Đây là hình ảnh đầu tiên, được ghi lại cảnh pháo TOS-1A phóng đạn nhiệt áp, tấn công một vị trí của Quân đội Ukraine trong xung đột. Các cuộc tấn công được cho là diễn ra gần Novomykhailivka và Lyman thuộc tỉnh Donetsk trong vùng Donbass của Ukraine.Trong video được truyền thông Nga đăng tải, cho thấy hình ảnh cánh đồng đầy vết đạn pháo, trước khi hàng loạt vụ nổ lớn xuất hiện; có thể thấy rõ làn sóng xung kích cực lớn, do đạn nhiệt áp tạo ra và nhiều vụ nổ xảy ra cùng lúc trong cuộc tấn công.Người xem có thể nhìn thấy từ ảnh chụp màn hình video ở trên, sau vụ nổ của đạn nhiệt áp, không chỉ có lửa mà còn hình thành các đám mây ngưng tụ, hay còn gọi là mây Wilson. Ảnh: Thử nghiệm đạn nhiệt áp trên biển.Trong điều kiện độ ẩm cao, một vụ nổ đủ lớn, khiến không khí xung quanh giảm mật độ, do đó tạm thời làm mát không khí, khiến một phần hơi nước của nó ngưng tụ, tạo ra đám mây giống bong bóng như trong video.Pháo phản lực bắn đạn nhiệt áp TOS-1A Spitfire được phát triển dưới thời Liên Xô vào cuối Chiến tranh Lạnh; vào thời điểm đó, Liên Xô đã phát triển thành công pháo phản lực TOS-1 Spitfire thế hệ đầu tiên và đưa vào sử dụng ở chiến trường Afghanistan.Loại vũ khí đáng sợ này có thể phóng nhiều tên lửa với các loại rocket cỡ lớn mang đầu đạn nhiệt áp, bắn vào các hang núi, nơi quân du kích mujahidin ẩn náu; khi đạn nổ, ngay lập tức đốt cháy ôxy trong hang và khiến quân du kích chết ngạt.Trên cơ sở phiên bản TOS-1, Nga đã phát triển thành phiên bản TOS-1A và đưa vào trang bị từ năm 2001, với việc thay đổi khung gầm từ xe tăng T-72 sang khung gầm T-90A, bệ phóng được thiết kế lại, tăng tầm bắn của tên lửa và cải tiến máy tính đường đạn. Quân đội Nga đã sử dụng pháo nhiệt áp TOS-1A lần đầu ở chiến trường Chechnya.Pháo nhiệt áp TOS-1A được thiết kế để bắn ngắm trực tiếp vào mục tiêu trong tầm nhìn của kính quang học trên xe, thay vì bắn cầu vồng như các loại pháo khác. Toàn bộ 24 quả đạn có thể được phóng ra trong 6-12 giây, tùy thuộc chế độ bắn.Mỗi quả đạn nhiệt áp có đường kính 220 mm chứa nhiên liệu cháy và hai liều nổ độc lập. Khi rơi xuống mục tiêu, liều nổ đầu tiên được kích hoạt để phát tán nhiên liệu cháy thành đám mây lớn.Liều nổ thứ hai sẽ đốt cháy đám mây này, tạo ra vụ nổ lớn và hút sạch oxy ở xung quanh. Nhiệt độ cao 2.500-3.000 độ C cùng áp suất thay đổi đột ngột, có thể phá hủy nhiều khí tài cơ giới, đồng thời gây sát thương cả với những binh sĩ trú ẩn trong xe thiết giáp và công sự kiên cố.Các chuyên gia Nga cho biết, một tổ hợp TOS-1A với 24 quả đạn cỡ 220 mm, có khả năng gây sát thương trong khu vực rộng đến 40.000 m2, tương đương diện tích của 6 sân bóng gộp lại.Tạp chí Popular Mechanics của Mỹ từng gọi TOS-1A là "địa ngục trần gian", có thể gieo rắc kinh hoàng cho bất cứ mục tiêu nào. Với vụ nổ nhiệt áp như vậy, con người không thể sống sót, ngay cả khi nấp trong các chiến hào hoặc hang động;Thậm chí là đối với các sinh lực ẩn nấp trong các công sự kiên cố và đôi khi ngay cả trong các phương tiện bọc thép, cũng không chống được tính sát thương của đạn nhiệt áp. Ngay cả khi sống sót sau cuộc tấn công, cũng là một chấn thương tâm lý và thể chất rất lớn đối với cá nhân.Vậy tại sao Quân đội Nga cần sử dụng loại vũ khí có sức tàn phá khủng khiếp này? Điều này có thể được giải thích là do TOS-1A thường được sử dụng để tấn công quân ẩn náu trong các chiến hào sâu.Có thông tin cho rằng, các lực lượng vũ trang Ukraine đang sử dụng các tòa nhà và chiến hào để phòng thủ trong khu vực Donbas; vì vậy loại vũ khí này có thể là chìa khóa để phá vỡ các tuyến phòng thủ kiên cố này.Hiện tại vẫn chưa biết TOS-1A được sử dụng trong tấn công các mục tiêu là các chiến hào trong môi trường mở, sẽ hiệu quả đến mức nào; nhưng loại vũ khí đáng sợ này, chắc chắn sẽ giúp Quân đội Nga giành được lợi thế về mặt chiến thuật và làm giảm nhuệ khí của đối thủ.Giới chuyên gia quân sự cho rằng, việc Quân đội Nga triển khai TOS-1A tại miền đông Ukraine, bởi đây là vũ khí phù hợp, để chọc thủng các cứ điểm kiên cố.Đây có thể là vũ khí mang tính bước ngoặt ở vùng Donbass, trong bối cảnh nhiều đơn vị Ukraine đang cố thủ trong các công trình và mạng lưới giao thông hào dày đặc, vốn có thể chống chịu tốt với pháo binh thông thường.
Đây là hình ảnh đầu tiên, được ghi lại cảnh pháo TOS-1A phóng đạn nhiệt áp, tấn công một vị trí của Quân đội Ukraine trong xung đột. Các cuộc tấn công được cho là diễn ra gần Novomykhailivka và Lyman thuộc tỉnh Donetsk trong vùng Donbass của Ukraine.
Trong video được truyền thông Nga đăng tải, cho thấy hình ảnh cánh đồng đầy vết đạn pháo, trước khi hàng loạt vụ nổ lớn xuất hiện; có thể thấy rõ làn sóng xung kích cực lớn, do đạn nhiệt áp tạo ra và nhiều vụ nổ xảy ra cùng lúc trong cuộc tấn công.
Người xem có thể nhìn thấy từ ảnh chụp màn hình video ở trên, sau vụ nổ của đạn nhiệt áp, không chỉ có lửa mà còn hình thành các đám mây ngưng tụ, hay còn gọi là mây Wilson. Ảnh: Thử nghiệm đạn nhiệt áp trên biển.
Trong điều kiện độ ẩm cao, một vụ nổ đủ lớn, khiến không khí xung quanh giảm mật độ, do đó tạm thời làm mát không khí, khiến một phần hơi nước của nó ngưng tụ, tạo ra đám mây giống bong bóng như trong video.
Pháo phản lực bắn đạn nhiệt áp TOS-1A Spitfire được phát triển dưới thời Liên Xô vào cuối Chiến tranh Lạnh; vào thời điểm đó, Liên Xô đã phát triển thành công pháo phản lực TOS-1 Spitfire thế hệ đầu tiên và đưa vào sử dụng ở chiến trường Afghanistan.
Loại vũ khí đáng sợ này có thể phóng nhiều tên lửa với các loại rocket cỡ lớn mang đầu đạn nhiệt áp, bắn vào các hang núi, nơi quân du kích mujahidin ẩn náu; khi đạn nổ, ngay lập tức đốt cháy ôxy trong hang và khiến quân du kích chết ngạt.
Trên cơ sở phiên bản TOS-1, Nga đã phát triển thành phiên bản TOS-1A và đưa vào trang bị từ năm 2001, với việc thay đổi khung gầm từ xe tăng T-72 sang khung gầm T-90A, bệ phóng được thiết kế lại, tăng tầm bắn của tên lửa và cải tiến máy tính đường đạn. Quân đội Nga đã sử dụng pháo nhiệt áp TOS-1A lần đầu ở chiến trường Chechnya.
Pháo nhiệt áp TOS-1A được thiết kế để bắn ngắm trực tiếp vào mục tiêu trong tầm nhìn của kính quang học trên xe, thay vì bắn cầu vồng như các loại pháo khác. Toàn bộ 24 quả đạn có thể được phóng ra trong 6-12 giây, tùy thuộc chế độ bắn.
Mỗi quả đạn nhiệt áp có đường kính 220 mm chứa nhiên liệu cháy và hai liều nổ độc lập. Khi rơi xuống mục tiêu, liều nổ đầu tiên được kích hoạt để phát tán nhiên liệu cháy thành đám mây lớn.
Liều nổ thứ hai sẽ đốt cháy đám mây này, tạo ra vụ nổ lớn và hút sạch oxy ở xung quanh. Nhiệt độ cao 2.500-3.000 độ C cùng áp suất thay đổi đột ngột, có thể phá hủy nhiều khí tài cơ giới, đồng thời gây sát thương cả với những binh sĩ trú ẩn trong xe thiết giáp và công sự kiên cố.
Các chuyên gia Nga cho biết, một tổ hợp TOS-1A với 24 quả đạn cỡ 220 mm, có khả năng gây sát thương trong khu vực rộng đến 40.000 m2, tương đương diện tích của 6 sân bóng gộp lại.
Tạp chí Popular Mechanics của Mỹ từng gọi TOS-1A là "địa ngục trần gian", có thể gieo rắc kinh hoàng cho bất cứ mục tiêu nào. Với vụ nổ nhiệt áp như vậy, con người không thể sống sót, ngay cả khi nấp trong các chiến hào hoặc hang động;
Thậm chí là đối với các sinh lực ẩn nấp trong các công sự kiên cố và đôi khi ngay cả trong các phương tiện bọc thép, cũng không chống được tính sát thương của đạn nhiệt áp. Ngay cả khi sống sót sau cuộc tấn công, cũng là một chấn thương tâm lý và thể chất rất lớn đối với cá nhân.
Vậy tại sao Quân đội Nga cần sử dụng loại vũ khí có sức tàn phá khủng khiếp này? Điều này có thể được giải thích là do TOS-1A thường được sử dụng để tấn công quân ẩn náu trong các chiến hào sâu.
Có thông tin cho rằng, các lực lượng vũ trang Ukraine đang sử dụng các tòa nhà và chiến hào để phòng thủ trong khu vực Donbas; vì vậy loại vũ khí này có thể là chìa khóa để phá vỡ các tuyến phòng thủ kiên cố này.
Hiện tại vẫn chưa biết TOS-1A được sử dụng trong tấn công các mục tiêu là các chiến hào trong môi trường mở, sẽ hiệu quả đến mức nào; nhưng loại vũ khí đáng sợ này, chắc chắn sẽ giúp Quân đội Nga giành được lợi thế về mặt chiến thuật và làm giảm nhuệ khí của đối thủ.
Giới chuyên gia quân sự cho rằng, việc Quân đội Nga triển khai TOS-1A tại miền đông Ukraine, bởi đây là vũ khí phù hợp, để chọc thủng các cứ điểm kiên cố.
Đây có thể là vũ khí mang tính bước ngoặt ở vùng Donbass, trong bối cảnh nhiều đơn vị Ukraine đang cố thủ trong các công trình và mạng lưới giao thông hào dày đặc, vốn có thể chống chịu tốt với pháo binh thông thường.