Truyền thông Nga vừa bất ngờ lên tiếng cho biết, quân kháng chiến Afghanistan ở khu vực Panjshir đã yêu cầu trợ giúp từ chính phủ Nga, để có thể tiếp tục cuộc chiến với Taliban.Thông tin trên xuất hiện ngay trong lúc cuộc chiến giữa liên minh miền Bắc (quân kháng chiến Afghanistan) và các tày súng Taliban vẫn đang tiếp tục diễn ra ở khu vực Panjshir.Tính tới sáng ngày hôm qua theo giờ địa phương, truyền thông quốc tế cho biết đã có ít nhất 500 tay súng Taliban bị tiêu diệt ở thung lũng Panjshir, trong khi quân kháng chiến Afghanistan tiếp tục chiến đấu ngoan cường.Về thông tin quân kháng chiến Afghanistan yêu cầu trợ giúp từ phía Nga, các chuyên gia quân sự cho biết, không loại trừ khả năng Afghanistan sẽ yêu cầu trợ giúp bằng hàng hóa viện trợ cũng như bằng hỏa lực đường không.Tuy nhiên, phía Nga tới nay vẫn chưa lên tiếng trả lời phản hồi của Afghanistan. Việc lực lượng kháng chiến yêu cầu trợ giúp từ Moscow chứ không phải từ Washington, cũng cho thấy sự mất niềm tin của hai đồng minh thân cận lâu năm này.Hoặc đơn giản, người Afghanistan hiểu, "nước xa không cứu được lửa gần" và việc yêu cầu trợ giúp từ Mỹ, là điều hết sức khó khăn, khi mà toàn bộ người dân và quốc hội Mỹ, đều không muốn sa lầy thêm một lần nữa.Chuyên gia quân sự của tờ Avia cho biết, trong những năm gần đây vị thế của Nga ở khu vực Trung Đông đã vươn lên rất cao, uy tín của cường quốc này được thể hiện rõ qua các cuộc xung đột ở Libya, Syria và cả Armenia.Điều này khiến Afghanistan tin tưởng rằng Moscow sẽ có thể là lời giải cho bài toàn mà quốc gia này đang gặp phải. Hoặc ít nhất, sự can thiệp của Nga sẽ giúp Afghanistan khỏi rơi vào một cuộc nội chiến dai dẳng.Tuy nhiên, quân kháng chiến Afghanistan hiện tại vẫn đang ở thế rất khó, nếu không muốn nói là lép về hoàn toàn, so với Taliban. Việc chỉ kiểm soát một phần nhỏ ở phía Bắc nước này, khiến quân kháng chiến khó có thể ngồi ngang hàng với Taliban trên bàn đàm phán.Đây là hệ quả của việc quân chính phủ Afghanistan trước đây đã bỏ chạy quá nhanh, khiến mọi khu vực mang tính chiến lược của Afghanistan rơi vào tay Taliban trước khi quân kháng chiến có thể tái lập lực lượng.Tuy nhiên, sự xuất hiện của lực lượng kháng chiến này vẫn có thể coi là một điểm sáng trong chuỗi ngày đen tối của Afghanistan kể từ khi Mỹ rút lui.Cho tới nay, lực lượng quân kháng chiến Afghanistan vẫn tiếp tục gia tăng về quân số, vẫn liên tục đánh bại Taliban trong nhiều cuộc phục kích. Tuy nhiên nếu không có sự chống lưng từ nước ngoài, sự kiên cường này cũng khó có thể kéo dài quá lâu. Nguồn ảnh: Avia. Những giờ khắc cuối cùng trước khi Taliban chiếm hoàn toàn quyền kiểm soát thủ đô Kabul của Afghanistan. Nguồn: Airfor.
Truyền thông Nga vừa bất ngờ lên tiếng cho biết, quân kháng chiến Afghanistan ở khu vực Panjshir đã yêu cầu trợ giúp từ chính phủ Nga, để có thể tiếp tục cuộc chiến với Taliban.
Thông tin trên xuất hiện ngay trong lúc cuộc chiến giữa liên minh miền Bắc (quân kháng chiến Afghanistan) và các tày súng Taliban vẫn đang tiếp tục diễn ra ở khu vực Panjshir.
Tính tới sáng ngày hôm qua theo giờ địa phương, truyền thông quốc tế cho biết đã có ít nhất 500 tay súng Taliban bị tiêu diệt ở thung lũng Panjshir, trong khi quân kháng chiến Afghanistan tiếp tục chiến đấu ngoan cường.
Về thông tin quân kháng chiến Afghanistan yêu cầu trợ giúp từ phía Nga, các chuyên gia quân sự cho biết, không loại trừ khả năng Afghanistan sẽ yêu cầu trợ giúp bằng hàng hóa viện trợ cũng như bằng hỏa lực đường không.
Tuy nhiên, phía Nga tới nay vẫn chưa lên tiếng trả lời phản hồi của Afghanistan. Việc lực lượng kháng chiến yêu cầu trợ giúp từ Moscow chứ không phải từ Washington, cũng cho thấy sự mất niềm tin của hai đồng minh thân cận lâu năm này.
Hoặc đơn giản, người Afghanistan hiểu, "nước xa không cứu được lửa gần" và việc yêu cầu trợ giúp từ Mỹ, là điều hết sức khó khăn, khi mà toàn bộ người dân và quốc hội Mỹ, đều không muốn sa lầy thêm một lần nữa.
Chuyên gia quân sự của tờ Avia cho biết, trong những năm gần đây vị thế của Nga ở khu vực Trung Đông đã vươn lên rất cao, uy tín của cường quốc này được thể hiện rõ qua các cuộc xung đột ở Libya, Syria và cả Armenia.
Điều này khiến Afghanistan tin tưởng rằng Moscow sẽ có thể là lời giải cho bài toàn mà quốc gia này đang gặp phải. Hoặc ít nhất, sự can thiệp của Nga sẽ giúp Afghanistan khỏi rơi vào một cuộc nội chiến dai dẳng.
Tuy nhiên, quân kháng chiến Afghanistan hiện tại vẫn đang ở thế rất khó, nếu không muốn nói là lép về hoàn toàn, so với Taliban. Việc chỉ kiểm soát một phần nhỏ ở phía Bắc nước này, khiến quân kháng chiến khó có thể ngồi ngang hàng với Taliban trên bàn đàm phán.
Đây là hệ quả của việc quân chính phủ Afghanistan trước đây đã bỏ chạy quá nhanh, khiến mọi khu vực mang tính chiến lược của Afghanistan rơi vào tay Taliban trước khi quân kháng chiến có thể tái lập lực lượng.
Tuy nhiên, sự xuất hiện của lực lượng kháng chiến này vẫn có thể coi là một điểm sáng trong chuỗi ngày đen tối của Afghanistan kể từ khi Mỹ rút lui.
Cho tới nay, lực lượng quân kháng chiến Afghanistan vẫn tiếp tục gia tăng về quân số, vẫn liên tục đánh bại Taliban trong nhiều cuộc phục kích. Tuy nhiên nếu không có sự chống lưng từ nước ngoài, sự kiên cường này cũng khó có thể kéo dài quá lâu. Nguồn ảnh: Avia.
Những giờ khắc cuối cùng trước khi Taliban chiếm hoàn toàn quyền kiểm soát thủ đô Kabul của Afghanistan. Nguồn: Airfor.