Tên lửa đạn đạo liên lục địa (ICBM) DF-41 là vũ khí được giới quan sát chờ đợi nhất tại duyệt binh kỷ niệm 70 năm Quốc khánh Trung Quốc. Đây là lần đầu tiên ICBM hiện đại nhất của Trung Quốc được công khai trước công chúng, sau gần 20 năm phát triển bí mật. Ảnh: CCTV/CNN.DF-41 được giới phân tích quân sự Trung Quốc đánh giá là ICBM mạnh nhất thế giới. Nó được giới thiệu có tầm bắn khoảng 15.000 km, xa nhất trong các ICBM trên thế giới. DF-41 được lắp trên xe phóng chuyên dụng, tương tự ICBM RS-24 Yars của Nga. Ảnh: CCTV/CNN.Tên lửa đạn đạo phóng từ tàu ngầm (SLBM) JL-2 cũng nằm trong những vũ khí lần đầu được công khai. Đây là vũ khí chủ lực trên tàu ngầm hạt nhân chiến lược Type-094 lớp Jin. JL-2 có tầm bắn khoảng 7.200 km. Ảnh: Twitter/Dafeng Cao.JL-2 được giới phân tích quân sự phương Tây đánh giá là vũ khí tầm khu vực, chứ chưa phải toàn cầu. Trung Quốc đang phát triển SLBM JL-3 có tầm bắn xa hơn để khắc phục hạn chế này. Ảnh: CCTV/CNN.Phương tiện bay siêu vượt thanh DF-17, một trong những vũ khí chiến lược của Bắc Kinh nhằm vượt qua hệ thống đánh chặn của đối phương. Nó có thể bay với tốc độ gấp 5 lần vận tốc âm thanh và có khả năng cơ động để tránh bị đánh chặn. Ảnh: SCMP.Theo Dự án phòng thủ tên lửa, DF-17 có thể mang đầu đạn thông thường hoặc hạt nhân. Trung Quốc đã thử nghiệm công nghệ phương tiện bay siêu vượt thanh từ năm 2014, dự kiến triển khai hoạt động từ năm 2020. Ảnh: Twitter/Dafeng Cao.Máy bay trinh sát không người lái DR-8. Nó được thiết kế để tiếp cận nhóm tác chiến tàu sân bay đối phương và gửi thông tin mục tiêu trở lại các bệ phóng tên lửa. Theo China Daily, DR-8 có thể bay với tốc độ gần Mach 5, gần chạm ngưỡng tốc độ của phương tiện bay siêu vượt thanh. Ảnh: CCTV/CNN.DR-8 có thiết kế khí động học tương tự dự án máy bay trinh sát siêu thanh không người lái D-21 của Mỹ. D-21 được giới thiệu vào những năm 1960. Chương trình bị hủy bỏ vào năm 1971 sau khi 4 máy bay bị mất trong các nhiệm vụ ở Trung Quốc. Ảnh: Twitter/Dafeng Cao.Tàu ngầm không người lái chưa rõ định danh. Đây có thể là một trong những tàu ngầm không người lái đầu tiên của Trung Quốc. Global Times từng đăng bài viết mô tả nó là một phương tiện tự động dưới nước và nhiệm vụ của nó vẫn chưa được biết. Ảnh: Twitter/Dafeng Cao.Máy bay tàng hình không người lái GJ-1. Theo một số nguồn tin, nó được thiết kế để hoạt động trên tàu sân bay tương lai của Trung Quốc. GJ-1 được cho là có 2 khoang bom ở trong thân. Ảnh: Twitter/Dafeng Cao.Tên lửa DF-100. Loại vũ khí Trung Quốc lần đầu được công khai này thu hút sự quan tâm của giới phân tích quân sự. Người ta vẫn chưa thể xác định nó thuộc loại tên lửa hành trình hay tên lửa đạn đạo. Ảnh: Twitter/Dafeng CaoTrước cuộc duyệt binh, lực lượng tên lửa chiến lược Trung Quốc đã công bố hình ảnh thử nghiệm loại vũ khí mới tương tự DF-100. Một số chuyên gia quân sự cho rằng DF-100 mang tên lửa chống hạm siêu thanh HD-1 từng được tiết lộ tại triển lãm hàng không quốc tế Chu Hải 2018. Ảnh: Twitter/Dafeng Cao.
Tên lửa đạn đạo liên lục địa (ICBM) DF-41 là vũ khí được giới quan sát chờ đợi nhất tại duyệt binh kỷ niệm 70 năm Quốc khánh Trung Quốc. Đây là lần đầu tiên ICBM hiện đại nhất của Trung Quốc được công khai trước công chúng, sau gần 20 năm phát triển bí mật. Ảnh: CCTV/CNN.
DF-41 được giới phân tích quân sự Trung Quốc đánh giá là ICBM mạnh nhất thế giới. Nó được giới thiệu có tầm bắn khoảng 15.000 km, xa nhất trong các ICBM trên thế giới. DF-41 được lắp trên xe phóng chuyên dụng, tương tự ICBM RS-24 Yars của Nga. Ảnh: CCTV/CNN.
Tên lửa đạn đạo phóng từ tàu ngầm (SLBM) JL-2 cũng nằm trong những vũ khí lần đầu được công khai. Đây là vũ khí chủ lực trên tàu ngầm hạt nhân chiến lược Type-094 lớp Jin. JL-2 có tầm bắn khoảng 7.200 km. Ảnh: Twitter/Dafeng Cao.
JL-2 được giới phân tích quân sự phương Tây đánh giá là vũ khí tầm khu vực, chứ chưa phải toàn cầu. Trung Quốc đang phát triển SLBM JL-3 có tầm bắn xa hơn để khắc phục hạn chế này. Ảnh: CCTV/CNN.
Phương tiện bay siêu vượt thanh DF-17, một trong những vũ khí chiến lược của Bắc Kinh nhằm vượt qua hệ thống đánh chặn của đối phương. Nó có thể bay với tốc độ gấp 5 lần vận tốc âm thanh và có khả năng cơ động để tránh bị đánh chặn. Ảnh: SCMP.
Theo Dự án phòng thủ tên lửa, DF-17 có thể mang đầu đạn thông thường hoặc hạt nhân. Trung Quốc đã thử nghiệm công nghệ phương tiện bay siêu vượt thanh từ năm 2014, dự kiến triển khai hoạt động từ năm 2020. Ảnh: Twitter/Dafeng Cao.
Máy bay trinh sát không người lái DR-8. Nó được thiết kế để tiếp cận nhóm tác chiến tàu sân bay đối phương và gửi thông tin mục tiêu trở lại các bệ phóng tên lửa. Theo China Daily, DR-8 có thể bay với tốc độ gần Mach 5, gần chạm ngưỡng tốc độ của phương tiện bay siêu vượt thanh. Ảnh: CCTV/CNN.
DR-8 có thiết kế khí động học tương tự dự án máy bay trinh sát siêu thanh không người lái D-21 của Mỹ. D-21 được giới thiệu vào những năm 1960. Chương trình bị hủy bỏ vào năm 1971 sau khi 4 máy bay bị mất trong các nhiệm vụ ở Trung Quốc. Ảnh: Twitter/Dafeng Cao.
Tàu ngầm không người lái chưa rõ định danh. Đây có thể là một trong những tàu ngầm không người lái đầu tiên của Trung Quốc. Global Times từng đăng bài viết mô tả nó là một phương tiện tự động dưới nước và nhiệm vụ của nó vẫn chưa được biết. Ảnh: Twitter/Dafeng Cao.
Máy bay tàng hình không người lái GJ-1. Theo một số nguồn tin, nó được thiết kế để hoạt động trên tàu sân bay tương lai của Trung Quốc. GJ-1 được cho là có 2 khoang bom ở trong thân. Ảnh: Twitter/Dafeng Cao.
Tên lửa DF-100. Loại vũ khí Trung Quốc lần đầu được công khai này thu hút sự quan tâm của giới phân tích quân sự. Người ta vẫn chưa thể xác định nó thuộc loại tên lửa hành trình hay tên lửa đạn đạo. Ảnh: Twitter/Dafeng Cao
Trước cuộc duyệt binh, lực lượng tên lửa chiến lược Trung Quốc đã công bố hình ảnh thử nghiệm loại vũ khí mới tương tự DF-100. Một số chuyên gia quân sự cho rằng DF-100 mang tên lửa chống hạm siêu thanh HD-1 từng được tiết lộ tại triển lãm hàng không quốc tế Chu Hải 2018. Ảnh: Twitter/Dafeng Cao.