kế tương tự và được triển khai từ lâu, cho nên chưa có cơ sở để Trung Quốc khẳng định là có sự sao chép.
Mới đây hải quân Nga đã công bố hình ảnh đưa tên lửa chống hạm siêu vượt âm 3M22 Zircon lên khinh hạm Đô đốc Gorshkov - Dự án 22350 để bắt đầu tiến hành các bài thử nghiệm.
Phía Nga tự tin cho rằng vũ khí của mình là số một thế giới, không có sản phẩm tương tự, sẽ khiến cho ưu thế của các biên đội tàu sân bay Mỹ bị triệt tiêu hoàn toàn.
Tuy nhiên có một chi tiết cần quan tâm đó là cấu tạo phần chiến đấu của tên lửa Zircon có khá nhiều nét tương đồng với tên lửa đạn đạo siêu vượt âm DF-17 của Trung Quốc.
Trước tình hình trên, giới chuyên gia quân sự Trung Quốc cho rằng công nghệ ứng dụng trên Zircon của Nga không có gì đặc biệt, nó chỉ đơn giản là bản sao thu nhỏ dựa trên thiết kế DF-17 đã phục vụ từ vài năm nay mà thôi.
Theo truyền thông Trung Quốc, quá trình phát triển tên lửa DF-17 diễn ra từ năm 2009, thử nghiệm đầu tiên được tiến hành vào năm 2014. Tình báo Mỹ sau khi phát hiện thứ vũ khí mới đã đặt cho nó tên định danh Wu-14 và sau đó là DF-ZF.
Tên gọi chính thức DF-17 của vũ khí này được tiết lộ vào năm 2017 trong một tài liệu của PLA và thứ vũ khí này được công khai hoàn toàn trong lễ duyệt binh chào mừng 70 năm quốc khánh Trung Quốc.
Như vậy có thể nhận thấy tính từ thời điểm phát triển tên lửa DF-17 cho đến khi hoàn thành thì chỉ mất có vỏn vẹn 10 năm, một khoảng thời gian siêu kỷ lục.
Trong một phóng sự của kênh truyền hình quốc phòng CCTV-7, vũ khí này được tuyên bố sẽ chính thức đạt trạng thái sẵn sàng chiến đấu đầy đủ vào cuối năm 2019 khi được trang bị đủ số lượng.
Tên gọi DF (Dong Feng - Đông Phong) biểu thị nó thuộc biên chế "Hoả tiễn quân", dự kiến DF-17 sẽ cùng DF-16 tạo thành cặp vũ khí có khả năng xuyên phá lá chắn phòng thủ đối phương mức cao - thấp.
Nhìn từ bề ngoài dễ nhận thấy DF-17 có một tầng tên lửa đẩy thông thường và phần đầu đạn kiểu tàu lượn vượt siêu âm thiết kế tương tự HTV-2 của Mỹ hay Avangard của Nga.
Ước tính thông số kỹ thuật của DF-17 bao gồm chiều dài 14,4 m; trọng lượng 14 tấn, phần đầu đạn tàu lượn nặng khoảng 1,4 tấn; tầm bắn 1.700 km; tốc độ giai đoạn công kích mục tiêu lên tới 3200 m/s.
CCTV cho biết "DF-17 là tên lửa thông thường tầm ngắn - trung." Thuật ngữ này cho thấy phạm vi của nó nằm trong khoảng 1.000 - 3.000 km. Dữ liệu tình báo Mỹ từng cho biết một vụ thử của DF-17 đã bắn trúng mục tiêu ở khoảng cách hơn 1.400 km.
Tuy nhiên việc cáo buộc Nga đã sao chép công nghệ của DF-17 để ứng dụng trên 3M22 Zircon có vẻ như khá miễn cưỡng, bởi chức năng hai loại vũ khí này hoàn toàn khác nhau.
Trong khi DF-17 là tên lửa đạn đạo tấn công mặt đất, chuyên tiêu diệt mục tiêu tĩnh thì 3M22 Zircon lại là tên lửa hành trình chống hạm có đầu dò radar chủ động để phá hủy tàu chiến với độ cơ động cao.
Đó là chưa kể bên cạnh Zircon, Nga còn có chương trình tên lửa Avangard cũng có phần chiến đấu với thiết kế tương tự và được triển khai từ lâu, cho nên chưa có cơ sở để Trung Quốc khẳng định là có sự sao chép.